Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
2/9/10
8
0
0
Mình ủng hộ cái này nè: (nguồn: )

TT - Đầu tuần tới, lần đầu tiên các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc kiểm tra niêm yết, mua bán bất động sản bằng ngoại tệ. Bởi theo quy định, tất cả các hợp đồng mua bán bất động sản định giá bằng USD và các ngoại tệ khác là vi phạm pháp luật.
Khu biệt thự liên kế và chung cư cao cấp tại Saigon Pearl, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
Từ trước đến nay nhiều người mua bất động sản đã chịu thiệt thòi vì tỉ giá biến động nên tính ra giá mua thực tế sẽ cao hơn nhiều so với dự tính ban đầu.
Muốn bảo toàn vốn
Hiện việc định giá thuê, mua bất động sản bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng USD) phổ biến ở loại hình căn hộ cao cấp, biệt thự...
Ông Bùi Tiến Thắng, phó tổng giám đốc Công ty địa ốc Sacomreal, cho biết có nhiều lý do để chủ đầu tư định giá bất động sản bằng USD: chủ đầu tư dự án là đơn vị nước ngoài nên quen phương án tính toán hiệu quả dự án bằng USD; các đơn vị hợp tác cũng góp vốn bằng USD, tính toán chi phí bằng USD. Từ đó công ty quy ra giá bán sản phẩm bằng USD để tiện tính toán...
Tuy nhiên, lý do chính là định giá bán sản phẩm bằng USD chủ đầu tư rất yên tâm vì không lo mất giá. Dự án bất động sản từ khi khởi công đến lúc hoàn thiện bàn giao cho khách hàng thường mất vài năm. Nếu định giá bán bằng VND thì chủ đầu tư thiệt vì quá trình thanh toán kéo dài, trong khi tỉ giá có xu hướng tăng qua các năm.
Với nhà đầu tư cá nhân hoặc người cho thuê nhà, phương án tính giá bán bằng USD rồi thanh toán bằng VND cũng tối ưu do bảo toàn được vốn lại dễ thương lượng. Tỉ giá tăng qua các năm nên nếu bán bằng VND sẽ khó giao dịch vì giá bất động sản tăng cao so với giá gốc.
Thanh tra bất ngờ
Ông Nguyễn Hoàng Minh - phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM - cho biết theo quy định đã có từ nhiều năm qua, mọi giao dịch, thanh toán... trên lãnh thổ VN không được thực hiện bằng ngoại tệ, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý... Như vậy nếu hợp đồng mua bán bất động sản mà định giá bằng USD là vi phạm pháp luật.
Ông Minh cho biết NHNN chi nhánh TP.HCM đã lên danh sách các công ty kinh doanh bất động sản trên địa bàn để kiểm tra từ đầu tuần tới. Quá trình kiểm tra sẽ bảo đảm tính bảo mật, bất ngờ. Thay vì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành (phối hợp với quản lý thị trường), lần này ngân hàng từng đơn vị sẽ lập kế hoạch thanh tra riêng, tùy theo chức năng từng đơn vị. Việc thanh tra riêng rẽ tránh trường hợp các công ty bất động sản có thể biết trước thông tin nên đã “dọn dẹp hiện trường”.
Hiện NHNN đã nắm trong tay danh sách nhiều đơn vị ký hợp đồng mua bán đất nền biệt thự, căn hộ cao cấp... bằng USD theo cung cấp của người dân. Do vậy trước mắt vào đầu tuần sau NHNN sẽ kiểm tra những đơn vị này. Sau đó NHNN sẽ tiến hành thanh tra tuần tự ở những công ty khác, trung bình 2-3 công ty mỗi tuần.
Ông Minh cũng cho biết nếu phát hiện trường hợp vi phạm NHNN sẽ xử phạt chủ đầu tư. Lý do bên bán là người ấn định phương thức thanh toán. Mức phạt căn cứ theo từng trường hợp vi phạm cụ thể. Riêng với trường hợp người mua đã ký hợp đồng mua bán bất động sản bằng USD, đang trong quá trình thanh toán và chịu thiệt hại vì tỉ giá tăng, ông Minh cho biết sẽ kiến nghị NHNN biện pháp xử lý trên quan điểm bảo vệ quyền lợi cho người mua.
ÁNH HỒNG
Chốt tỉ giá tại thời điểm ký hợp đồng
Theo tổng giám đốc một công ty bất động sản, hiện nay chủ đầu tư chỉ ngầm định giá sản phẩm bằng USD, còn thể hiện trên hợp đồng vẫn là VND hoặc VND và giá USD tương đương. Trước đây chủ đầu tư quy định giá bán căn cứ trên tỉ giá tại thời điểm thanh toán để có lợi cho mình. Tuy nhiên thời gian qua tỉ giá biến động khiến người mua thiệt hại, nên xu hướng hiện nay là chốt tỉ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng rồi quy ra VND.
Trong khi đó, một lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết thời gian qua hiệp hội đã nhiều lần khuyến cáo về niêm yết giá nhưng các doanh nghiệp vẫn nêu ra nhiều lý do để duy trì niêm yết giá bằng ngoại tệ. Các cơ quan quản lý cũng chỉ mới phát hiện và xử lý những trường hợp niêm yết giá bằng ngoại tệ đối với hàng hóa, còn lĩnh vực dịch vụ đến nay gần như chưa phát hiện, xử lý được vụ nào.
Hiện quy định xử phạt của Bộ Công thương với trường hợp niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ tối đa chỉ 30 triệu đồng, quá thấp so với thiệt hại của người mua do biến động tỉ giá.
HẢI NAM - A.H.
 
Hạng C
14/12/09
675
2.067
93
Em thấy may cái cao cấp trong trung tâm nhu Pavilion hay New Pearl, đến Sunrise-Kenton cũng toàn chơi giá ÚSD hông ah! Ai mua mà đang trong giai đoạn trả bị giá USD lên thì khổ phải biết, nhất là giá mấy căn cao cấp đang bị giãm nữa chứ.
 
Hạng D
9/5/10
1.821
3.825
113
ttcd nói:
Mình ủng hộ cái này nè: (nguồn: )

TT - Đầu tuần tới, lần đầu tiên các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc kiểm tra niêm yết, mua bán bất động sản bằng ngoại tệ. Bởi theo quy định, tất cả các hợp đồng mua bán bất động sản định giá bằng USD và các ngoại tệ khác là vi phạm pháp luật.
Khu biệt thự liên kế và chung cư cao cấp tại Saigon Pearl, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
Từ trước đến nay nhiều người mua bất động sản đã chịu thiệt thòi vì tỉ giá biến động nên tính ra giá mua thực tế sẽ cao hơn nhiều so với dự tính ban đầu.
Muốn bảo toàn vốn
Hiện việc định giá thuê, mua bất động sản bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng USD) phổ biến ở loại hình căn hộ cao cấp, biệt thự...
Ông Bùi Tiến Thắng, phó tổng giám đốc Công ty địa ốc Sacomreal, cho biết có nhiều lý do để chủ đầu tư định giá bất động sản bằng USD: chủ đầu tư dự án là đơn vị nước ngoài nên quen phương án tính toán hiệu quả dự án bằng USD; các đơn vị hợp tác cũng góp vốn bằng USD, tính toán chi phí bằng USD. Từ đó công ty quy ra giá bán sản phẩm bằng USD để tiện tính toán...
Tuy nhiên, lý do chính là định giá bán sản phẩm bằng USD chủ đầu tư rất yên tâm vì không lo mất giá. Dự án bất động sản từ khi khởi công đến lúc hoàn thiện bàn giao cho khách hàng thường mất vài năm. Nếu định giá bán bằng VND thì chủ đầu tư thiệt vì quá trình thanh toán kéo dài, trong khi tỉ giá có xu hướng tăng qua các năm.
Với nhà đầu tư cá nhân hoặc người cho thuê nhà, phương án tính giá bán bằng USD rồi thanh toán bằng VND cũng tối ưu do bảo toàn được vốn lại dễ thương lượng. Tỉ giá tăng qua các năm nên nếu bán bằng VND sẽ khó giao dịch vì giá bất động sản tăng cao so với giá gốc.
Thanh tra bất ngờ
Ông Nguyễn Hoàng Minh - phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM - cho biết theo quy định đã có từ nhiều năm qua, mọi giao dịch, thanh toán... trên lãnh thổ VN không được thực hiện bằng ngoại tệ, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý... Như vậy nếu hợp đồng mua bán bất động sản mà định giá bằng USD là vi phạm pháp luật.
Ông Minh cho biết NHNN chi nhánh TP.HCM đã lên danh sách các công ty kinh doanh bất động sản trên địa bàn để kiểm tra từ đầu tuần tới. Quá trình kiểm tra sẽ bảo đảm tính bảo mật, bất ngờ. Thay vì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành (phối hợp với quản lý thị trường), lần này ngân hàng từng đơn vị sẽ lập kế hoạch thanh tra riêng, tùy theo chức năng từng đơn vị. Việc thanh tra riêng rẽ tránh trường hợp các công ty bất động sản có thể biết trước thông tin nên đã “dọn dẹp hiện trường”.
Hiện NHNN đã nắm trong tay danh sách nhiều đơn vị ký hợp đồng mua bán đất nền biệt thự, căn hộ cao cấp... bằng USD theo cung cấp của người dân. Do vậy trước mắt vào đầu tuần sau NHNN sẽ kiểm tra những đơn vị này. Sau đó NHNN sẽ tiến hành thanh tra tuần tự ở những công ty khác, trung bình 2-3 công ty mỗi tuần.
Ông Minh cũng cho biết nếu phát hiện trường hợp vi phạm NHNN sẽ xử phạt chủ đầu tư. Lý do bên bán là người ấn định phương thức thanh toán. Mức phạt căn cứ theo từng trường hợp vi phạm cụ thể. Riêng với trường hợp người mua đã ký hợp đồng mua bán bất động sản bằng USD, đang trong quá trình thanh toán và chịu thiệt hại vì tỉ giá tăng, ông Minh cho biết sẽ kiến nghị NHNN biện pháp xử lý trên quan điểm bảo vệ quyền lợi cho người mua.
ÁNH HỒNG
Chốt tỉ giá tại thời điểm ký hợp đồng
Theo tổng giám đốc một công ty bất động sản, hiện nay chủ đầu tư chỉ ngầm định giá sản phẩm bằng USD, còn thể hiện trên hợp đồng vẫn là VND hoặc VND và giá USD tương đương. Trước đây chủ đầu tư quy định giá bán căn cứ trên tỉ giá tại thời điểm thanh toán để có lợi cho mình. Tuy nhiên thời gian qua tỉ giá biến động khiến người mua thiệt hại, nên xu hướng hiện nay là chốt tỉ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng rồi quy ra VND.
Trong khi đó, một lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết thời gian qua hiệp hội đã nhiều lần khuyến cáo về niêm yết giá nhưng các doanh nghiệp vẫn nêu ra nhiều lý do để duy trì niêm yết giá bằng ngoại tệ. Các cơ quan quản lý cũng chỉ mới phát hiện và xử lý những trường hợp niêm yết giá bằng ngoại tệ đối với hàng hóa, còn lĩnh vực dịch vụ đến nay gần như chưa phát hiện, xử lý được vụ nào.
Hiện quy định xử phạt của Bộ Công thương với trường hợp niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ tối đa chỉ 30 triệu đồng, quá thấp so với thiệt hại của người mua do biến động tỉ giá.
HẢI NAM - A.H.
Vậy là các bác mua căn hộ bằng USD thoát nạn, nhưng không biết CDT có trả lại tiền chệnh lệch tỷ giá mà khách hàng đã đóng cho CDT hay không ???
 
Hạng D
17/8/09
3.309
1.788
113
e nhớ dự án căn hộ CC gì đó bên Bà Huyện Thanh Quan Q3 đăng bán bằng USD thì phải
 
Tập Lái
2/9/10
8
0
0
Hiện nay thì chưa xử phạt nhưng theo bài báo thì sắp tới sẽ xử phạt, hy vọng là sẽ thực hiện được. Nói chung là tôi ủng hộ người Việt Nam xài đồng Việt Nam.
 
Status
Không mở trả lời sau này.