Hạng B2
23/5/10
413
6
18
33
Một câu chốt thớt này luôn:
1 vạch liền: Được phép vượt nhưng không được lấn vạch
2 vạch liền: Không được vượt, không được lấn vạch
HẾT.
 
Hạng F
26/6/07
5.370
76
38
OS ... 5-YEAR BIRTHDAY
Vukhanh nói:
Tony Hailua nói:
Thua các bác em xin hỏi thêm,
Trên các đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ, vạch giữa đường là 1 hoặc 2 vạch liền. Vậy không được quay đầu hoặc băng sang kia đường phải không?
Nếu vậy có khi nhà mình bên kia đường nhưng phải đi cả chục km mới quay đầu lại được hả các bác?
Nếu quay đầu thì bị phại bao nhiêu tiền?

Đúng là không được quay đầu Bác ạ.

qha_vn nói:
sonnguyen nói:
Vạch liền đôi màu trắng còn cấm cả quay đầu xe nữa các bác ạ.

vậy vạch liền đơn màu trắng cho quay đầu? nếu cho thì ko hợp lý vì quay đầu sẽ phải đè vạch
khái niệm "đè vạch" và "quay đầu xe (cắt ngang vạch)" có chút khác biệt .

Trước hết : theo luật thì CHỈ CÓ quy định như sau:

Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Cấm quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt, đường hẹp, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.[font="times new roman,times new roman"]
[/font]
Theo ngu ý em hiểu thì :

- "đè vạch" là thể hiện sự "lưu thông lấn tuyến" : -> Lỗi
- Nhưng "quay đầu xe" ở khu vực ngoài khu dân cư lại không thể áp vào lỗi "lưu thông sai làn" hay "lấn tuyến" .
Nên trên Quốc lộ, Tỉnh lộ ngoài khu dân cư thì cứ vô tư quay đầu. MIỄN LÀ ĐẢM BẢO CÓ TÍN HIỆU VÀ SỰ AN TOÀN KHI CHUYỂN HƯỚNG .
 
Hạng F
26/6/07
5.370
76
38
OS ... 5-YEAR BIRTHDAY
kahnmr nói:
Một câu chốt thớt này luôn:
1 vạch liền: Được phép vượt nhưng không được lấn vạch
2 vạch liền: Không được vượt, không được lấn vạch
HẾT.

Vạch liền (1 vạch) mà đòi vượt là vượt kiểu gì hả bác ???

Bác nên về đọc kỹ lại Luật GTDB để khỏi hao cái bóp tiền .
 
Hạng C
20/9/08
521
21
18
50
Em sưu tầm được cái này
Phân biệt ý nghĩa của làn sơn: 1 vạch liền, 2 vạch liền. màu trắng, màu vàng
1 - Vạch nằm ngang
Vạch số 1-1: Vạch liền, nét màu trắng, rộng 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi
ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí
nguy hiểm. Đối với vạch này xe không được đè lên vạch.
Vạch số 1-2: Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm, dùng để xác định mép phần xe chạy trên các trục đường. Xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.
Vạch số 1-3: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao othong từ 2 hướng ngược chiều nhau trên
những đường có từ 4 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch.
Vạch số 1-4: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm, để xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe. Vạch số 1-5: Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3.
Vạch dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo một hướng.
Vạch số 1-6: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1, dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.
Vạch số 1-7: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m. Vạch được kẻ Theo đường cong Theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau.
Vạch số 1-8: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng0,4m. Vạch dùng để quay định danh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy.
Vạch số 1-9: Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m.
Vạch quay định danh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe.
Vạch số 1-10: Là vạch đứt quãng màu vàng. Vạch xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe.
Vạch số 1-11: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét.
Vạch dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.
Vạch số 1.12: Vạch chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “Stop” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy. Trong trường hợp không có biển 122 hoặc không có đèn hay người điều khiển thì vạch 1.12 không có hiệu lực.
Vạch số 1.13: Là vạch hình tam giác cân màu trắng vạch chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng để nhường cho các phương tiện khác ở đường ưu tiên.
Vạch số 1-14: Là vạch "sọc ngựa vằn" gồm các đường màu trắng song song với tim đường, rộng 40 cm, cách nhau 60 cm. Vạch quy định nơi người đi bộ qua đường.
Vạch số 1-15: Vạch gồm 2 vạch đứt quãng chạy song song, cách nhau 1.8 mét, chiều dài, chiều rộng và khỏng cách giữa các vạch của vạch đứt quãng bằng nhau và bằng 40 cm.
Vạch xác định vị trí chỗ xe đạp đi ngang qua xe đường của xe cơ giới. Xe đạp phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên tuyến đường cắt ngang đường xe đạp.
Vạch số 1.16.1: “Ngựa vằn” màu trắng, xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau.
Vạch số 1.16.2: Vạch xác định đảo phân chia dòng phương tiện Theo cùng một hướng. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng được phân chia ra nhiều dòng (làn ) khác nhau.
Vạch số 1.16.3: Đảo nhập dòng phương tiện. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng nhập với nhau.
Vạch số 1.17: Vạch sơn sóng màu vàng quay định vị trí dừng của xe các phương tiện vận tải Theo tuyến quay định hoặc nơi tập kết của tắc xi, cấm dừng hoặc đỗ của bất kì một lọai phương tiện nào về cả hai phía và cách vạch 15cm.
Vạch số 1.18: Màu trắng chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau. Lái xe khi gặp biển này bắt buộc phải tuân Theo mũi tên chỉ hướng đi
Vạch số 1.19: Vạch màu trắng, vạch xác định sắp đến vị trí thắt hẹp của phần xe chạy, báo cho người lái xe biết rằng số làn xe Theo hướng mũi tên bị giảm và lái xe phải từ từ chuyển làn Theo hướng mũi tên.
Vạch số 1.20: Màu trắng, xác định sắp đến gần vạch 113 và biển báo số 108, khoảng cách đến vạch 1.13 Theo tim đường từ 2-2,5m (đường cao tốc có thể lớn hơn), lái xe được phép chạy đè lên vạch 1.13 không cần dừng lại.
Vạch số 1.21: Là chữ “Stop” (dừng lại) màu trắng, xác định gần đến vị trí dừng lại vạch 1.12 và biển báo số 122. Vạch 1.21 cách vạch dừng xe từ 2-2,5m.
Vạch số 1.22: Là vạch chỉ số hiệu đường, được kẻ trên đường quốc lộ và được kẻ trực tiếp trên mặt đường xe chạy.
Vạch số 1.23: Là vạch chỉ làn xe dành cho ô to khách chạy Theo tuyến quay định.
 
Tập Lái
22/5/10
14
0
0
Thông tin của bác Yamaha hữu ích quá, đó h e chỉ biết mỗi ý nghĩa của 1 vạch liền
 
Hạng D
23/5/07
1.206
17
0
53
Cám ơn tất cả các bác.
Nhưng vẫn thấy thiếu 2 vạch liền màu vàng hén bác?
 
Hạng F
13/1/06
13.891
35.965
113
kahnmr nói:
Một câu chốt thớt này luôn:
1 vạch liền: Được phép vượt nhưng không được lấn vạch
2 vạch liền: Không được vượt, không được lấn vạch
HẾT.

Cả hai vạch đều được phép vượt nếu không đè vạch, như vậy chỉ vượt được khi xe trước nhường đường.
 
Tập Lái
24/10/09
48
1
8
Nếu đi ra Miền Trung cần lưu ý: nếu vạch phân chia đường màu vàng (thay cho màu trắng) có nghĩa là đang đi trên đường Trường Sơn
 
Hạng D
15/7/07
1.805
11.441
113
Mấy cái này thi bằng lái có học hết mà các bác không biết vẫn đậu hay vậy?
Chả trách cứ phải cống nạp cho xxx
 
Hạng D
23/5/07
1.206
17
0
53
phantan nói:
kahnmr nói:
Một câu chốt thớt này luôn:
1 vạch liền: Được phép vượt nhưng không được lấn vạch
2 vạch liền: Không được vượt, không được lấn vạch
HẾT.

Cả hai vạch đều được phép vượt nếu không đè vạch, như vậy chỉ vượt được khi xe trước nhường đường.

Nhưng nếu vạch chia lane (oto con va tải) là vạch liền thì xe trước cũng không nhường được phải phông bác?