Hạng C
6/4/07
664
3
18
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

Hê hê ... :D ... Không hẳn là gọi nhầm nhưng không đúng bản chất của nó bác ạ ... Có thể trên một số dòng rẻ tiền ABS trang bị chỉ mang tính quảng cáo ... Nhưng nói về ABS triệt để thì phải là hệ thống điều chỉnh Chất lượng phanh tốt nhất ( hệ số bám luôn đạt 0.6-0.8 ) ... Và áp lực phanh trên mỗi bánh phù hợp phản lực TD lên nó ...
Quá trình phanh ABS chia ra có thể là 2 hoặc 3 giai đoạn, nhưng phổ biến là 3 giai đoạn : tăng áp lực phanh, giữ áp lực và giảm áp lực theo một vong luân hồi sao cho hệ số trượt luôn trong khoảng 10-30%...
người ta xác đinh độ trượt của bánh xe theo cảm biến vận tốc trên các bánh => gia tốc chậm dần : gia tốc chậm dần khi bắt đầu phanh tăng dần khi độ trượt đạt khoảng 20 % thì bắt đầu giảm... thế nên độ trượt đc điều chỉnh trong khoảng 10-30 dể luôn có gia tốc chầm dần lớn nhất ....

À quên : Chất lương phanh đánh giá theo 4 chỉ tiêu : gia tốc chầm dần, quãng đường phanh,thời gian phanh, độ ổn định hướng khi phanh... 4 chỉ tiêu này có liên hệ chặt với nhau nên chỉ cần 1 là đủ [&:]
 
Hạng C
6/4/07
664
3
18
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

Cuối cùng của tất cả các hệ thống phanh vẫn là điều chỉnh áp lực phanh trên mỗi bánh phù hợp với điều kiện vận hành...
ở xe hơi áp lực phanh bánh trước thường phải lớn bánh sau hơn do tải trọng đặt lên bánh trước lớn hơn ...
 
Hạng B2
12/2/06
173
9
18
HCMc
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

Bác nói cứ như trong sách em từng học vậy:D:D:D.Đáng lẽ bác phải post thêm mấy cái đồ thị minh họa các pha trong khi vận hành của ABS thì dễ hình dung:D
Người ta gọi ABS là chính xác rồi;), bánh xe mà không bị lock thì mới tận dụng được cái hệ số bám.
 
Hạng C
6/4/07
664
3
18
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

;) ... Em học ngành Oto mà... Sắp ra trường nên củng muốn ngâm cứu thêm ...:D
 
Hạng B1
6/4/07
63
0
0
46
www.hsu-hh.de
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

Chào cả nhà,
Em có cái đồ thị "độ trượt (Schlupf)-hệ số ma sát(Reibung)" giữa đường và bánh xe để các bác xem.
Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

Các bác thấy tại độ trượt khoảng 10-20% thì ma sát lớn nhất. ABS điều khiển để đảm bảo lực ma sat giữa mặt đường và lốp xe bằng cách hệ số ma sát lớn nhất. Nếu là bánh trước bố cứng thì mất lái, còn bánh sau bó cứng thì sẽ mất ổn định.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
28/11/03
4.207
48
48
53
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

vậy Anti-lock Bracking System nên dịch là gì hả bác?

Trích đoạn: Lexus_bk

Em xin bổ sung lại thế này cho chuẩn và dễ hiểu ...

Hệ thống ABS ( Anti-lock Bracking System) Như mọi người vẫn dịch là phanh chống bó cứng... thực chất không hoàn toàn đúng, khả năng chống bó cứng chỉ là tác dụng phụ của hệ thống phanh này ...
 
O.S.P.D
20/4/05
1.879
104
48
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

Trích đoạn: UniCar

Cả thế giới gọi ABS là Anti-lock Braking System nên không thể có chuyện gọi nhầm đâu bác ơi. Thời kỳ đầu thì khối điện thủy lực chỉ thực hiện mỗi chức năng ABS thôi. Sau này người ta thấy như thế phí quá nên mới tích hợp thêm một số chức năng nữa như EBD, ESC (ESP). Khi tốc độ dài của bánh xe sau nhỏ hơn bánh trước vượt quá 10% ~ 15% thì chức năng EBD được kích hoạt. NHiệm vụ chủ yếu của EBD là không cho phép lực phanh bánh sau lớn bằng lực phanh bánh trước. Sau khi EBD đã làm việc mà tốc độ dài của một bánh xe nào đó chậm hơn tốc độ dài của xe lớn hơn 15% thì chức năng ABS mới vào cuộc. Cái hay của ABS là không cho bánh xe xài hết ma sát vào việc phanh mà để dành lại một ít cho việc lái. Vì vậy xe có ABS chưa chắc cho kết quả quãng đường phanh ngắn nhất nhưng luôn đảm bảo không bị mất lái. EBD chỉ có hai chế độ là Hold Mode và Dump Mode và chỉ làm việc một lần. ABS có 3 chế độ (thêm chế độ Increase Mode) và làm việc nhiều lần tạo thành giai đoạn.
080402cool_prv.gif
.Cảm ơn bác nhé!
 
Hạng C
6/4/07
664
3
18
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

Trích đoạn: qha_vn

vậy Anti-lock Bracking System nên dịch là gì hả bác?

Dịch thì không vấn đề gì nhưng xưa nay trên thế giới người ta vẫn gọi như thế sẽ gây hiểu lầm cho mọi người là hệ thống ABS là để chống bó cứng bánh xe ... nhưng như quan sát đồ thị các bác củng thấy còn gì... Nếu đơn giản chỉ là để chống bó cứng thì chất lượng phanh tăng không nhiều ... Do đó Em mới bảo chống bó cứng chỉ là tác dụng phụ của hệ thống này ... Lẽ ra phải gọi là hệ thống đảm bảo chất lượng phanh ;) ... hi
 
Hạng B1
8/12/06
82
4
0
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

Đây là lịch sử phát triển phanh ABS mà em sưu tầm được
1952 Hãng Dunlop phát triển phanh ABS cho máy bay
1969 Ford & Kelsey Hayes phát triển phanh ABS chỉ cho 2 bánh sau
1971 Chrysler & Bendix phát triển phanh ABS cho cả 4 bánh
1978 Mercedes Benz sử dụng rộng rãi phanh ABS do Bosh phát triển trên các sản phẩm của mình
1984 Hệ thống ABS được hãng ITT-Teves tích hợp thành một khối gọi là khối điện thủy lực
Từ những năm 1990 cho đến nay: Hệ thống phanh ABS được sử dụng rộng rãi trên các xe hạng trung và nhỏ do giá thành đã hạ và chất lượng tốt.

ABS sinh ra không phải để đạt được quãng đường phanh ngắn nhất
Với phanh ABS, không có khái niệm độ trượt giữa bánh xe và mặt đường mà chỉ có khái niệm độ trượt giữa tốc độ bánh xe và tốc độ của xe
 
Hạng B2
11/12/06
159
1
0
Tổ tiên
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động

Cái nguyên lý sơ khai ban đầu của ABS là dựa trên sự phát nhiệt sao không thấy bác nào nói nhỉ?
Đạp phanh - má phanh bó đĩa - phát nhiệt - quá nhiệt - cảm biến hoạt động báo về trung tâm - đk má phanh nhả đĩa - (vẫn đang đạp phanh) - má phanh lại bó đĩa .... Như vậy bánh xe cứ bị bó cứng lại nhả ngay, bó lại nhả, bó nhả....
Cả quá trình này xảy ra nhiều lần trong vòng 1 giây. Và bánh xe không bao giờ thực sự bị bó cứng hoàn toàn.