Hạng D
13/8/11
1.456
764
113
Về thể trạng trung bình, người Lào chưa chắc đã có chiều cao bằng người Việt. Nhưng về văn hóa lái xe và tham gia giao thông, tài xế ở ta đang “lùn” hơn họ.
Chúng tôi đã có may mắn được lái xe với quãng đường hơn 2000 cây số đi dọc Bắc Lào. Phải đi mới thấy, cách lái xe hay văn hóa giao thông trên nước bạn còn “văn minh” hơn chúng ta một bậc.
Qua cửa khẩu Quốc tế Cầu treo, vượt gần 500 km, chúng tôi đến được Viêng Chăn, thủ đô của đất nước Lào. Điều khác biệt ở nơi đây trên quãng đường dài là không có một CSGT bắn tốc độ xe ôtô chạy quá tốc độ tối đa cho phép, người dân tham gia giao thông dọc trên quốc lộ không có một tiếng còi, họ nhường đường, xi-nhan ra hiệu để xin vượt ở những đoạn đường mà họ cảm thấy an toàn cho chính mình và cho người khác đang tham gia giao thông.
autodaily-lao-trip-day-2%20(10).jpg

Sự ngạc nhiên tiếp theo là đi khắp đường phố Viêng Chăn, nhưng chúng tôi rất hiếm được nghe những tiếng còi xe. Các tài xế ở đây hầu như không thích dùng còi, trừ những trường hợp cực chẳng đã, hoặc sắp có thể gây tai nạn. Bóp còi xe inh ỏi khi tham gia giao thông trên đất nước Lào như là điều xa xỉ.
autodaily-lao-trip-day-3%20(6).jpg

Theo một người dân bản địa, khi tham gia giao thông ở Thủ đô Viêng Chăn, người điều khiển phương tiện dùng còi bừa bãi sẽ bị CSGT phạt tới 50.000 Kíp, tương đương gần 200.000 đồng tiền Việt Nam, một mức phạt bình thường so với cánh tài xế Việt Nam, nhưng với họ đó là sự xấu hổ đôi khi trở nên lạc lõng.
Điểm khác biệt ở một đất nước đang trong quá trình nâng cao dân trí, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như nước Lào, nhưng bất kỳ người dân nào khi điều khiển phương tiện tới các điểm giao nhau họ đều đứng lại quan sát bên phải, bên trái, đợi tới lúc nào đó các phương tiện khác nhường đường thì họ mới đi. Không chèn ép, lạng lách, đánh võng, đó là một trong những điều khác biệt mà người dân Lào và du khách an tâm khi tham gia giao thông.
autodaily-lao-trip-day-6%20(10).jpg

Đặt chân đến đất nước Lào chúng tôi được cảnh báo ngay, khi từ đường nhỏ sang đường lớn hoặc rẽ trái phải thật cẩn thận vì các xe chạy thẳng trên đường chính được ưu tiên và họ chạy rất nhanh. Quả thật nhìn những xe rẽ trái hoặc quay đầu nơi không có đèn giao thông họ đều cẩn thận và chờ cho đến khi thật vắng xe mới điều khiển xe tiếp tục. Xe thô sơ và người đi bộ ở đây cũng rất được coi trọng, không thấy cảnh tượng các phương tiện cơ giới chèn ép xe thô sơ và người đi bộ.
Rong ruổi khắp Thủ đô Viêng Chăn nhiều ngày liền để cố ghi lại một hình ảnh ùn tắc giao thông đã rất khó chứ chưa nói việc ghi lại một vụ tai nạn lại càng khó hơn. Người Lào có thói quen, nếu chẳng may va chạm giao thông, họ sẽ tự ý thức được cái sai, rồi chỉ trong chốc lát, phương tiện va chạm được đưa vào lề đường, sau đó hai bên mới gọi CA đến để xử lý, nếu như họ thương lượng không xong.
autodaily-lao-trip-day-6%20(20).jpg

Người dân Lào cho rằng, cái mà họ cần giải quyết ở đây là tránh ùn tắc giao thông và người tham gia giao thông gây tai nạn cũng rất lấy làm hổ thẹn và cũng không có những người dân hiếu kỳ nào tập trung để tìm hiểu nguyên nhân gây nên cảnh ùn tắc.
Ở Lào, hàng năm rất ít xảy ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây chết người. Có lẽ, cái mà mỗi người dân Việt khi đặt chân lên đất Lào có thể tự đặt câu hỏi là vì sao người Lào lại có được một cái văn minh trong việc tham gia giao thông tốt đến như vậy.
_AUT6686.jpg

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, có thể họ thưa dân hơn ta, ít phương tiện hơn ta nên giao thông có phần “văn minh” hơn ta. Nhưng cũng đừng vì thế mà ngụy biện, rõ ràng là cái cách mà họ tham gia giao thông chẳng đáng để chúng ta học tập lắm sao.
Văn hóa lái xe của người Việt bao giờ cho bằng… Lào!?
Theo Autodaily.vn
Nguồn
http://infonet.vn/van-hoa-lai-xe-cua-nguoi-viet-lun-hon-nguoi-lao-post145891.info
 
Hạng B2
11/9/14
136
149
43
34
Bài viết hay nhưng mình hok thể đem so sánh như vậy đc , nước ta xe 2 bánh quá nhiều chạy oto trong thành phố mà hok bấm còi thì đi kiểu gì đc , hok bấm là thiệt cho mình thui , đó là e nói thật .
 
Hạng B2
3/10/11
150
106
43
40
Bài viết hay nhưng mình hok thể đem so sánh như vậy đc , nước ta xe 2 bánh quá nhiều chạy oto trong thành phố mà hok bấm còi thì đi kiểu gì đc , hok bấm là thiệt cho mình thui , đó là e nói thật .

Bác nói vậy cũng chưa chính xác, bản thân em chạy 4 bánh khi quẹo ngã 3, e thường dừng lại chút quan sát 2 bên rồi mới chuyển hướng thế là xe sau đá đèn, bóp kèn inh ỏi luôn. Hoặc là khi quẹo trái mà có xe ngược chiều chạy thẳng thì fải nhường đường cho người ta thế là cũng bị xe sau bóp kèn. Riết rồi thấy nản luôn với văn hóa giao thông. Có thời gian e ở bên Nhật mà thấy người ta chạy xe thấy nể vô cùng, ko bao giờ có chuyện hối thúc cả.
 
  • Like
Reactions: tktung and Mr13
Hạng F
13/1/06
13.891
35.965
113
Việc bóp còi ở VN ko thể đổ thừa do 2B, đồng ý đường hẹp xe nhiều phải lấn nhau, còi có lúc được dùng như phản xạ...bóp để mà bóp, kiểu các anh CNL thấy tít vếu là tám vậy. Nhìn hình chụp thì đường Lào ko như đường Việt.
Còn tại sao người Lào ko dùng còi? Dể hiểu thôi, có ai vào chùa mà nói to. Còn ý thức...hãy đến trường Lào xem trẻ con Lào được học gì.
Và cứ thế, chắc chắc, ta sẽ nhường bước trước người Lào. Mừng cho họ.
 
Hạng D
22/12/09
3.137
18.269
113
Thái Bình
em hay đi với khách nước ngoài, trước khi khởi hành đều phải nói với họ rằng " tao xin lỗi trước vì sẽ phải dùng còi thường xuyên trong thành phố, lát nữa tụi mày sẽ hiểu" - khách tây kị nhất là bóp còi và phanh gấp
 
Hạng D
20/12/13
1.864
1.715
113
Hai cụm từ được bác chủ nhắc đến là "xấu hổ", "hổ thẹn" đó chính là key tạo nên sự khác biệt đây. Đó chính là do người Lào biết xấu hổ khi làm việc chướng tai gai mắt còn @ ta thì bó tay.
 
  • Like
Reactions: Mr13
Hạng D
15/12/13
1.350
1.492
113
Tại sao gt chúng ta lại như vậy? ko đâu xa tại việt nam chúng ta trước năm 1975, gia đình em có lần đi 4b đến ngã ba Đại Hàn ( từ Linh trung ra XLHN ) lúc ấy chwa có đèn , chỉ có vạch .... Bác tài xế thấy đường vắng chạy luôn liền bị cảng sát tuýt còi liền vì tội ko dừng lại quan sát trước khi quẹo ( cũng giống Lào hiện nay nhỉ !) .... Còn nay ra đường các bác đều thấy và hiểu rất rõ ... Vậy chúng ta có nên góp phần nhỏ như cùng thầm định khi giao thông chúng ta cùng nhường nhịn nhau, cùng hạn chế bóp kèn ( chứ chúng ta ko thể nói ko thể ...bla, bla ...) như vậy cũng góp phần nhỏ cải thiện vhgt ... Em ước thế :)