Hạng D
2/12/03
1.545
3.922
113
Vietnam
10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Xe bị cháy hiếm khi nào chỉ do một nguyên nhân, phần nhiều hỏa hoạn xảy ra do con người, do tác nhân cơ học, tác nhân hóa học, các nguyên nhân này cùng kết hợp với nhau gây nên thảm họa. Hiệp hội Phòng cháy Chữa cháy (NFPA) cho biết cháy xe chiếm 20% trong tổng số những vụ hỏa hoạn xảy ra. Biết được những nguyên nhân có thể dẫn đến cháy xe có thể giúp chúng ta hạn chế tai họa. [pagebreak][/pagebreak]

Chúng ta đi từ nguyên nhân ít xảy ra đến nguyên nhân phổ biến nhất:

Số 10 : Lỗi thiết kế

10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Lỗ hổng trong việc thiết kế có thể là nguyên nhân gây hỏa hoạn nhưng không bao giờ là nguyên nhân duy nhất. Thông thường khi một vụ cháy xe xảy ra, cơ quan an toàn giao thông chú tâm tìm kiếm lỗi thiết kế và ra lệnh cho nhà sản xuất phải triệu hồi ngay để khắc phục. Sau 200 năm công nghiệp ô tô phát triển, các nhà sản xuất ngày càng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế ô tô an toàn. Do vậy cháy xe do lỗi thiết kế ngày nay đứng hàng cuối cùng.

Số 9 : Bảo dưỡng kém

10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Lười biếng, cẩu thả trong việc bảo dưỡng xe không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến xe bị cháy nhưng nó tạo điều kiện cho hỏa hoạn xảy ra. Một đầu nối ống dẫn bị hở, một con ốc vặn không chặt, nắp bình xăng đóng không kín...khiến nhiên liệu, các loại chất lỏng rò rỉ kết hợp với tia lửa điện xuất phát từ hệ thống dây dẫn bị mòn lớp vỏ cách điện có thể gây nên thảm họa. Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe là việc làm cần thiết.

Số 8 : Đâm xe

10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Phụ thuộc vào vị trí chịu tác động lực va chạm, xe có thể bị cháy. Thường thì xe không bị cháy ngay khi va chạm, phải có một khoảng thời gian để nhiên liệu rò rỉ vào chỗ nóng của động cơ hoặc ngẫu nhiên xuất hiện tia lửa, xe mới bốc cháy. Khi va chạm xảy ra, chúng ta phải tìm cách thoát khỏi xe và tránh xa một khoảng cách an toàn nếu may mắn không bị kẹt trong xe.

Số 7 : Cố ý đốt xe

10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Cố ý đốt xe là một hành vi phạm luật vì đó có thể là hành động phi tang chứng cứ tội phạm không thể xóa được ở trên xe, cũng có thể để gian lận bảo hiểm.

Trong số nguyên nhân dẫn đến cháy xe, tự đốt xe đứng hàng thứ 7.

Số 6 : Xe hybrid và xe EV

10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Không bao lâu sau khi Tesla Model S nhận được danh hiệu xe "an toàn chưa từng có" do giới truyền thông và cả chính Tesla Motors phong tặng, vào mùa thu 2013 một chiếc Model S đã bị cháy có nguyên nhân liên quan đến pin. Tiếp theo là vụ Model S bị cháy do một miểng kim loại đâm thủng pin khi xe đang chạy ở tốc độ cao khiến chất lỏng làm mát pin bị rò rỉ trong pin gây hiện tượng đoản mạch.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Phòng cháy Chữa cháy (NFPA) và Bộ Giao Thông Mỹ (US Department of Transportation), trong năm 2011 xe xăng ở Mỹ bị cháy là 187.500 xe trong tổng số 253.108.389 xe đăng ký, chiếm tỷ lệ 1/1350. So với số Model S có 3 xe bị cháy trong số 19.000 xe đã bán ở Mỹ, tỷ lệ xe Model S bị cháy 1/6333 xe. Tuy tỷ lệ Model-S bị cháy là ít so với tổng số xe xăng, nhưng theo green.autoblog.com, con số này là khá đáng kể nếu biết rằng trong số xe xăng đang lưu hành ở Mỹ tỷ lệ xe cũ trên 20 tuổi khá lớn. Số xe xăng bị cháy phần nhiều rơi vào xe cũ, còn Model S đều là xe mới.

Trong khi xe xăng dù có bị thủng bình xăng cũng không thể cháy nếu không gặp lửa, xe EV chỉ cần bị kim loại đâm thủng pin hay chất làm mát pin bị rò rỉ do va chạm là bị cháy. Vì vậy auto.howstuffworks xếp xe hybrid và xe EV vào nguyên nhân hỏa hoạn thứ 6.

Số 5 : Bộ phận chuyển đổi xúc tác quá nóng

10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Chuyển đổi xúc tác quá nóng là nguyên nhân thường bị bỏ qua. Ngoại trừ một số rất ít kiểu mẫu xe có khoang động cơ đặt phía sau, hầu hết đều có hệ thống thoát khí chạy suốt chiều dài xe và là thành phần nóng nhất của chiếc xe. Trong đó bộ phận chuyển đổi xúc tác là bộ phận nóng nhất trong hệ thống thoát khí thải, vì phản ứng đốt cháy CO và nhiên liệu chưa cháy hết trước khi thải vào môi trường diễn ra tại đây. Khi động cơ hoạt động kém hiệu quả chẳng hạn như một số bugi yếu hay bị chết, có quá nhiều nhiên liệu không được đốt cháy hết, chuyển đổi xúc tác làm việc quá tải đẫn đến hiện tượng quá nóng.

Thường thì bộ phận chuyển đổi xúc tác chỉ bị nóng từ 648,9 độ C đến 871,1 độ C, nếu động cơ kém hiệu quả nó có thể nóng đến 1093,3 độ C.

Điều này chẳng những khiến bộ chuyển đổi xúc tác bị tổn hại, nó còn có thể đốt cháy các bộ phận cách nhiệt chung quanh rồi lan đến sàn xe, thảm trải sàn và gây cháy xe.

Số 4 : Động cơ quá nóng

10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Một động cơ quá nóng không thể tự bốc cháy, nhưng khi động cơ quá nóng, các vòng đệm bằng cao su hoặc nhựa dẻo có thể bị hỏng khiến những chất lỏng trong động cơ như nhiên liệu, dầu nhờn, chất làm mát có thể thoát ra ngoài. Khi những giọt chất lỏng này rơi xuống những bộ phận nóng khác chẳng hạn như ống thoát khí, nó có thể bốc cháy.

Nếu động cơ xe bị quá nóng, chúng ta cần phải khắc phục ngay không để tình trạng này kéo dài.

Số 3 : Chất lỏng bị rò rỉ

10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Chúng ta nên nhớ rằng, ngoài nhiên liệu còn có nhiều loại chất lỏng dễ cháy, rất nguy hiểm như dầu bôi trơn động cơ, dầu hộp số, dầu trợ lực tay lái, dầu phanh, thậm chí chất lỏng làm mát máy đều là chất dễ cháy. Những chất lỏng này đều có thể dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn nếu bị rò rỉ. Khi phát hiện bất kỳ chất lỏng nào trên xe bị rò rỉ, chúng ta cần khắc phục ngay. Chất lỏng tuần hoàn khi động cơ được vận hành, tất cả đều dễ dàng bị rò rỉ nếu các ống dẫn, bình chứa chúng bị va chạm mạnh. Bình chứa những chất lỏng này phần nhiều nằm trong khoang động cơ, nhưng những đường dẫn chúng chẳng hạn như dầu phanh lại chạy dọc theo xe. Vì vậy khi xe bị va chạm ở bất kỳ vị trí nào cũng đều có thể tạo ra nguy cơ hỏa hoạn.

Số 2 : Hệ thống điện bị hỏng

10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Hệ thống điện bị hỏng chiếm vị trí thứ 2 trong những nguyên nhân gây hỏa hoạn vì nó có thể cung cấp 1 tia lửa điện để những chất dễ cháy bị rò rỉ dù chỉ một giọt và có thể bùng lên thành ngọn lửa. Không chỉ pin lithium-ion mới dễ cháy, khi ắc quy chì được sạc, khí hydro và oxy cũng được sản sinh trong phản ứng phân tách nước, nếu để hydro tích tụ trong khoang động cơ, có thể gây nên hỏa hoạn.

Nguy cơ hỏa hoạn do hệ thống điện không chỉ gói gọn trong khoang động cơ. Dây dẫn điện chạy khắp xe từ bảng đồng hồ, cửa ra vào, dưới thảm, dưới ghế... Dây dẫn điện bị sờn, chạm mạch có thể bị cháy ở bất cứ vị trí nào trên xe nếu chúng ta không chú ý đến nó.

Số 1 : Nhiên liệu bị rò rỉ

10 nguyên nhân hàng đầu gây cháy xe

Rò rỉ xăng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hỏa hoạn, vì rất ít dấu hiệu cảnh báo khi xăng bị rò rỉ, xăng lại dễ bốc hơi và có thể tự bốc cháy.

Xăng có thể bốc hơi ở nhiệt độ 7,2 độ C và dễ dàng bốc cháy nếu gặp một tia lửa. Ở nhiệt độ 257,2 độ C nếu có sự hiện diện của không khí, xăng có thể tự bốc cháy mà không cần tia lửa. Do vậy khi xăng rò rỉ lên kim loại hay nhựa nóng nó bị cháy ngay. Xăng thường bị rò rỉ do đầu nối bị hở hay ống dẫn bị lão hóa. Cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ rò rỉ nhiên liệu dẫn đến hỏa hoạn là bảo dưỡng xe đúng cách để bảo đảm xăng không bị rò rỉ. Khi đứng gần xe ngửi thấy mùi xăng chúng ta phải lập tức tìm và khắc phục nguyên nhân rò rỉ.

(theo auto.howstuffworks - green.autoblog)
 
Hạng B2
7/11/10
277
103
43
Saigon
Bài viết rất hay và bổ ích.
Các bác cho em hỏi trong phần số 5 của bài viết có đề cập đến vấn đề bộ phận chuyển đổi xúc tác bị nóng quá mức, vậy xe em là xe cỏ (Toyota Corona đời 92) thì có bộ phận chuyển đổi xúc tác chưa vậy các bác? Nếu có thì nó nằm ở đâu trong xe vậy các bác? Và làm sao để khắc phục tình trạng bộ phận này bị nóng quá mức hà các bác?

Cảm ơn các bác nhiều.
 
Hạng B2
18/7/13
139
158
43
Hình như còn thiếu, chất lượng nhiên liệu cũng đáng phải lưu ý
033102comp_1_prv.gif

Từ khi nhà máy lọc dầu của Việt nam hoạt động, tình trạng cháy xe cảm giác nhiều hơn, phía ngoài kia cháy nhiều hơn trong này... :D Tạp chất lạ lẫn vào nhiên liệu, dễ dàng ăn mòn, lão hóa kim loại, làm chai các ron, chi tiết, ống caosu
 
Hạng B1
15/8/11
80
55
18
phần 5 chuyển đổi xúc tác sẽ bị vô hiệu nếu đường ướt