Hạng D
17/10/19
1.961
2.762
113
24
Bến Tre
www.facebook.com
Trong khi fan hâm mộ giải đua ô tô sôi động bậc nhất hành tinh này còn đang bàn luận về những thứ Lewis Hamilton đã làm với chiếc vô lăng 3 chiều Mercedes mang tới mùa giải 2020, có lẽ họ cũng sẽ nhớ đây không phải lần đầu tiên một sáng chế độc đáo như vậy xuất hiện trong giải đua xe nay. Dưới đây là top 5 sáng chế kinh điển trong giải đua F1 từng khiến các đội khác lúng túng để bắt kịp.

5 sáng chế kinh điển lách luật trong giải đua xe F1



1. Tyrrell P34 ( F1 1976) - xe đua 6 bánh đầu tiên của F1

Tyrrell P34 là chiếc xe sáu bánh đầu tiên ở F1, được thiết kế bởi trưởng nhóm Derek Gardner. Nhờ vào cấu hình độc đáo này, chiếc xe đua F1 được cải thiện độ bám đường, khả năng phanh, giảm lực cản gió phía trước tuy nhiên nó lại đòi hỏi một hệ thống giảm xóc phức tạp hơn và cũng khó điều khiển hơn.

5 sáng chế kinh điển lách luật trong giải đua xe F1


Tay đua người Nam Phi - Jody Sketcher là tay lái duy nhất giành chiến thắng với chiếc Tyrell P34 tại chặng đua F1 tại Thụy Điển năm 1976. Mặc cho những thành công Jody đã đạt được với chiếc P34 bao gồm 1 chiến thắng, 1 giải pole và 5 lần bước lên bục vinh quang, tay đua người Nam Phi chưa bao giờ thể yêu thích chiếc P34 này.

Thật không may, thể thức 1 đã thay đổi luật chơi chỉ cho phép xe đua 4 bánh, khiến những concept 6 bánh này dần dần biến mất sau khi các đội đua khác bao gồm March Engineering, Ferrari và Williams bắt kịp thiết kế này.

2. Bộ khuếch tán kép của Brawn BGP 001

Hệ thống khuếch tán kép là một bước đột phá trong thiết kế ở F1 của ông chủ kiêm kỹ sư Ross Brawn của đội Brawn-Mercedes trước khi chuyển nhượng lại đội đua cho Hãng Mercedes.

5 sáng chế kinh điển lách luật trong giải đua xe F1


FIA đã đưa ra các quy chế cho năm 2009 bao gồm những khoản quy định hạn chế đáng kể mức độ khí động học trên xe đua F1 để giảm tốc độ xe. Nhưng (như thường lệ), Brawn đã dựa vào những lỗ hổng trong quy chế về bộ khuếch tán để thiết kế hệ thống độc đáo này. Brawn đã sử dụng một lỗ trên sàn xe để tạo ra một đường dẫn tới bộ khuếch tán thư 2 dưới cản sau.

Hệ thống đã tạo nên một lực downforce cự kỳ lớn giúp BGP 001 nhanh hơn 8/10 đối thủ của nó trong chặng đua thử đầu tiền tại Barcelona.

Những đội đua khác sau đó cũng điên cuồng chạy đua với thiết kế này. Tiếc rằng Brawn đã giành được các danh hiệu đồng đội và cá nhân năm 2009 trước khi lỗ hổng này bị FIA loại bỏ vào mùa giải tiếp theo.

3. Ống F (F-Duct) trên MP4-25 của McLaren

Năm 2010, McLaren trình làng chiếc xe đua MP4-25 của mình với thiết kế F-Duct (ống F). Sáng chế này vẫn được sinh ra từ lỗ hổng trong quy chế F1 năm đó: “Cấm các thiết bị khí động học chuyển động”

5 sáng chế kinh điển lách luật trong giải đua xe F1


F-duct được đặt trên khung xe MP4-25, dẫn luồng khí từ trước ra sau xe. Luồng khí này được dẫn xuống khung gầm và vào cánh gió sau của xe tăng lực cản gió, khiến xe chậm lại. Thứ hai là lực ép xuống, giúp xe bám đường tốt hơn khi vào cua. Luồng khí đi qua F-duct, xuyên qua các rãnh cánh gió sau, lại giảm lực cản gió lẫn lực ép xuống. Điều này giúp Lewis Hamilton và Jenson Button tận dụng để bứt đi nhanh hơn trên đường thẳng.

5 sáng chế kinh điển lách luật trong giải đua xe F1


Ưu điểm của F-duct giúp Button thắng hai trong bốn chặng đầu mùa 2010. Các đội khác đua nhau tìm cách sao chép sáng chế của McLaren. Red Bull và Ferrari đồng loạt trình làng F-duct ở chặng thứ năm, tại Tây Ban Nha. Ưu thế của McLaren không còn và họ chỉ kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai, sau Red Bull. Cuối mùa, F-duct bị cấm kể từ năm 2011.

4. Hệ thống treo chủ động - Williams FW14B (F1 1992)

Hệ thống treo chủ động thực sự được sử dụng lần đầu tiên trên Lotus 92 vào năm 1983, trước khi xuất hiện trên nhiều chiếc xe Williams và Lotus khác nhau vào những năm 1980. Nhưng mãi tới khi Williams đêm công nghệ này lên chiếc FW14B mùa giải năm 92, nó mới thực sự gây được tiếng vang lớn.

Hệ thống treo chủ động ban đầu được phát triển cho xe cứu thương hệ thống treo được sử dụng để duy trì độ cao của xe khi chạy, tối ưu hóa hiệu suất khí động học của nó trong các tình huống phanh, tăng tốc và vào cua.

5 sáng chế kinh điển lách luật trong giải đua xe F1


Đó là cách FW14B sử dụng các thiết bị điện tử tiên tiến để tự thích ứng với các góc, cả về dự đoán và phản ứng, kết hợp với hệ thống kiểm soát lực kéo và nút thả phía sau xe trên dây đai để cải thiện tốc độ tối đa - đã giúp Williams giành được 10 trên 16 cuộc đua vào năm 1992, cũng như chức vô địch của các tay đua và đồng đội năm đó, trong khi các đối thủ của họ bắt đầu vội vã phát triển hệ thống của riêng họ cho mùa giải tiếp theo.

5. Chiếc xe quạt đầu tiên của F1 (Brabham F1 1978)

Chiếc BT46 của đội đua Brabham năm 1978 - còn gọi là xe quạt (fan car) - là sáng chế ấn tượng bậc nhất lịch sử F1. Trưởng nhóm thiết kế Gordon Murray chế ra cánh quạt lớn ở đuôi xe, nối với động cơ thông qua bộ ly hợp phức tạp. Bằng cách dùng chiếc quạt lớn để khuếch tán khí, chiếc BT46 vừa làm mát động cơ nhanh chóng, vừa tạo ra áp suất thấp dưới gầm xe. Áp suất thấp tạo ra lực ép xuống lớn, giúp xe bám chặt trên mặt đường mỗi khi vào cua. Xe quạt có thể vào và thoát cua với tốc độ cao hơn hẳn đối thủ.

5 sáng chế kinh điển lách luật trong giải đua xe F1


Chiếc xe quạt được sử dụng lần đầu ở chặng đua thứ tám, tại Thụy Điển. Chiếc xe vượt trội so với các đối thủ, đến nỗi tay đua chủ lực Niki Lauda phải kìm hãm sức mạnh thực sự của nó ở vòng phân hạng, bằng cách đổ đầy xăng. Ông cũng chỉ tăng tốc ở giai đoạn cuối của vòng đua chính, để lần đầu về nhất năm đó. "Chiếc xe bám chặt trên mặt đường khi vào cua, giống như đang lái tàu hỏa vậy", Lauda nói.

Trước sức ép từ các đối thủ, Brabham phải loại bỏ chiếc xe quạt ở những chặng đua tiếp theo. BT46 trở thành chiếc xe hiếm hoi đạt tỷ lệ thắng 100% trong lịch sử.
 

Attachments

Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
26/12/15
134
98
38
Số 5, cái quạt gắn ở đuôi xe là ấn tượng nhất.
Trước sức ép từ các đối thủ, Brabham phải loại bỏ chiếc xe quạt ở những chặng đua tiếp theo. BT46 trở thành chiếc xe hiếm hoi đạt tỷ lệ thắng 100% trong lịch sử.
 
  • Like
Reactions: duongminhtan