Hạng B1
15/9/17
61
32
18
33
Mình vào group cũng được một thời gian, thấy các bác trong Otosaigon hay vi vu bằng 4 bánh, nên với kinh nghiệm ít ỏi của mình, mình xin chia sẻ một số lưu ý cho anh em chuẩn bị trước khi có 1 kỳ nghỉ thú vị.
Ai cũng nhận ra điểm tiện lợi khi phượt bằng ô tô hơn hẳn bằng xe máy ở chỗ bác có thể mang theo nhiều đồ đạc phục vụ sinh hoạt. Song, để có chuyến đi an toàn và thoải mái nhất, bác cần ghi nhớ và nhất định thực hiện đầy đủ 8 điều dưới đây. “Cẩn tắc vô áy náy “ các bác ợ. Nghía cái thứ 6 là thấy nhiều người hay lơ là lắm.

1. Bảo dưỡng/ kiểm tra xe trước khi bắt đầu chuyến hành trình
ylUx2uk0a1JdHdyQVwBER30jUnEhhYOR-1b9xkm1EseWQpBGupDubzo-N8NuMqi-KzkauV7czYFRuThqb2BaSOThvo9tDUnMF9qiUNk8MxAwIztIc9RzBdgA6_RgpKTDq3gC2YPP

Ảnh 1: Điều kiện tiên quyết đầu tiên là “ngôi nhà di động” của bác phải được bảo dưỡng một cách tốt nhất, cẩn thận nhất từng chi tiết. @Safecar
Cái này chắc các bác ai cũng biết cả rồi nhỉ! Nhưng em chắc khối người sẽ quên.
Theo kinh nghiệm “chinh chiến” của em thì bước bảo dưỡng/ kiểm tra xe trước khi đi là vô cùng quan trọng. Đành rằng xe mình cầm lái mỗi ngày đều ngon nghẻ, chả sao, nhưng ai đoán trước được điều gì phải không!? Thôi thì trước mỗi chuyến đi, các bác chịu khó “đút” em nó vô gara cho bác sĩ khám toàn thân trước cái đã rồi hãy đạp xe đi nhé.
Còn nữa, các bác cũng nên tham khảo thêm một số kiến thức tự sửa xe cơ bản cho chuyến đi đường dài an toàn nhất. Để lỡ có hư hỏng gì đó thì mình còn chủ động được.
Ngoài ra, các bác cũng cần sắm thêm một số thứ sơ cua như lốp xe, tay kính, đèn pin, kích, bơm điện và bộ phụ tùng cơ bản để sửa chữa xe. Cái này cũng quan trọng lắm. Vì tính mạng của người cầm lái và cả của người ngồi đằng sau tay lái, nên đừng quên nha các anh em.
Lưu tâm: Tốt nhất bác nên tìm thêm số sửa xe Lưu Động ở những địa điểm đi ngang để phòng. Thường thì em thấy các stop đổ xăng sẽ có các dịch vụ này.

2. Chuẩn bị đầy đủ hành trang
Một số thứ sau nhất định bác phải mang đủ trên suốt chuyến đi như giấy tờ tùy thân, quần áo, vật dụng y tế, dụng cụ sửa xe và đặc biệt là một tấm bản đồ bằng giấy về có hiển thị các tuyến đường giao thông mà bác dự định sẽ đi qua. Bác nên nhớ, không phải chỗ nào cũng có sóng điện thoại (đặc biệt là các tuyến đường miền núi) nên cho dù Bác có sắm con Iphone X nhưng không có sóng thì cũng vô dụng thôi.
zqla7JxzA261Y7MLhtKNflRTIkjZJ52KX9KUKtv_J_J7bmdDwm9p-On82eT0sfcElBPRKRHE0_BBwYekDIxHWxp7yOfjfUuJzDkEWORYdK0PwYargPzf64_csit7G7zjikx88h9d

Ảnh 2: Đầy đủ nhưng phải gọn gàng, tiện lợi là chuẩn nhất. @ Packlikeapro
Ngoài ra, bác cũng cần chuẩn bị nước uống đầy đủ để đảm bảo không bị mất nước, luôn tỉnh táo, sảng khoái. Ngay khi nước gần hết, bác nên dừng lại mua ngay. Thức ăn nhẹ như bánh quy, sô cô la, xúc xích, sữa cũng rất thích hợp để mang theo phòng khi đói nhưng vẫn chưa tìm thấy quán ăn. Đi với trẻ con thì bánh kẹo là tuyệt chiêu giữ chúng nghe lời và ngoan ngoãn nữa.
Hơn nữa, vi vu bằng xe hơi mà thiếu lều cọc thì mất hứng lắm, bác nên sắm một chiếc lều, hoặc một tấm trải lớn để có thể cắm trại ngay tại nơi mà bác dừng chân như rừng hoặc bãi biển. Phượt bằng ô tô tiện hơn xe máy ở chỗ bác có khoan chứa to, mang được nhiều đồ đạc hơn nhưng không có nghĩa là bác sẽ khuân theo cả ngôi nhà. (Đừng như em, em dám chắc đôi nào phượt mà háo hức quá là còn không có chỗ ngồi vì xe “ngộp đồ” của các chị em).

3. Nghĩ về mọi phương án cho cái bao tử
Dọc đường đi, cứ thấy quán nào nhiều xe khách hoặc xe tải đỗ trước quán thì có thể ghé vào ăn. Đây cũng là một kinh nghiệm hay khi theo chân các bác tài chuyên nghiệp.
Trước đi đến bất kì tỉnh thành nào, bác nên tìm hiểu thông tin về đặc sản địa phương, quán ăn uy tín, vệ sinh, chuẩn bị cả BLACK LIST để né mấy “máy chém” nha bác. Đến vùng miền nào, nên ăn thức quà đặc trưng của vùng miền ấy mới đúng chất phượt. Việc tìm hiểu thông tin trước về các món ăn cũng giúp bác tránh được một số món có thành phần chế biến làm bác bị dị ứng.
3nRsTsDEF8r2j0uFGtNS9UI8AbVSchuTAjchcc2y07-VG9pV6QUDNGczsts3iN85tbyLBApzHIYT1vMwoXprIlbN63yAAqr8_91V-Hv0fyH0ZubEsE8V2tHKh7WSVe73QlI5ht4X

Ảnh 3: Anh em vẫn có thể đem theo bộ dụng cụ nấu ăn đơn giản như bếp ga mini, nồi, chén đũa, cốc loại dùng một lần để tự chế biến món ăn trong trường hợp ở nơi hoang vu hoặc không tìm được quán ăn như ý. @ Meetup
Gạo, mỳ gói, giò chả, xúc xích, cá hộp, thịt hộp và pate vẫn là những lựa chọn tiện lợi nhất. Thậm chí, bác có thể mua đặc sản tại địa phương và tự tay chế biến theo công thức riêng của mình. Đừng quên dọn dẹp bếp ăn di động trước khi rời đi là được.

4. Không dừng xe ở chốn hoang vu, ít người hoặc dân cư thưa thớt
Bác không nên chạy quá lâu trong đường rừng hẻo lánh nếu bác không thực sự biết rõ về địa hình nơi đó. Bởi bác nên phòng trường hợp trời sẽ tối rất nhanh, không đèn đường, không nhà dân, không có dịch vụ tiện ích còn bác thì vẫn chưa tìm được đường thoát ra. Đó là chưa kể đến trường hợp khi xe ô tô trục trặc và bác không đủ kinh nghiệm để sửa chữa. Nên xen kẽ các đoạn đường quốc lộ và đường rừng núi, vừa ngắm cảnh thoang vu của núi sông, vừa biết thêm cuộc sống và kinh tế của các tỉnh thành.
Chỗ bác dừng xe tốt nhất là nơi có ánh sáng hoặc khu dân cư đông đúc. Những nơi hẻo lánh, không thân thuộc sẽ không an toàn cho bác chút nào.
Mlu46622hznXVSe_RP6M_-ZCIns4Sja4e_4iMzVSCGqGL8maIzN8Q4ILfHnYZDvSYaa4TaHr0j0T3VqFtEH20oFdwcCjxDpKwo6sFjZuMPiHll7Di0HurT1RYV3n9AzOYD2rKkI4

Ảnh 4: Bác có thể thường xuyên chụp ảnh, chia sẻ và giữ liên lạc với người thân để họ luôn biết nơi bác đang ở và địa điểm bác sắp đến. @ The Huffington Post

5. Sử dụng bộ đàm khi đi theo nhóm nhiều xe
Nếu bác đi theo nhóm từ 2 xe trở lên, tốt nhất nên sử dụng bộ đàm để tránh việc lạc nhau và dễ dàng thống nhất ý kiến.
Oh8upXI_tNjqr5BGxmLQKx9H_9qbf7YnvbSlReFFRlq7mTy4L7xn3LjZq08PRX6vcZMh-cRJX1hgL8QLEl3UrFA0XYOIfSBoKyZ4SO_cxH7Vc2yG67opgpCwd_94A21y6YAEYdQi

Ảnh 5: Bộ đàm là thiết bị liên lạc tiện lợi giữa các xe. @ Motorola
Cơ mà giờ Facebook, mạng xã hội ầm ầm nhưng em dặn dò kiểu professional kaka

6. Không nên mang quá nhiều tiền mặt
Bác nên để tiền trong thẻ và rút vừa đủ tiêu để hạn chế việc tự bác làm mất hoặc bị trộm cướp. Tiền mặt để trong người tốt nhất nên có nhiều mệnh giá từ tiền lẻ đến tiền chẵn. Nhiều bác lo xa nghĩ đi xe hơi thì nên mang nhiều, nhưng cũng vừa thôi, và nên có chiến thuật “rải tiền”.
h3JYxcn5LLqKOsWxnZcX2H-QTPs8H7oJPAWDuec-YkmxKt-FljJLdA9mzBWjTsAxxyuA_Vpos8fLNsX3SE9k6tF9eaRwaViOmMm6OQRrPneP4MEk5rt0rF7jSABsVgptdYMMYxe0

Ảnh 6: Rút tiền vừa đủ dùng. @ HSBC

7. Nắm kỹ luật giao thông
Bác nên tìm hiểu thật kỹ kiến thức về giao thông như biển hiệu, kí hiệu, bảng chỉ đường và những lưu ý khi đi đường quốc lộ, đường rừng, đèo, các khúc cua gấp. Trường hợp bị phạt, bác nên thương lượng để nộp phạt tại chỗ, tránh làm ảnh hưởng tới lịch trình đã đề ra vì một điều nhịn chín điều lành bác nhé.
frktktVvVUszL8nN-o04xcTlFHjSOoFMVlgf_fnQRZbHL5zIAspLoD0f2T0aqMzqVXmgTIGroAwSQfujpO9nNweDdbtx0g2EMEjIILdFjrNaRGhNsoBSM9aCKVZvgzZYeNaECrXI

Ảnh 7: Lận lưng ngay các điều luật giao thông cơ bản. @ Wired

8. Giữ gìn sức khỏe, mệt đâu nghỉ đấy
Tốt hơn hết là đi vào sáng sớm và bắt đầu nghỉ ngơi khi chập tối. Bác không nên cố sức đi thêm để tránh xảy ra bất kì việc đáng tiếc nào. Trên quốc lộ, đặc biệt đoạn giáp ranh giữa các tỉnh và thành phố thường có nhiều trạm dừng chân. Hãy nghỉ ngơi 15 đến 30 phút tại đây, rửa mặt mũi, uống trà, ăn chút đồ ngọt và tiếp tục lên đường. Sức khỏe chính là điều quan trọng nhất chuyến đi, có khỏe, có tỉnh táo thì chuyến đi mới vui, mới hết mình và ý nghĩa. Đừng cố quá bác nhé, em khuyên chân thành là với những chuyến xa nên có 2 bác tài để thay nhau, vui là chính mà sức khỏe là Mười nha.
MGQL6rhEJYuPhd67rB-pWK-hFbKUztXrv6wBhwLURtH8bMNx-Up_ZXz3KUU_AxDrGsE9EMHbmcFbHcj1sD6pk0J6yfO2vdaG6VhvO7e8sFEFKIxlPOSSHLtRjuN-L0RNaFHmTadf

Ảnh 8: Trời sập tối thì nên dừng lại nghỉ ngơi. @ Men health
Viết lách nãy giờ khá nhiều, không biết các bác có đọc được đến đây không kaka, còn thiếu gì các bác chia sẻ anh em góp ý em luôn. Welcome mọi comment nhé… kaka
 
Tập Lái
19/9/17
34
10
8
36
Mình vào group cũng được một thời gian, thấy các bác trong Otosaigon hay vi vu bằng 4 bánh, nên với kinh nghiệm ít ỏi của mình, mình xin chia sẻ một số lưu ý cho anh em chuẩn bị trước khi có 1 kỳ nghỉ thú vị.
Ai cũng nhận ra điểm tiện lợi khi phượt bằng ô tô hơn hẳn bằng xe máy ở chỗ bác có thể mang theo nhiều đồ đạc phục vụ sinh hoạt. Song, để có chuyến đi an toàn và thoải mái nhất, bác cần ghi nhớ và nhất định thực hiện đầy đủ 8 điều dưới đây. “Cẩn tắc vô áy náy “ các bác ợ. Nghía cái thứ 6 là thấy nhiều người hay lơ là lắm.

1. Bảo dưỡng/ kiểm tra xe trước khi bắt đầu chuyến hành trình
ylUx2uk0a1JdHdyQVwBER30jUnEhhYOR-1b9xkm1EseWQpBGupDubzo-N8NuMqi-KzkauV7czYFRuThqb2BaSOThvo9tDUnMF9qiUNk8MxAwIztIc9RzBdgA6_RgpKTDq3gC2YPP

Ảnh 1: Điều kiện tiên quyết đầu tiên là “ngôi nhà di động” của bác phải được bảo dưỡng một cách tốt nhất, cẩn thận nhất từng chi tiết. @Safecar
Cái này chắc các bác ai cũng biết cả rồi nhỉ! Nhưng em chắc khối người sẽ quên.
Theo kinh nghiệm “chinh chiến” của em thì bước bảo dưỡng/ kiểm tra xe trước khi đi là vô cùng quan trọng. Đành rằng xe mình cầm lái mỗi ngày đều ngon nghẻ, chả sao, nhưng ai đoán trước được điều gì phải không!? Thôi thì trước mỗi chuyến đi, các bác chịu khó “đút” em nó vô gara cho bác sĩ khám toàn thân trước cái đã rồi hãy đạp xe đi nhé.
Còn nữa, các bác cũng nên tham khảo thêm một số kiến thức tự sửa xe cơ bản cho chuyến đi đường dài an toàn nhất. Để lỡ có hư hỏng gì đó thì mình còn chủ động được.
Ngoài ra, các bác cũng cần sắm thêm một số thứ sơ cua như lốp xe, tay kính, đèn pin, kích, bơm điện và bộ phụ tùng cơ bản để sửa chữa xe. Cái này cũng quan trọng lắm. Vì tính mạng của người cầm lái và cả của người ngồi đằng sau tay lái, nên đừng quên nha các anh em.
Lưu tâm: Tốt nhất bác nên tìm thêm số sửa xe Lưu Động ở những địa điểm đi ngang để phòng. Thường thì em thấy các stop đổ xăng sẽ có các dịch vụ này.

2. Chuẩn bị đầy đủ hành trang
Một số thứ sau nhất định bác phải mang đủ trên suốt chuyến đi như giấy tờ tùy thân, quần áo, vật dụng y tế, dụng cụ sửa xe và đặc biệt là một tấm bản đồ bằng giấy về có hiển thị các tuyến đường giao thông mà bác dự định sẽ đi qua. Bác nên nhớ, không phải chỗ nào cũng có sóng điện thoại (đặc biệt là các tuyến đường miền núi) nên cho dù Bác có sắm con Iphone X nhưng không có sóng thì cũng vô dụng thôi.
zqla7JxzA261Y7MLhtKNflRTIkjZJ52KX9KUKtv_J_J7bmdDwm9p-On82eT0sfcElBPRKRHE0_BBwYekDIxHWxp7yOfjfUuJzDkEWORYdK0PwYargPzf64_csit7G7zjikx88h9d

Ảnh 2: Đầy đủ nhưng phải gọn gàng, tiện lợi là chuẩn nhất. @ Packlikeapro
Ngoài ra, bác cũng cần chuẩn bị nước uống đầy đủ để đảm bảo không bị mất nước, luôn tỉnh táo, sảng khoái. Ngay khi nước gần hết, bác nên dừng lại mua ngay. Thức ăn nhẹ như bánh quy, sô cô la, xúc xích, sữa cũng rất thích hợp để mang theo phòng khi đói nhưng vẫn chưa tìm thấy quán ăn. Đi với trẻ con thì bánh kẹo là tuyệt chiêu giữ chúng nghe lời và ngoan ngoãn nữa.
Hơn nữa, vi vu bằng xe hơi mà thiếu lều cọc thì mất hứng lắm, bác nên sắm một chiếc lều, hoặc một tấm trải lớn để có thể cắm trại ngay tại nơi mà bác dừng chân như rừng hoặc bãi biển. Phượt bằng ô tô tiện hơn xe máy ở chỗ bác có khoan chứa to, mang được nhiều đồ đạc hơn nhưng không có nghĩa là bác sẽ khuân theo cả ngôi nhà. (Đừng như em, em dám chắc đôi nào phượt mà háo hức quá là còn không có chỗ ngồi vì xe “ngộp đồ” của các chị em).

3. Nghĩ về mọi phương án cho cái bao tử
Dọc đường đi, cứ thấy quán nào nhiều xe khách hoặc xe tải đỗ trước quán thì có thể ghé vào ăn. Đây cũng là một kinh nghiệm hay khi theo chân các bác tài chuyên nghiệp.
Trước đi đến bất kì tỉnh thành nào, bác nên tìm hiểu thông tin về đặc sản địa phương, quán ăn uy tín, vệ sinh, chuẩn bị cả BLACK LIST để né mấy “máy chém” nha bác. Đến vùng miền nào, nên ăn thức quà đặc trưng của vùng miền ấy mới đúng chất phượt. Việc tìm hiểu thông tin trước về các món ăn cũng giúp bác tránh được một số món có thành phần chế biến làm bác bị dị ứng.
3nRsTsDEF8r2j0uFGtNS9UI8AbVSchuTAjchcc2y07-VG9pV6QUDNGczsts3iN85tbyLBApzHIYT1vMwoXprIlbN63yAAqr8_91V-Hv0fyH0ZubEsE8V2tHKh7WSVe73QlI5ht4X

Ảnh 3: Anh em vẫn có thể đem theo bộ dụng cụ nấu ăn đơn giản như bếp ga mini, nồi, chén đũa, cốc loại dùng một lần để tự chế biến món ăn trong trường hợp ở nơi hoang vu hoặc không tìm được quán ăn như ý. @ Meetup
Gạo, mỳ gói, giò chả, xúc xích, cá hộp, thịt hộp và pate vẫn là những lựa chọn tiện lợi nhất. Thậm chí, bác có thể mua đặc sản tại địa phương và tự tay chế biến theo công thức riêng của mình. Đừng quên dọn dẹp bếp ăn di động trước khi rời đi là được.

4. Không dừng xe ở chốn hoang vu, ít người hoặc dân cư thưa thớt
Bác không nên chạy quá lâu trong đường rừng hẻo lánh nếu bác không thực sự biết rõ về địa hình nơi đó. Bởi bác nên phòng trường hợp trời sẽ tối rất nhanh, không đèn đường, không nhà dân, không có dịch vụ tiện ích còn bác thì vẫn chưa tìm được đường thoát ra. Đó là chưa kể đến trường hợp khi xe ô tô trục trặc và bác không đủ kinh nghiệm để sửa chữa. Nên xen kẽ các đoạn đường quốc lộ và đường rừng núi, vừa ngắm cảnh thoang vu của núi sông, vừa biết thêm cuộc sống và kinh tế của các tỉnh thành.
Chỗ bác dừng xe tốt nhất là nơi có ánh sáng hoặc khu dân cư đông đúc. Những nơi hẻo lánh, không thân thuộc sẽ không an toàn cho bác chút nào.
Mlu46622hznXVSe_RP6M_-ZCIns4Sja4e_4iMzVSCGqGL8maIzN8Q4ILfHnYZDvSYaa4TaHr0j0T3VqFtEH20oFdwcCjxDpKwo6sFjZuMPiHll7Di0HurT1RYV3n9AzOYD2rKkI4

Ảnh 4: Bác có thể thường xuyên chụp ảnh, chia sẻ và giữ liên lạc với người thân để họ luôn biết nơi bác đang ở và địa điểm bác sắp đến. @ The Huffington Post

5. Sử dụng bộ đàm khi đi theo nhóm nhiều xe
Nếu bác đi theo nhóm từ 2 xe trở lên, tốt nhất nên sử dụng bộ đàm để tránh việc lạc nhau và dễ dàng thống nhất ý kiến.
Oh8upXI_tNjqr5BGxmLQKx9H_9qbf7YnvbSlReFFRlq7mTy4L7xn3LjZq08PRX6vcZMh-cRJX1hgL8QLEl3UrFA0XYOIfSBoKyZ4SO_cxH7Vc2yG67opgpCwd_94A21y6YAEYdQi

Ảnh 5: Bộ đàm là thiết bị liên lạc tiện lợi giữa các xe. @ Motorola
Cơ mà giờ Facebook, mạng xã hội ầm ầm nhưng em dặn dò kiểu professional kaka

6. Không nên mang quá nhiều tiền mặt
Bác nên để tiền trong thẻ và rút vừa đủ tiêu để hạn chế việc tự bác làm mất hoặc bị trộm cướp. Tiền mặt để trong người tốt nhất nên có nhiều mệnh giá từ tiền lẻ đến tiền chẵn. Nhiều bác lo xa nghĩ đi xe hơi thì nên mang nhiều, nhưng cũng vừa thôi, và nên có chiến thuật “rải tiền”.
h3JYxcn5LLqKOsWxnZcX2H-QTPs8H7oJPAWDuec-YkmxKt-FljJLdA9mzBWjTsAxxyuA_Vpos8fLNsX3SE9k6tF9eaRwaViOmMm6OQRrPneP4MEk5rt0rF7jSABsVgptdYMMYxe0

Ảnh 6: Rút tiền vừa đủ dùng. @ HSBC

7. Nắm kỹ luật giao thông
Bác nên tìm hiểu thật kỹ kiến thức về giao thông như biển hiệu, kí hiệu, bảng chỉ đường và những lưu ý khi đi đường quốc lộ, đường rừng, đèo, các khúc cua gấp. Trường hợp bị phạt, bác nên thương lượng để nộp phạt tại chỗ, tránh làm ảnh hưởng tới lịch trình đã đề ra vì một điều nhịn chín điều lành bác nhé.
frktktVvVUszL8nN-o04xcTlFHjSOoFMVlgf_fnQRZbHL5zIAspLoD0f2T0aqMzqVXmgTIGroAwSQfujpO9nNweDdbtx0g2EMEjIILdFjrNaRGhNsoBSM9aCKVZvgzZYeNaECrXI

Ảnh 7: Lận lưng ngay các điều luật giao thông cơ bản. @ Wired

8. Giữ gìn sức khỏe, mệt đâu nghỉ đấy
Tốt hơn hết là đi vào sáng sớm và bắt đầu nghỉ ngơi khi chập tối. Bác không nên cố sức đi thêm để tránh xảy ra bất kì việc đáng tiếc nào. Trên quốc lộ, đặc biệt đoạn giáp ranh giữa các tỉnh và thành phố thường có nhiều trạm dừng chân. Hãy nghỉ ngơi 15 đến 30 phút tại đây, rửa mặt mũi, uống trà, ăn chút đồ ngọt và tiếp tục lên đường. Sức khỏe chính là điều quan trọng nhất chuyến đi, có khỏe, có tỉnh táo thì chuyến đi mới vui, mới hết mình và ý nghĩa. Đừng cố quá bác nhé, em khuyên chân thành là với những chuyến xa nên có 2 bác tài để thay nhau, vui là chính mà sức khỏe là Mười nha.
MGQL6rhEJYuPhd67rB-pWK-hFbKUztXrv6wBhwLURtH8bMNx-Up_ZXz3KUU_AxDrGsE9EMHbmcFbHcj1sD6pk0J6yfO2vdaG6VhvO7e8sFEFKIxlPOSSHLtRjuN-L0RNaFHmTadf

Ảnh 8: Trời sập tối thì nên dừng lại nghỉ ngơi. @ Men health
Viết lách nãy giờ khá nhiều, không biết các bác có đọc được đến đây không kaka, còn thiếu gì các bác chia sẻ anh em góp ý em luôn. Welcome mọi comment nhé… kaka
Cảm ơn bác chia sẻ, em thắc mắc chỗ " rải tiền " của bác quá
 
Tập Lái
8/9/17
9
3
3
Bài viết tuyệt vời!
Đóng góp thêm cho Bác 1 điều nữa là dù có đi xa gần gì thì cũng cần phải giữ nội thất và không gian bên trong xe được sạch sẽ, thơm tho. Tôi ngại nhất là bước lên xe mà nghe mùi này mùi kia vì suốt chuyến đi cứ bị say sẩm mặt mày thế nào ấy, không tập trung được.
 
Hạng B1
15/9/17
61
32
18
33
Cảm ơn bác chia sẻ, em thắc mắc chỗ " rải tiền " của bác quá
à há kiểu như em để tiền nhiều chỗ, lỡ có gặp xxx moi ra cũng vài tờ thôi, cho nó thấy hoàn cảnh khó nhưng vẫn ló mặt đi chơi, nó du di kaka cơ bản em không nhớ em để tiền để đâu nên em rải đều
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
15/9/17
61
32
18
33
Bài viết tuyệt vời!
Đóng góp thêm cho Bác 1 điều nữa là dù có đi xa gần gì thì cũng cần phải giữ nội thất và không gian bên trong xe được sạch sẽ, thơm tho. Tôi ngại nhất là bước lên xe mà nghe mùi này mùi kia vì suốt chuyến đi cứ bị say sẩm mặt mày thế nào ấy, không tập trung được.
Bác nói phải đấy, cứ như đánh thuốc mê, mà cũng may nhà em không ai say xe nên dùng mùi gỗ hay Lavender dịu êm.
 
Hạng C
6/4/13
565
826
93
shinary.com
Bản đồ giấy chỉ có tác dụng khi vô rừng, mà ngay cả đi rừng em cũng vẫn sử dụng bản đồ điện tử (smartphone). Các bác có thể kiếm các loại maps offline mà dùng, đơn cử như here maps, offline toàn Việt Nam những đường lớn, pin thì trên xe có sẵn chỗ sạc rồi không phải lo.
 
Hạng B2
9/2/17
226
272
63
à há kiểu như em để tiền nhiều chỗ, lỡ có gặp xxx moi ra cũng vài tờ thôi, cho nó thấy hoàn cảnh khó nhưng vẫn ló mặt đi chơi, nó du di kaka cơ bản em không nhớ em để tiền để đâu nên em rải đều
Bác này có kinh nghiệm nè :D. Đây đúng là chiến thuật khá hiệu quả kết hợp với nhẹ nhàng năn nỉ, sẽ hạn chế tối đa thiệt hại nếu lỡ bước.
 
  • Like
Reactions: longpajero
Hạng B1
15/9/17
61
32
18
33
Bản đồ giấy chỉ có tác dụng khi vô rừng, mà ngay cả đi rừng em cũng vẫn sử dụng bản đồ điện tử (smartphone). Các bác có thể kiếm các loại maps offline mà dùng, đơn cử như here maps, offline toàn Việt Nam những đường lớn, pin thì trên xe có sẵn chỗ sạc rồi không phải lo.
Bữa em mới giật mình vì không mở 3G/wifi mà mở bản đồ hướng dẫn của GG vẫn hiện địa điểm xe đang đi với đường đi. thế mới biết mình gà công nghệ bác ạ. hehehe
 
Hạng B1
15/9/17
61
32
18
33
Bác này có kinh nghiệm nè :D. Đây đúng là chiến thuật khá hiệu quả kết hợp với nhẹ nhàng năn nỉ, sẽ hạn chế tối đa thiệt hại nếu lỡ bước.
các bác có sách lược chiến thuật gì hay ho chia sẻ anh em cập nhật luôn ợ