Hạng F
17/5/09
18.998
2.216
113
Gialai
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

He he... em cũng mạn phép sưu tầm tý về Colt:
NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHI GẶP SỰ CỐ CỦA BỘ LY HỢP

• Bàn đạp ly hợp nặng hơn bình thường: Cảm nhận đầu tiên khi điều khiển một chiếc xe thường là côn, số có nhẹ nhàng hay không. Nếu xe của bạn có dùng bộ trợ lực côn mà khi vào số bạn phải “nghiến răng” để đạp côn thì có thể là do hệ thống điều khiển ly hợp của bạn bị thiếu dầu. Cách xử lý tốt nhất là đưa xe vào ga-ra để bổ sung dầu vào hệ thống.

• Động cơ bị rung, giật mạnh khi nhả bàn đạp ly hợp: Sau khi cài số và buông chân ly hợp, động cơ bị giật và rung rất mạnh, đó là biểu hiện sự nối kết của bộ ly hợp không êm. Nếu điều này xảy ra, bạn nên nhanh chóng đưa xe vào ga-ra kiểm tra vì rất có thể do chỉnh chân côn không chuẩn hoặc một chi tiết nào đó của bộ ly hợp bị vỡ, ví dụ gãy các lò xo giảm chấn, bàn ép bị nứt…

• Khó vào số: Khi đạp hết khoảng chạy của bàn ly hợp nhưng vẫn khó vào số, bộ ly hợp không cắt dứt khoát, sự cố này thường xảy ra khi điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp.

• Bị rung bàn đạp ly hợp: Hiện tượng này được cảm nhận khi ta nhấn nhẹ chân lên bàn đạp ly hợp lúc động cơ đang nổ. Nếu nhấn mạnh chân hơn thì bàn đạp ly hợp hết rung. Điều đó báo hiệu hỏng hóc có thể là do lắp đĩa ly hợp không chuẩn nên bị dịch chuyển ở mỗi vòng quay. Hiện tượng này làm cho ly hợp bị mài mòn nhanh chóng.

• Đĩa ly hợp nhanh mòn: Nguyên nhân là tình trạng trượt giữa đĩa ly hợp với mặt bánh đà và bàn ép. Do người lái có thói quen gác chân lên bàn đạp ly hợp lúc xe đang chạy sẽ làm cho đĩa chóng mòn, hoặc hay có thói quen đi số cao rà côn để đạt tốc độ chậm mà không chịu về số thấp.

• Có tiếng kêu nhẹ khi đạp bàn đạp ly hợp: Vòng bi “T” (vòng bi dùng để ngắt ly hợp) bị mòn, hỏng hoặc thiếu mỡ bôi trơn nên phát ra tiếng kêu khi ta ấn vào bàn đạp ly hợp.

Thông thường khi gặp những sự cố trên bạn nên đưa xe vào các ga-ra để điều chỉnh, sửa chữa nhưng vẫn nên chú ý kiểm tra bộ ly hợp hoạt động có tốt không, hành trình tự do của bàn đạp ly hợp đã được điều chỉnh đúng chưa. Có thể kiểm tra bằng một cách rất đơn giản như sau: khởi động động cơ, cài số, nhả ½ hành trình bàn đạp ly hợp thấy xe chuyển động êm, không giật và khi tăng ga xe “vọt nhanh” chứng tỏ bộ ly hợp được điều chỉnh và sửa chữa tốt.

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỘ LY HỢP NHƯ THẾ NÀO?

Thông thường để kiểm tra xem tình trạng làm việc của bộ ly hợp, người ta thường làm theo cách sau:

• Khởi động động cơ, kéo phanh tay, nhấn bàn đạp ly hợp và cài số 4, buông từ từ chân ly hợp, đồng thời tăng nhẹ ga. Nếu bộ ly hợp làm việc, động cơ sẽ bị chết máy khi ta buông hết chân nối khớp ly hợp; ngược lại, nếu động cơ vẫn nổ bình thường thì chứng tỏ đĩa côn bị trượt quay do mòn.

• Khởi động động cơ, nhấn bàn đạp ly hợp, cài số 1, nhả ly hợp đồng thời tăng ga, nếu nghe tiếng máy “rồ” lên và xe dịch chuyển kém hoặc xe dịch chuyển kém nhưng gia tốc ban đầu không tố, hiện tượng này thường là do lá côn mòn.

• Một cách nữa là thử xe trên đường và xe chở đủ tải khi lên dốc, mặc dù đã về số thấp nhưng gia tốc xe kém đồng thời máy “gào” lên, điều này cũng chứng tỏ đĩa ly hợp bị mòn.

Trên đây là một số cách kiểm tra thường được dùng, tuy nhiên muốn kiểm tra chính xác tình trạng bộ ly hợp thì hãy đưa xe vào các ga-ra. Tại đây sẽ có những thiết bị chuyên dùng đảm bảo đánh giá chính xác tình trạng bộ ly hợp trên xe của bạn.
 
Hạng F
17/5/09
18.998
2.216
113
Gialai
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Một số bước kiểm tra độ rần của xe:
Trước tiên, khi các bạn cho máy xe nổ, sau đó khoảng 30 giây, bạn cảm thấy máy xe lắc lắc hoặc rung lên, đó là tình trạng máy xe của bạn đã đến lúc cần check lại và sửa chữa.
Còn khi các bạn cho máy nổ khoảng 30 giây, bạn nghe tiếng máy nổ đều và máy xe yên, không rung, đó là máy xe tốt. Nhưng nếu bạn đạp thắng và vô số R (lùi) hoặc D (chạy) và bạn vịn lên tay lái cảm thấy rần rần, đó là báo hiệu tình trạng có mấy cục cao su chân máy bị bể, các bạn phải đem xe lại gara nhờ thợ kiểm tra xem cục nào bị bể hoặc hư thì thay cái mới.
Trường hợp khác, khi cho máy nổ, bạn đạp thắng và vô số R (lùi) hay D (chạy) mà cảm thấy xe giật mạnh hay nghe như có sự va chạm mạnh, đó là chân cao su của hộp số bị bể hoặc hư. Nhất là các xe du lịch hoặc xe van Mỹ. Nếu cao su hộp số tự động bị bể mà bạn không thay kịp thời thì sẽ gây hao tốn về sau rất nhiều do nguy cơ hư hoặc bể hộp số.
Còn nếu khi mới đề máy xe thì tất cả đều êm, nhưng chạy được khoảng 30 phút hay lâu hơn thì nghe tay lái rần rần, đó là dấu hiệu nhắc bạn nên mang xe đi cân bằng các vỏ xe. Còn khi đạp thắng thấy rung rung, đó là đĩa thắng trước của xe bị hư, bạn phải mang vớt đĩa thắng lại thì sẽ hết. Chúc các bạn vui vẻ và khỏe mạnh.
 
Last edited by a moderator:
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Bảo dưỡng ắc-quy ôtô ( I )
[blockquote]Quá nhiệt và quá nạp là hai nguyên nhân chủ yếu khiến ắc-quy hết điện sớm. Vì vậy, cần theo dõi và bảo dưỡng thường xuyên thiết bị này, đặc biệt trong mùa nóng.

Ắc-quy là một trong những thiết bị quan trọng nhất trên xe hơi, đảm niệm vai trò tích trữ điện năng, cung cấp năng lượng cho các thiết bị tiêu thụ điện (phụ tải) như máy khởi động, kích thích máy phát xoay chiều. Ắc-quy sẽ cung cấp điện năng cho các phụ tải khi máy phát điện chưa làm việc hoặc vòng tua máy chưa đạt tốc độ quy định.
Sau khi khởi động và vòng tua máy đủ lớn, các thiết bị trên ôtô sẽ sử dụng điện năng sinh ra từ máy phát. Đồng thời, ắc-quy được nạp điện để tích trữ năng lượng cho các lần khởi động sau.
Battery-1.jpg

Đa số ắc-quy sử dụng trên ôtô là ắc-quy chì. Chúng được chia thành các loại như ắc-quy hở (ắc-quy nước) và ắc-quy kín (hay còn gọi ắc-quy khô). Loại ắc-quy nước có thể bão dưỡng như đổ thêm nước, còn ắc-quy khô không cần bảo dưỡng và dùng một lần cho đến lúc hết điện.


Bão dưỡng để ắc-quy 'sống' lâu


Sự quá nhiệt và quá nạp là hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ắc quy chết sớm. Nhiệt độ khiến chất lỏng bay hơi, thay đổi nồng độ dung dịch, phản ứng diễn ra nhanh và gây tổn hại cho cấu trúc phía trong ắc quy. Bên cạnh đó, những thiết bị bị lỗi trong quá trình sạc như bộ điều chỉnh điện thế sẽ khiến ắc-quy bị quá nạp, làm hư các thẻ và giảm tuổi thọ. Các bề mặt thẻ (chì oxit) không chìm trong dung dịch điện phân có thể bị hư hỏng.
Ngoài ra, trời lạnh cũng khiến ắc-quy làm việc nặng nhọc hơn do dầu nhớt đặc hơn nên khi khởi động, nó cần phải có năng lượng đủ lớn để vận hành hệ thống. Trong trường hợp lâu ngày không sử dụng, bạn nên nạp định kỳ khoảng 6 tuần một lần.
Giữ phần trên ắc-quy luôn sạch là một trong những cách duy trì hoạt động bình thường của nó. Các bụi bẩn có thể trở thành chất dẫn điện, làm mất năng lượng. Hơn nữa, sự ăn mòn tích tụ lâu làm cho các mối nối bị cô lập, nên ắc-quy không thể sử dụng được.
Dấu hiệu để nhận ra nước điện phân bị rỉ là sự ăn mòn trắng khay ắc-quy và kim loại xung quanh. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra xem ắc-quy có bị quá nhiệt hay quá nạp hay không để bổ sung nước hoặc kiểm tra bộ phận nạp. Đồng thời, nên sử dụng hỗn hợp soda và nước ấm (45 ml soda pha trong 1 lít nước), dùng bàn chải cứng quét dung dịch soda các mặt của ắc-quy để làm sạch.
Tuy nhiên, bạn không nên quét trực tiếp lên nắp hoặc lỗ thông hơi bởi nếu nước soda rơi vào trong ắc-quy, phản ứng có thể xảy ra và làm tràn dung dịch axit ra ngoài.


Những lưu ý khi bảo dưỡng, sửa chữa ắc-quy


Không mang nhẫn, vòng, đồng hồ hoặc dây chuyền khi ở gần ở ắc-quy vì nếu chẳng may làm ngắn mạch, dòng điện cao có thể chạy qua khiến bạn bị bỏng nặng. Ngoài ra khi tháo ắc-quy, luôn luôn tháo dây cực âm hoặc cực mát trước. Nếu sau đó bạn vô tình chạm mát cực có cách điện, dây cung cấp điện hoặc dây nóng, hiện tượng ngắn mạch sẽ không diễn ra.
Trong trường hợp sạc ắc-quy, bạn cần để ở nơi thông gió tốt do hơi thoát ra trong quá trình này rất dễ nổ. Không để các nguồn lửa như tia lửa điện, thuốc lá đang cháy ở gần ắc-quy đang nạp điện bởi chúng có thể làm nổ, bắn dung dịch điện phân ra xung quanh. ( sưu tầm )

Bảo dưỡng và kiểm tra ắc-quy ( II ) [blockquote]Những thiết bị điện tử có thể làm tiêu hao năng lượng điện trong ắc-quy một cách nhanh chóng. Trước khi ra khỏi xe, bạn cần kiểm tra xem các thiết bị như điều hòa, loa, đèn đã tắt hoàn toàn hay chưa. Một chiếc ắc-quy có tuổi thọ 3-5 năm nhưng cũng có thể "chết" sau vài ngày không sử dụng xe.

Tính năng của những chiếc xe mới hiện nay cao hơn rất nhiều so với 20 năm trước đây. Các thiết bị đã được cải tiến và tất cả gần như đều sử dụng điện. Tuy nhiên, có một cản trở mà các hãng xe thường phải vượt qua là hệ thống điện và ắc-quy trên xe hơi ngày càng phình to, gây khó khăn khi lắp ráp và sản xuất xe. Vì vậy, những tình huống trớ trêu cũng vì thế mà xuất hiện như sau vài ngày không đi, đến khi khởi động thì bạn mới nhận ra ắc-quy đã “chết”.
car-battery-charger.jpg

Bạn kiểm tra thấy cửa đã đóng, hệ thống âm thanh, đèn cũng đã tắt và không thể tìm nguyên nhân trực tiếp khiến ắc-quy hết điện như vậy. Trong trường hợp này, một bộ pin sạc 12 volt có thể giúp chống lại việc “rỉ” điện, tuy nhiên giải pháp đó chỉ thích hợp với những xe để trong vài tháng mà không đi.
Các thiết bị điện hiện đại có thể làm cho ắc-quy “chết” nhanh hơn so với những chiếc xe đời 1970 hay xa hơn. Mỗi thiết bị sử dụng “một chút” điện ngay cả khi mọi thứ đã tắt. Những chiếc máy tính tích hợp trên xe là bộ phận tiêu hao năng lượng điện nhiều nhất. Các máy tính điều khiển phun nhiên liệu, kiểm soát nhiệt độ vùng, module khởi động, điều khiển đèn pha, dàn radio kỹ thuật số, đồng hồ, ghế nhớ các vị trí đều làm ảnh hưởng tới độ bền của ắc-quy.
Tiên tiến hơn 20 năm trước, công nghệ ngày nay giúp xe hơi gần như rơi vào “giấc ngủ” và luôn trong trạng thái sẵn sàng. Bất cứ khi nào được kích hoạt, chúng sẽ hoạt động. Các bộ phận điều khiển điện tử vẫn hoạt động âm thầm và tiêu thụ một chút năng lượng. Nhưng chỉ cần để qua vài ngày, chúng có thể làm cạn một bình ắc-quy.
Vài thiết bị khác cũng sử dụng điện từ ắc-quy mặc dù ở trạng thái không hoạt động như máy phát điện, bộ điều chỉnh dòng, hệ thống đánh lửa. Bên cạnh đó, những chiếc diode (bộ phận nắn dòng một chiều nằm trong các thiết bị) có thể bị hỏng và dòng điện có cường độ lớn sẽ đi qua. Tuy nhiên, tình huống này hiếm khi xảy ra.
Để biết mức độ sử dụng điện của các thiết bị đó, bạn có thể đo dòng xả khi tắt khóa đánh lửa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các máy tính trên xe hơi sử dụng dòng điện 5-8 mA để giữ cho bộ nhớ hoạt động. Hầu hết các mẫu xe hiện đại có giới hạn dòng ở khoảng 25-28 mA hoặc thấp hơn ngoại trừ vài loại xe hạng sang có mức cường độ dòng điện cao hơn một chút. Riêng đèn cho xe tải cần cường độ dòng 900 mA hay 0,9 A và có thể sử dụng hết ắc-quy trong vòng một đêm.
Để đo cường độ dòng điện, một số mẫu xe cần phải nghỉ 30 phút trước khi tiến hành. Nếu đo ngay, các máy tính có thể đang ở trạng thái “thức” và tiêu hao nhiều năng lượng, vì vậy, kết quả không hoàn toàn chính xác. Khi các thiết bị đó đi vào trạng thái “ngủ”, kết quả đo mới chính xác. Thậm chí, với những chiếc xe trang bị bộ giảm xóc bằng khí nén hoặc hệ thống cân bằng điện tử có bạn cần phải chờ ít nhất 70 phút trước khi tiến hành. Có một điểm cần lưu ý là khi đang đo, bạn không được mở cửa (làm sáng đèn nội thất), xoay chìa khởi động hay bật đèn pha bởi có thể làm hỏng am-pe kế.
Cuối cùng, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của ắc-quy. Nhiệt độ cao khiến các phản ứng trong ắc-quy diễn ra nhanh hơn và vì thế nó cũng “chết” nhanh hơn. Hơn nữa, các chất bẩn trên điện cực ắc-quy khiến nó không thể xạc điện từ máy phát. Vì vậy, hãy giữ ắc-quy sạch, mát và khô để nâng cao tuổi thọ của chúng.


Theo: Vnexpress​
[/blockquote]

[/blockquote]
 
Last edited by a moderator:
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Lỗi thường gặp của hệ thống phun xăng điện tử</h2> [blockquote]Bơm xăng không chạy hoặc yếu, kim phun bị tắc, bộ điều khiển trung tâm hỏng là những bệnh thường gặp nhất trên hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử.

Sự phổ biến của hệ thống phun xăng điện tử (EFI) đã chứng tỏ ưu điểm nổi trội của công nghệ này. Thậm chí, mới đây Honda Việt Nam còn đưa EFI lên mẫu xe máy Future Neo FI. Nhờ tối ưu hóa lượng xăng bơm để tạo hòa khí có tỷ lệ cháy tốt nhất ở từng xi-lanh, EFI giúp động cơ làm việc ổn định, tăng công suất và giảm mức tiêu hao nhiên liệu.
Để hoạt động bình thường, EFI cần rất nhiều thông số như góc quay và tốc độ trục khuỷu, lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, tỷ lệ hỗn hợp, nồng độ oxy ở khí thải... Những số liệu này được thu thập từ các cảm biến đặt khắp nơi trong động cơ. Chẳng hạn như cảm biến phát hiện nồng độ oxy dư trong khí thải quá lớn, bộ điều khiển trung tâm (ECU) sẽ ra lệnh cho hệ thống bơm ít xăng đi, để sao cho nhiên liệu luôn cháy hết.
Yamaha_ATX.jpg

Động cơ sử dụng phun xăng điện tử của xe Yamaha ATX.
Ảnh: Yamaha.

Do cần quá nhiều thông số để tối ưu hóa quá trình phun nhiên liệu nên EFI rất dễ gặp sự cố. Chỉ cần một cảm biến nào đó hoạt động không bình thường, gửi sai thông tin sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Nếu cảm biến "chết" hoặc thiết bị nào đó hỏng, thông số mà nó chịu trách nhiệm thu thập sẽ không tồn tại và ECU sẽ báo lỗi lên đồng hồ "check engine".
Những sự cố liên quan đến từng cảm biến được mã hóa trong bộ ECU. Để kiểm tra, các kỹ thuật viên sử dụng bộ giải mã để đọc lỗi. Trong trường hợp lỗi liên quan đến phần mềm, thiết bị này có thể xóa nó khỏi bộ nhớ của ECU. Tuy nhiên với lỗi phần cứng thì cần phải sửa chữa. Nhờ máy đọc lỗi, thợ sửa xe có thể biết chính xác thiết bị nào bị hỏng để lên phương án khắc phục chứ không phải mò mẫm như với xe trang bị chế hòa khí.
Dấu hiệu dễ nhận thấy hỏng hóc của phun nhiên liệu điện tử là chết máy đột ngột, không khởi động được, hao xăng bất thường. Khi gặp phải tình trạng này, điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới là hệ thống bơm nhiên liệu. Khác với chế hòa khí, EFI sử dụng bơm điện. Để biết bơm có hoạt động hay không, bạn có thể nghe qua miệng ống đổ xăng khi đóng mạch điện bơm. Ngoài ra, bơm không đủ áp suất, lưu lượng thấp cũng có thể gây chết động cơ.
pic31.jpg

Nếu bơm không gặp trục trặc, bạn kiểm tra tiếp tới các đường dẫn nhiên liệu. Mùi xăng nồng nặc dưới nắp ca-pô có thể là dấu hiệu của một vết hở. Trong trường hợp xăng rỉ thành giọt nên tới ngay các garage để hàn lại.
Sự cố nghiêm trọng nhất là ở động cơ và kim phun là nơi bị nghi vấn nhiều nhất. Trong quá trình phun, nếu chất lượng nhiên liệu không tốt, bộ lọc làm việc không hiệu quả sẽ rất dễ dẫn tới việc kim phun bị tắc, đóng cặn. Khi kim bị tắc, lượng xăng cung cấp không đủ theo nhu cầu thực tế nên xe yếu và thường xuyên chết máy. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới hoạt động của kim phun còn có thể do dòng điện không đáp ứng yêu cầu.
Vấn đề cuối cùng có thể nằm ở chính thiết bị điều khiển trung tâm. Khi xác định chắc chắn đã hỏng thì bạn phải thay mới nó. Hiện tại, các ECU đều được sản xuất cho riêng từng mẫu xe và các thông số, kể cả các kết cấu vi mạch và dữ liệu chuẩn được lưu trong bộ nhớ chết PROM, người sử dụng không thể biết.
Vì vậy, khi xảy ra hỏng hóc chỉ có thể kiểm tra các thông số vào và ra của ECU để đánh giá tình trạng hoạt động của nó. Nếu các cảm biến đều hoạt động tốt nhưng thiết bị điều khiển như kim phun xăng không kích hoạt chứng tỏ ECU bị hỏng.[/blockquote] [blockquote] ( Sưu tầm )
[/blockquote]
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Khác biệt giữa chế hòa khí và phun xăng điện tử</h2> [blockquote]Ưu điểm lớn nhất của phun xăng điện tử là tạo nên hòa khí có tỷ lệ lý tưởng ở tất cả các xi-lanh. Tuy nhiên, do phức tạp nên mỗi khi hỏng hóc, hệ thống này cũng gây nên nhiều vấn đề.

Chế hòa khí (hay còn gọi là bình xăng con), được sử dụng trên cả xe máy và ôtô từ những năm đầu của ngành công nghiệp này. Nhiệm vụ của nó là hòa trộn không khí và xăng cho động cơ. Không khí và nhiên liệu sau khi đi qua chế hòa khí bị hút vào xi-lanh và thực hiện quy trình nén-nổ tại đây. Chế hòa khí chỉ có ở các động cơ xăng, còn động cơ diesel phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt.
Chế hòa khí hoạt động theo nguyên tắc: Không khí đi vào qua đường dẫn hẹp (cửa phun) tạo thành chân không một phần. Do chênh lệch áp suất giữa cửa phun và bình chứa nên nhiên liệu sẽ đi qua ống phun và hòa lẫn vào dòng không khí.
598px-Carburetor.svg.jpg

Nguyên lý hoạt động của chế hòa khí. Ảnh: Wikipedia.

Một số xe sử dụng loại cửa phun cố định (Fixed Venturi-FV) trong khi số khác lại dụng loại cửa biến thiên VV (Variable Venturi-VV). Ở loại cửa phun biến thiên, kích thước của đường dẫn không khí thay đổi theo sự thay đổi để điều khiển lượng nhiên liệu được phân phối.
Mục tiêu của tất cả các chế hòa khí là tạo nên một hòa khí có tỷ lệ khối lượng tối ưu giữa không khí và nhiên liệu là 14,7:1. Với những hòa khí đạt tỷ lệ trên, nó sẽ cháy hoàn toàn. Một hỗn hợp nào đó có tỷ lệ thấp hơn được gọi là "giàu" do có quá nhiều nhiên liệu so với không khí. Ngược lại, hỗn hợp đó được coi là "nghèo".
Hỗn hợp giàu sẽ không cháy hết do thừa nhiên liệu và gây hao xăng. Trong khi đó, hỗn hợp nghèo không sinh ra công tối đa, khiến động cơ làm việc yếu và thiếu ổn định. Để thực hiện điều này, chế hòa khí phải kiểm soát được lượng không khí đi vào động cơ và thông qua đó cung cấp một lượng nhiên liệu phù hợp. Tuy nhiên, điểm yếu của các loại chế hòa khí là chỉ đáp ứng tỷ lệ lý tưởng ở khoảng vận hành nhất định nên xe hoạt động không hiệu quả.


Hệ thống phun nhiên liệu điện tử


Xuất hiện sau kiểu phun nhiên liệu chế hòa khí khoảng 70 năm nhưng hệ thống phun nhiên liệu điện tử EFI (Electronic Fuel Injection) nhanh chóng trở nên phổ biến bởi nó khắc phục được điểm yếu nhất của chế hòa khí.
Injector.jpg

Do vận hành tự động nên hệ thống EFI cần có các thông số để điều khiển kim phun đóng mở trong khoảng thời gian sao cho lượng nhiên liệu vừa đủ để tạo nên hỗn hợp lý tưởng. Các thông số cần thiết để EFI hoạt động ổn định là góc quay và tốc độ trục khuỷu, lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, tỷ lệ hỗn hợp, nồng độ oxy ở khí thải....Những số liệu này được thu thập từ các cảm biến đặt khắp nơi trong động cơ.
Phân loại theo vị trí đặt kim phun, EFI được chia thành loại phun đa điểm MFI (Multiport Fuel Injection) và phun xăng tập trung (kim phun đặt trước bướm ga). Ở MFI, mỗi xi-lanh sẽ có một kim phun tức động cơ V6 sẽ có 6 kim phun và V8 sẽ có 8 kim. Không khí và nhiên liệu sẽ hòa trộn ngay tại xi-lanh. Trong khi đó, loại phun xăng tập trung chỉ có một kim phun đặt trên ống nạp cho các xi-lanh.


Ưu nhược điểm của các loại


Sự phổ biến của phun xăng điện tử EFI đã chứng tỏ ưu điểm lớn của nó. Khác với chế hòa khí, EFI mà đặc biệt là loại đa điểm MFI có thể tạo nên những hòa khí có tỷ lệ gần ngưỡng lý tưởng ở tất cả các xi-lanh, tùy theo điều kiện vận hành của chúng. Điều này có nghĩa hòa khí ở các buồng đốt đều cháy hết, qua đó sinh công tối đa trong khi lượng nhiên liệu tiêu thụ ở mức vừa đủ.
xangphun.jpg

Hoạt động của kim phun xăng. Ảnh: Leeperformanceproducts.

Ngoài ưu điểm trên, EFI có thể điều chỉnh lượng xăng theo từng chế độ vận hành của động cơ. Chẳng hạn như khi khởi động, hòa khí cần giàu xăng để cháy, hệ thống sẽ phun xăng nhiều hơn. Khi động cơ đã ổn định, máy tính điều khiển sao cho nhiên liệu ở mức vừa đủ. Như vậy, xét trên phương diện sử dụng nhiên liệu, EFI rõ ràng có nhiều ưu điểm hơn so với chế hòa khí.
Tuy nhiên, rắc rối của EFI bắt nguồn từ chính sự phức tạp của nó. Nếu xảy ra hỏng hóc, người sử dụng chỉ còn cách mang xe vào garage, nhờ các kỹ thuật viên dùng máy đọc lỗi để xác định nguyên nhân. Trong khi với chế hòa khí, một người thợ bình thường cũng có thể chẩn đoán và khắc phục được. Ngoài ra, EFI sử dụng rất nhiều cảm biến nên chỉ cần một chiếc bị hỏng, cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng, động cơ làm việc ổn định.
Hỏng hóc thường xảy ra nhất với những loại xe sử dụng EFI ở Việt Nam là tắc đầu kim phun. Nguyên nhân do chất lượng xăng ở nước ta chưa cao nên dễ tạo cặn trên đầu kim, gây tắc khiến động cơ không khởi động hoặc chết máy.
Hiện nay, một vài hãng nhân cơ hội này giới thiệu những sản phẩm có khả năng làm sạch đầu kim bằng cách pha vào xăng. Tuy nhiên, với những chất gây tác động đến cả hệ thống cấp liệu, bạn không nên dùng ngay mà tham khảo thêm ở nhiều nguồn. Cách tốt nhất là hãy sử dụng sản phẩm của những nhà sản xuất tên tuổi và có đảm bảo từ hãng xe mà mình sử dụng. ( sưu tầm )
[/blockquote]
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Những căn bệnh của hệ thống điều hòa
[blockquote]Hỏng hóc thường gặp nhất của máy điều hòa không khí là thời gian làm mát chậm, độ lạnh không sâu. Thậm chí có những xe chỉ có gió nóng chứ không có gió lạnh.

Trên hầu hết các mẫu xe hiện nay, điều hòa gần như trở thành thiết bị tiêu chuẩn cần phải có. Chúng đặc biệt hữu ích trong những ngày nắng nóng bởi thật khó tưởng tượng bạn sẽ khó chịu như thế nào khi ngồi trong một chiếc xe không được làm mát. Tác dụng chính của điều hòa là làm mát (hoặc làm ấm) và giảm độ ẩm không khí. Điều hòa dùng trong gia đình và trong xe hơi hoạt động với cùng một nguyên tắc.


Nguyên lý hoạt động


Các kỹ sư áp dụng rất nhiều định luật vật lý để chế tạo nên một chiếc điều hòa. Thế nhưng, có hai nguyên tắc cơ bản là hiện tượng thu nhiệt khi một chất lỏng bay hơi và tỏa nhiệt khi nó chuyển từ hơi sang lỏng. Vì vậy, chiếc điều hòa không khí nào cũng có một máy nén, bình ngưng, bình làm khô, van giãn nở nhiệt, máy hóa hơi và “dòng máu” là chất làm lạnh. Chất làm lạnh là chất lỏng có khả năng bay hơi ở nhiệt độ thấp. Trước kia, ngành công nghiệp điện lạnh sử dụng chất R-12 nhưng do chứa chlorofluorocarbon (CFC) gây thủng tầng ozon nên nó được thay bằng R-134a từ 1996.
hp-car-int-sick.jpg


Nguyên lý hoạt động có thể tóm gọn thành các bước như sau: Đầu tiên, máy nén, được nối với động cơ thông qua dây cua-roa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).
Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường. Gió thổi ta từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.


Hỏng hóc thường gặp


Những chiếc điều hòa hoạt động khá ổn định nhưng thỉnh thoảng chúng cũng mắc bệnh. Nếu có dấu hiệu bất thường bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách sờ vào ống dẫn ga, thấy ấm ở đường cao áp và mát ở đường thấp áp là được. Các nhà sản xuất quy định ống cao áp có đường kính nhỏ hơn ống thấp áp. Nếu nhiệt độ giữa hai ống này không chênh nhau nhiều thì rất có thể điều hòa của bạn gặp trục trặc.
Hiện tượng này có nguyên nhân do lượng chất làm lạnh không đủ và cách khắc phục là bạn tới garage để nạp thêm lưu chất. Trường hợp thứ hai là do dây cua-roa nối động cơ với máy nén bị chùng, dẫn đến thất thoát công và máy nén không thể nén chất làm lạnh đến áp suất cần thiết.
Tuy nhiên, đó là những hỏng hóc liên quan trực tiếp đến các thiết bị trong hệ thống. Còn có những lý do như dàn lạnh quá bẩn khiến dòng gió bị cản, tản nhiệt ra xung quanh khiến hiệu quả làm lạnh giảm. Bạn có thể kiểm tra tốc độ gió thổi mạnh hay yếu; nếu dây cao áp và dây thấp áp vẫn bình thường thì có thể kết luật cần phải làm sạch giàn lạnh. Để đo hiệu quả làm lạnh, bạn để động cơ ở vòng tua 1.500 vòng/phút, đặt máy lạnh ở mức cao nhất. Sau 5 phút, bạn có thể đo nhiệt độ ca-bin và nhiệt độ gió thổi ra từ giàn lạnh. Nếu nhiệt độ ở mức cao, bạn nên kiểm tra toàn bộ hệ thống.
Vấn đề mà những người đi xe gặp phải nữa là điều hòa không có gió mát. Hiện tượng này bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Dây cua-roa nối động cơ với máy nén bị đứt; khớp ly hợp máy nén gặp vấn đề nên khi bật công tắc, máy nén không nhận được năng lượng từ động cơ; van giãn nở trục trặc; sự cố với mạch điện hay do đường dẫn hở khiến khí mát thất thoát hết, không làm lạnh được. Nơi chất làm lạnh thoát ra thường có bụi bám nhiều nên bạn có thể phát hiện một cách khá dễ dàng. ( sưu tầm )
[/blockquote]
Những trục trặc của máy lạnh ôtô</h2> [blockquote]Vào mùa hè, khi nhiệt độ môi trường tăng lên đến 35-37 độ C, đa số các loại máy lạnh trên ôtô thường phải làm việc hết công suất. Nhưng khi máy quá tải rồi mà người ngồi trong xe vẫn thấy nóng là lúc máy lạnh của xe bạn đã có vấn đề.

Máy lạnh ôtô phải đạt những yêu cầu: tạo được cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người ngồi trong xe. Khi nhiệt độ trong xe đã hạ xuống mức trung bình nói trên, bloc lạnh phải tự động ngưng chạy. Sau đó, khi nhiệt độ trong xe tăng lên khoảng 2 độ C so với lúc tắt, bloc lạnh phải tự động chạy trở lại.

Quạt gió dàn lạnh phải chạy được nhiều tốc độ khác nhau. Ở tốc độ trung bình, quạt gió dàn lạnh phải đưa luồng gió đến được băng ghế cuối. Quạt phải được thiết kế ở 3 tốc độ: chậm, trung bình, nhanh. Luồng gió của máy lạnh phải được phân bố tương đối đều khắp không gian trong xe.

- Vì sao quạt gió thổi mạnh, sạc gas đầy đủ nhưng máy lạnh vẫn kém?

- Gặp trường hợp này, chúng ta nên kiểm tra những vấn đề sau đây:


+ Quạt giải nhiệt dàn nóng không chạy hoặc yếu, lắp ráp không đúng loại.

+ Lọc gas (filter) bị nghẹt.

+ Đề tăng-đơ bị nghẹt hay điều chỉnh sai.

+ Sạc gas đầy đủ nhưng vượt quá áp suất tối đa cho phép.

+ Bloc lạnh yếu (mòn, cũ).

+ Dàn nóng bị nghẹt, đất bụi bám đầy bề mặt làm lượng gió đi qua giảm, hiệu suất giải nhiệt kém.

+ Dàn lạnh bị nghẹt bên trong hay bụi bám đầy bề mặt toả nhiệt bên ngoài.

- Sạc dư gas hoặc thiếu gas quá thì có hại gì không?

- Hệ thống lạnh làm việc trong điều kiện thiếu gas, độ lạnh sẽ kém. Nếu gas bị xì nhiều, áp suất trong hệ thống giảm đi dưới mức an toàn, rơ le bảo vệ áp suất sẽ tự động tắt bloc. Ở loại xe không có rơ le bảo vệ áp suất thấp, khi thiếu gas, bloc vẫn chạy bình thường (kể cả khi hết hẳn gas). Điều này sẽ ảnh hưởng nặng tới bloc dẫn đến gãy dên, hoặc pít tông nén bị trầy, vỡ.

Ngược lại khi sạc dư gas, áp suất vượt quá mức quy định, độ lạnh chẳng những không tăng lên mà còn giảm đi. Sạc gas dư còn làm áp suất trong hệ thống tăng cao hơn bình thường, làm giảm tuổi thọ của các bộ phận, dễ gây ra tình trạng nổ ống gas. Sạc dư còn làm động cơ bị “nặng” hơn do xe phải kéo nặng hơn, công suất của xe bị giảm, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.

Khi nhiệt độ môi trường là 30-35 độ C, tốc độ của máy là 2.000 vòng/phút, ở điều kiện bình thường, áp suất gas khi sạc đúng là 206-213 PSI (14,5-15 kg/cm2).

Theo Ôtô - Xe Máy VN​
[/blockquote]
 
Last edited by a moderator:
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Ưu, nhược điểm các loại phanh ôtô</h2> [blockquote]Hiện tại, phanh đĩa dần thay thế phanh tang trống trên xe hơi nhờ những ưu điểm vượt trội của nó. Tuy nhiên, phanh đĩa cần bảo dưỡng thường kỳ và phanh bánh sau thông thường bao giờ cũng mòn nhanh hơn phanh bánh trước.

Có những vấn đề kỹ thuật không dễ trả lời như tại sao các nhà sản xuất lại lắp 4 phanh đĩa trên các bánh cho một số xe trong khi số khác lại lắp 2 phanh đĩa bánh trước và 2 phanh tang trống bánh sau? Hệ thống nào tốt hơn và thế nào là đĩa phanh làm mát? Dưới đây là những câu trả lời của các chuyên gia.

Phanh tang trống trên tất cả các bánh là tiêu chuẩn cho xe hơi từ nhiều thập kỷ trước. Ở kiểu phanh này, áp suất thủy lực tác động lên piston và truyền cho má phanh để áp sát vào tang trống. Vật liệu ma sát trên má phanh sẽ tiếp xúc với tang trống, làm chậm tốc độ quay của tang trống và trục bánh.
Brake-Drum.jpg

Cấu tạo hệ thống phanh tang trống. (Faculty delhi)

Trên thực tế, phanh tang trống hoạt động hiệu quả tại một số thời điểm. Tuy nhiên, những trường hợp muốn dừng xe ở tốc độ cao thường gặp phải vấn đề với loại phanh này. Khi bị nóng do ma sát, tang trống sẽ giãn nở và má phanh phải đi một đoạn đường xa hơn mới có thể tiếp xúc với nó. Do vậy, chân phanh cũng phải có lực đạp lớn hơn. Bên cạnh đó, khí sinh ra từ vật liệu má phanh bị đốt nóng không thoát được và lưu lại giữa má và tang trống khiến khả năng hãm bị giảm. Có thể lần đầu phanh từ vận tốc cao, hệ thống vẫn hoạt động bình thường nhưng nếu quá trình lặp lại nhiều lần, hiện tượng phanh không "ăn" sẽ diễn ra và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Các nhà sản xuất thường thêm một số miếng nhôm vào tang trống để làm mát, cùng với những đoạn dây phanh kim loại. Tuy nhiên, đây là giải pháp tình thế, không thích hợp với những loại xe tính năng cao, tốc độ vận hành lớn.
brakes001.jpg

Cấu tạo một bộ phanh đĩa. (Gcseinengineering)

Do những nhược điểm của phanh tang trống, phanh đĩa ra đời với những ưu điểm vượt trội.

Trước khi "bước chân" lên xe hơi, phanh đĩa được sử dụng trong ngành công nghiệp máy bay và ứng dụng công nghiệp từ khá lâu. Vật liệu ma sát (má phanh) kẹp đĩa kim loại (quay cùng với trục bánh) nhờ áp suất thủy lực từ chân phanh. Phanh đĩa không có xu hướng phanh đột ngột (xe giật mạnh) như phanh tang trống mà có độ cân bằng tốt hơn khi dừng. Hơn nữa, phanh đĩa nằm ngoài nên có những ưu nhược điểm riêng.

Đầu tiên, phanh đĩa có khả năng làm mát tốt hơn bởi dòng không khí đi qua bề mặt vật liệu ma sát dễ hơn. Trên bề mặt đĩa, người ta chia thành những lỗ có tác dụng làm cho không khí giữa hai bề mặt má phanh thoát nhiệt nhanh hơn. Hầu hết các phanh đĩa bánh trước đều có chức năng thông gió bởi chúng đóng vai trò chính (đa số các xe hiện nay đều dẫn động bánh trước) còn phanh đĩa phía sau không có hệ thống làm mát (đĩa không có lỗ) do chúng sinh ít nhiệt.
Discbrake.jpg

Đĩa phanh làm mát (trái) và phanh đĩa đặc. (Oldbritts)

Ưu điểm khác của phanh đĩa là các chất gây hại bị loại khỏi bề mặt đĩa dễ dàng. Nước, dầu hay khí từ vật liệu ma sát dễ dàng thoát ra ngoài, giúp phanh hoạt động tốt hơn. Những chất bẩn như bụi, bùn đất khi bám vào bề mặt, gặp má phanh sẽ bị gạt vào các lỗ thông gió. Sau một thời gian, chúng nặng dần và rơi ra ngoài.

Nhược điểm lớn nhất của phanh đĩa là các chất bẩn, có thể bám vào, gây ăn mòn cơ học hoặc hóa học nhanh nên phải thường xuyên bảo dưỡng. Nếu bị ăn mòn nhiều, đĩa phanh quá mỏng sẽ khiến quá trình tản nhiệt diễn ra chậm và phanh có thể bị gãy.

Đĩa phanh phía trước được làm mát tốt trong khi phanh sau hứng chịu toàn bộ chất bẩn và mảnh vỡ văng ra từ lốp trước nên nhanh mòn hơn, mặc dù ít phanh hơn. Nếu phanh trước phải thay ở 60.000 km thì phanh sau nên thay ở mức 30.000 km

Sưu Tầm[/blockquote]
 
Hạng F
17/5/09
18.998
2.216
113
Gialai
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

toyota cresta nói:
Lỗi thường gặp của hệ thống phun xăng điện tử
Hơ hớ, bác Toy spam quá sá nha, hình như bài ni Hùng tè le đã post ở trang 1, giờ bác đưa nữa hỏng biết đọc bài mô
 
Hạng F
17/5/09
18.998
2.216
113
Gialai
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

toyota cresta nói:
Lỗi thường gặp của hệ thống phun xăng điện tử
[blockquote]Bơm xăng không chạy hoặc yếu, kim phun bị tắc, bộ điều khiển trung tâm hỏng là những bệnh thường gặp nhất trên hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử.

[/blockquote]
Lại nữa rồi, ông 1 đồng 7 đô đã đăng rồi, những bước rất cơ bản, he he... giờ spam nữa hén. cứ đà này từ nay khi off NT bác lên F quá. Em zọt bác đừng quánh em nha...