Các bác ủng hộ phương án nào để giải quyết BOT Cai Lậy?

  • 1. Giữ nguyên trạm thu phí ở vị trí hiện tại

    Bình chọn: 2 1,3%
  • 2. Di dời trạm thu phí về tuyến tránh theo yêu cầu

    Bình chọn: 119 78,3%
  • 3. Đặt hai trạm thu phí

    Bình chọn: 23 15,1%
  • 4. Phương án khác (Mời các bác chia sẻ)

    Bình chọn: 8 5,3%

  • Total voters
    152
Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.342
17.912
113
Lâm Đồng
Ba phương án giải quyết BOT Cai Lậy - làm sao cho đúng?
Bộ GTVT đưa ra 3 kịch bản xử lý điểm nóng BOT Cai Lậy là di dời, giữ nguyên và tăng cường. Nhưng chưa phương án nào giải quyết tối ưu được vấn đề quanh điểm nóng này.
[pagebreak][/pagebreak]

Trong cuộc họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều 4/12, Thủ tướng đã quyết định tạm dừng thu phí trong vòng 30 ngày đối với BOT Cai Lậy để xem xét các vấn đề liên quan.

Bộ cũng đồng thời đưa ra ba kịch bản để giải quyết vấn đề BOT Cai Lậy:
Kịch bản thứ nhất: vẫn giữ nguyên trạm thu phí ở vị trí hiện tại, nhưng tăng cường vận động, cải thiện việc thu phí và phục vụ các nhu cầu của người tham gia giao thông. Ví dụ có chỗ cho lái xe dừng lại khi họ thắc mắc và nội dung thắc mắc sẽ được giải thích.

Kịch bản thứ hai: di dời trạm thu phí về tuyến tránh theo yêu cầu, tức là phá phương án tài chính cũ và tính toán lại. Nhưng theo Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông, kịch bản này phải thương thảo với nhà đầu tư vì liên quan đến thời gian thu phí. "Theo tính toán thì phương án này không khả thi vì thời gian hoàn vốn không đúng như cam kết của hiệp định vay vốn, ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng",

Kịch bản thứ ba, Bộ đưa ra là đặt hai trạm thu phí, một trạm đặt trên quốc lộ cũ để thu phí phần nhà đầu tư bỏ ra đầu tư trên quốc lộ; một trạm được đặt trên tuyến tránh để thu phí phần nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng tuyến đường này.

Ba phương án giải quyết BOT Cai Lậy - làm sao cho đúng?
"Chiều 4/12, Thủ tướng chủ trì hội nghị về BOT Cai Lậy và đã mời tỉnh Tiền Giang, lãnh đạo các bộ ngành liên quan. Quan điểm của Thủ tướng là chủ trương về BOT nhất quán để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài vốn ngân sách Nhà nước. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện những gì chưa đúng thì cơ quan chức năng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân. Những gì thuộc quy định cũ, những gì chưa hợp lòng dân phải lắng nghe. Những gì chưa hợp lòng dân thì phải xem xét nghiêm túc và xử lý với tinh thần tôn trọng nhân dân".

Trên tinh thần thảo luận và xây dựng, mong các bác đóng góp ý kiến giải quyết BOT Cai Lậy này cũng như các trường hợp BOT khác trong tương lai. Chúng ta nên thực hiện theo phương án nào trong số 3 phương án vừa nêu trên?

Liệu có phương án nào khác khiến cho lợi ích của nhân dân và sự ổn định của nhà nước được đảm bảo trong trường hợp này hay không?

Mời các bác nêu ý kiến qua comment dưới đây.

Ảnh: Zing.vn​
 
  • Like
Reactions: cdang
Hạng B2
14/12/15
260
229
43
1 giữ nguyên thì là như hiện nay, sẽ vẫn loạn. 2 là hợp lòng dân nhưng khó xảy ra. 3 thì có vẻ ổn, nửa này nửa kia. Sao không có phương án Bộ GT mua lại phần sửa QL1 bằng tiền phí bảo trì đường bộ và dời BOT về tuyến tránh nhỉ?
 
Hạng B2
21/11/15
203
90
28
37
Theo em, phương án khả thi nhất và đúng nhất là Nhà nước mua lại phần sửa trên QL1 và trạm thu phí đặt ở tuyến tránh. Phương án này sẽ làm phá sản cty chủ quản BOT và 1 số người sẽ không có tiền :)
 
Hạng D
14/8/16
1.836
2.218
113
39
1 giữ nguyên thì là như hiện nay, sẽ vẫn loạn. 2 là hợp lòng dân nhưng khó xảy ra. 3 thì có vẻ ổn, nửa này nửa kia. Sao không có phương án Bộ GT mua lại phần sửa QL1 bằng tiền phí bảo trì đường bộ và dời BOT về tuyến tránh nhỉ?
Ổn gì bác, đặt 2 trạm khả năng tốn tiền 2 lần đó bác! Đặt trạm trong thị xã xe vào lấy hàng, lỡ có việc quay đầu là tốn thêm lần nữa! Phương án 3 là hút máu nhiều nhất!
 
Hạng F
2/3/14
12.226
127.962
113
Nếu thực sự muốn đúng thì dời bot về nhánh và cấm xe tải trọng lớn qua xã, có gì mà khó.

Thực sự là mấy nhà đầu tư không phải có thực lực bỏ 1000 tỉ ra làm đâu các anh, vốn có 200 tỉ thôi còn lại đi vay ngân hàng với sự bảo đảm của nhà nuớc về nợ vay cũng như đảm bảo thời gian hoàn vốn. Các anh chú ý điểm này.
 
Hạng C
28/6/15
670
940
93
Chỉ duy nhất phương án dời đi mới hợp lí, ai ăn ko bắt dân chịu tiền lãi tiền nợ.

Trạm BOT là của cty tư nhân, và giao dịch giữa dân với BOT là giao dịch dân sự, nên nếu dân phản đối thì chính quyền cũng ko can thiệp dc gì đâu :D
 
Hạng D
4/11/16
1.807
3.973
113
Đầu tiên phải công bố hợp đồng BOT cho toàn dân biết và thực hiện quyền giám sát. Sau đó cần kiểm toán độc lập đoạn QL1 nâng cấp, chính phủ trả tiền đoạn QL1 cho nhà đầu tư theo kết quả kiểm toán và các khoản bồi thường khác (nếu có) theo hợp đồng. Tiếp theo, dời trạm vô đường tránh, giá mắc rẻ tuỳ nhà đầu tư tính toán, ai đi thì móc túi trả tiền.
 
Hạng B1
12/11/17
61
21
8
Tôi đề xuất như sau:
Chọn phương án 3
Xe tải, xe khách trên 30 chổ cấm 1 chiều
Phân làn xe lại phu họp chiều xe
Nâng tốc độ chạy xe cho chiều xe trên 4 bánh