Hạng C
14/3/15
980
1.146
93
37
Ho Chi Minh City, Vietnam
Đối với đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe ô tô, mô tô phải di chuyển ở làn đường bên trái, xe thô sơ phải di chuyển ở làn đường bên phải trong cùng.

:3dchoctuc:
 
  • Like
Reactions: Lạc Hoan
Hạng C
28/7/14
569
769
93
(Chinhphu.vn) – Đối với đường có nhiều làn đường được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép.​
Theo phản ánh của ông Nguyễn Hoàng Hải (TP. Hồ Chí Minh), tại những nơi đường hai chiều có dải phân cách cứng phân chia mặt đường thành 2 chiều xe riêng biệt, trên mỗi chiều đi có vạch trắng đứt khúc phân chia thành 2 làn xe cùng chiều (hoặc nhiều làn cùng chiều). Trong khu vực không có biển báo phân làn, không biển báo hướng đi trên mỗi làn. Cụ thể là: Đường Lũy Bán Bích, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh; Đường Phan Văn Hớn, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh; đường QL1A, huyện Thống Nhất, Đồng Nai.
Vậy, theo quy định hiện hành thì xe ô tô, mô tô, xe máy được lưu thông vào làn nào (làn trong hay làn ngoài hay cả 2 làn)? Khi xe ở làn phía ngoài bên trái di chuyển chậm, xe làn trong bên phải di chuyển nhanh hơn thì có bị xử phạt vi phạm vượt phải theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP không? Để lái xe đúng, khi xe ở làn ngoài di chuyển rất chậm, lái xe phải vượt như thế nào?​
Về vấn đề này, Bộ Công an trả lời ông Hải như sau:
Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn; Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái; Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.​
Như vậy, đối với đường có nhiều làn đường được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép. Đối với đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe ô tô, mô tô phải di chuyển ở làn đường bên trái, xe thô sơ phải di chuyển ở làn đường bên phải trong cùng.
Tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định: "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây: Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không cho phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.​
Như vậy, người điều khiển phương tiện không bị xử phạt về quy định vượt phải theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ, khoảng cách và các biển báo, vạch kẻ đường, đồng thời phải chú ý quan sát để vượt theo đúng quy định, đảm bảo an toàn.​
Chinhphu.vn
 
Hạng D
17/8/14
1.920
2.229
113
Vụ vượt phải thì ổn rồi.
Vẫn chưa rõ về vụ đi làn nào, người ta hỏi trường hợp các đường Lũy Bán Bích, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh; Đường Phan Văn Hớn, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh; đường QL1A, huyện Thống Nhất, Đồng Nai mà trả lời đối với đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe ô tô, mô tô phải di chuyển ở làn đường bên trái, xe thô sơ phải di chuyển ở làn đường bên phải trong cùng thì phải hiểu làm sao, mấy đường đó có phải đường một chiều đâu?
Có thể thấy là những người có trách nhiệm rất ngại giải thích điều gì xa hơn phần chữ nghĩa có sẵn trong quy định.
 
Hạng C
7/4/13
866
625
93
Vậy là cho phép được 2 làn các bác nhé nếu đảm bảo tốc độ khoản cách an toàn và tín hiệu đầy đủ. Phải in để trong xe mới được.
Anh TOÀN ƠI, không biết a có in cái này ra rồi đi khiếu kiện đòi lại tiền được không???:3dgoidien:Chờ phản hồi bác nha.
 
Hạng C
28/7/14
569
769
93
ủa, Đường một chiều phải là những đường như Nguyễn Đình Chiểu, còn đường có chiều ngược lại thì đâu gọi là đường 1 chiều. chứ người hỏi có hỏi là các con đường đó có phải là đường 1 chiều hay không?