Hạng B2
29/6/09
312
73
28
Bảy rủi ro khi ký hợp đồng ủy quyền ô tô</h2> [blockquote]- Rủi ro thứ nhất: một bên vẫn có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền trên cơ sở hợp đồng này được xác lập nhằm che giấu giao dịch mua bán ô tô, vốn là giao dịch thuộc ý chí đích thực của các bên.

- Rủi ro thứ hai: Theo Điều 589 BLDS, hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt đương nhiên (dù các bên có thỏa thuận khác) trong trường hợp: “bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”.

- Rủi ro thứ ba: Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 588 BLDS;

- Rủi ro thứ tư: khi bên ủy quyền có nghĩa vụ với một bên thứ ba, ví dụ nợ đối tác, cơ quan thuế hay ngân hàng thì theo quy định của Luật Tố tụng dân sự, quản lý thuế, thi hành án... các chủ nợ này có quyền yêu cầu phong tỏa, kê biên và phát mãi các tài sản của bên ủy quyền, bao gồm cả ô tô đã “chuyển nhượng” theo hợp đồng ủy quyền. Trừ khi đã được chuyển giao hợp lệ cho bên thứ ba, về mặt pháp lý ô tô vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ủy quyền. Bên được ủy quyền về bản chất chỉ là đại diện cho chủ sở hữu nên các chủ nợ vẫn có nguyên quyền yêu cầu kê biên và/hoặc phát mãi ô tô để thanh toán cho khoản nợ với mình.

- Rủi ro thứ năm: trên thực tế, người ủy quyền khi ký hợp đồng ủy quyền vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản nhưng do vi phạm pháp luật nên cơ quan tố tụng đã xác định tài sản này là tang vật của vụ án hoặc là tài sản do phạm tội mà có…nếu ngân hàng cần xử lý tài sản này thì sẽ bị cơ quan tố tụng “toét còi”

- Rủi ro thứ sáu: trên thực tế, khi có nhu cầu vay vốn, bên được ủy quyền mang ô tô thế chấp cho ngân hàng thì một số ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài, từ chối việc nhận thế chấp vì các ngân hàng hiểu rõ bản chất và ngần ngại về hệ lụy của giao dịch mua bán - ủy quyền này.

- Rủi ro thứ bảy: còn có một số trường hợp khác mà nếu bên ủy quyền hoặc/và bên được ủy quyền bội tín thì mỗi bên vẫn có thể sử dụng những kỹ thuật nhất định trong việc vận dụng hợp đồng và quy định của pháp luật để tước đi một cách hợp pháp quyền lợi của bên kia. Ví dụ: có vụ việc xảy ra khi ký Hợp đồng ủy quyền xong (giao dịch thực chất là mua bán), một thời gian sau. bên ủy quyền có văn bản đề nghị ngân hàng A không nhận cầm cố.[/blockquote]
 
Hạng D
3/4/10
1.612
13
38
38
Đã dám bỏ nhiêu đó tiền mua xe thì các Bác làm ơn đừng tiếc tiền sang tên, đăng ký mới, ủy quyền người chịu thiệt là mình chứ ai, tính toán chi dăm mưoi triệu để rồi mất cả chiếc xe
 
Hạng B2
30/6/08
107
1
18
Sài Gòn
Thấy ghê quá, hiểm nguy trùng trùng, nhưng mà chỉ người mua là " bị" thôi nhỉ
 
Hạng B2
2/2/12
147
0
0
102
bác phân tích chi tiết em đọc xong thấy cũng lo, vì xe em hiện giờ cũng được ủy quyền từ chủ cũ, nhưng xe và giấy tờ mình nắm thì chắc cũng khó trừ khi hên xui
 
Hạng D
12/3/11
1.908
1
0
Đọc được cái này trên báo pháp luật : các bác làm HD uỷ quyền không nên làm giấy Uỷ quyền

25/01/2012 - 05:30
Kinh nghiệm pháp lý: Giấy hay hợp đồng ủy quyền - cái nào lợi?
(PL-NS)- Bà B. là chủ một căn nhà cùng quyền sử dụng đất trên đường Hồng Bàng (phường 12, quận 6, TP.HCM). Do đã lớn tuổi nên bà B. có ý định để lại toàn bộ tài sản trên cho cháu dâu là bà T. Tháng 8-2010, bà B. đến Văn phòng công chứng Chợ Lớn lập di chúc chỉ định bà T. là người được thụ hưởng di sản của bà B. trong trường hợp bà B. qua đời.
[*]Kinh nghiệm pháp lý: Cẩn thận lưu giữ chứng cứ [/list] Ngoài ra, hai bên còn ký “hợp đồng ủy quyền” với nội dung bà T. được thay mặt và nhân danh bà B. chuyển nhượng, tặng cho, hủy hợp đồng chuyển nhượng, hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Thời hạn ủy quyền là 20 năm kể từ ngày lập hợp đồng.
Một tháng sau, tại Văn phòng công chứng Chợ Lớn, bà T. ký “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở” căn nhà trên cho người khác với giá 2 tỉ đồng. Ngay sau khi ký hợp đồng, bên mua đã giao đủ tiền cho bà T., bà T. đã ký văn bản giao nhà, đất cho bên mua.

Sau đó, bà B. cho rằng mình đã bị bà T. lợi dụng. Bà B. thừa nhận vì không hiểu biết pháp luật nên đã ký văn bản ủy quyền cho bà T. bán nhà, thực tế bà B. không có ý định bán nhà.

Tháng 10-2010, bà B. khởi kiện tại TAND quận 11 (nơi bà T. cư trú) yêu cầu hủy “hợp đồng ủy quyền” và “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở”.

Ngược lại, bên mua với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đã yêu cầu tòa buộc bà B. phải giao nền đất và bồi thường thiệt hại 35 triệu đồng là phần trị giá xây dựng của căn nhà mà bà B. đã đập bỏ.

Mới đây, TAND quận 11 (TP.HCM) xử sơ thẩm vụ án và nhận định việc ký kết hợp đồng ủy quyền giữa bà B. và bà T. tuân thủ đúng trình tự; đôi bên ký tên trước mặt công chứng viên và đã được công chứng viên chứng thực, nội dung hợp đồng không trái pháp luật. Do vậy, “hợp đồng ủy quyền” vừa nêu có giá trị pháp lý, được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án. Bà B. khai vì không hiểu biết pháp luật nên bị bà T. lợi dụng ký hợp đồng ủy quyền nhưng ngoài lời khai, bà B. không xuất trình được chứng cứ chứng minh việc mình bị lợi dụng nên lời khai này không có cơ sở để xem xét. Trong khi đó, phía bà T. còn xuất trình được “đơn yêu cầu” lập hồi tháng 9-2010 có chữ ký và chữ viết tay ghi tên người làm đơn là bà B. Nội dung đơn thể hiện ý chí của bà B. đồng ý ủy quyền cho bà T. bán căn nhà với giá 2 tỉ đồng.

Như vậy, có cơ sở để khẳng định rằng việc bà B. ủy quyền cho bà T. bán nhà là có thật, xuất phát từ ý chí tự nguyện của bà B. Do đó, bà T. ký “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở” là thuộc phạm vi được ủy quyền, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nên có giá trị pháp lý.

Từ đó, hội đồng xét xử đã không chấp nhận các yêu cầu của bà B. về việc hủy bỏ “hợp đồng ủy quyền” xác lập giữa bà với bà T. và “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà” xác lập giữa bà T. với bà H. Cấp sơ thẩm cũng buộc bà B. phải giao nền đất và 35 triệu tiền thiệt hại theo yêu cầu của bên mua.

KINH NGHIỆM PHÁP LÝ: Điều 581 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Trong vụ án này, các bên thỏa thuận thời hạn ủy quyền là 20 năm kể từ ngày lập hợp đồng. Nội dung hợp đồng ủy quyền ghi rõ bà T. được thay mặt và nhân danh bà B. chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Giữa hai bên chưa từng thay đổi hay hủy bỏ hợp đồng ủy quyền. Bà T. ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất là hoàn toàn phù hợp với nội dung và phạm vi được ủy quyền. Do vậy, bà B. phải chịu trách nhiệm đối với việc bà T. đã thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Nhân vụ án này, bạn đọc nên lưu ý thêm về vấn đề ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền chỉ là hình thức ủy quyền, còn bản chất của việc ủy quyền vẫn là “việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện” quy định tại Điều 139 của Bộ luật Dân sự năm 2005.

Chọn hình thức ủy quyền nào là do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, hợp đồng ủy quyền sẽ phức tạp hơn nhiều so với giấy ủy quyền. Khi ký hợp đồng ủy quyền, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải cùng nhau ký vào hợp đồng. Còn với giấy ủy quyền, bên ủy quyền chỉ cần ký tên, chứng thực chữ ký tại phòng tư pháp của UBND theo quy định tại Nghị định số 79 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.


Điều 44 Luật Công chứng năm 2006 quy định: “Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng”. Do đó, nếu muốn hủy hợp đồng ủy quyền, hai bên phải thỏa thuận với nhau và cùng đến phòng công chứng để hủy hợp đồng ủy quyền đã lập trước đây. Hợp đồng ủy quyền khó hủy như vậy thì giấy ủy quyền lại rất dễ hủy, chỉ cần tuân thủ Điều 588 của Bộ luật Dân sự năm 2005.
HOÀNG YẾN​
(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 173)​

 
Hạng D
11/1/11
2.356
2.407
113
Earth
Cho em hỏi nếu 2 bên đã làm hđ ủy quyền và kèm thêm 1 hợp đồng mua bán, nếu xra những trường hợp trên thì bên mua có bị mất tài sản đó không vậy các bác?
 
Hạng B2
29/6/09
312
73
28
Nguyên tắc là bác đã mua bán thì bắt buộc phải sang tên rồi, nên nếu xảy ra tranh chấp vẫn rắc rối như thường:D
 
Hạng D
31/3/10
1.003
417
83
Chưa thấy đề cập đến thiệt hại (nếu có) của bên ủy quyền (bên bán). Ví dụ: người nhận uỷ quyền sử dụng xe vào mục đích phạm tội, gây tai nạn...
 
Hạng D
12/3/11
1.908
1
0
Đầu Bạc nói:
Chưa thấy đề cập đến thiệt hại (nếu có) của bên ủy quyền (bên bán). Ví dụ: người nhận uỷ quyền sử dụng xe vào mục đích phạm tội, gây tai nạn...
Bên uỷ quyền có nhiều rủi ro hơn bên được uỷ quyền, Chưa xét đến trường hợp tai nạn hay phạm tội. Nếu xe vi phạm luật GT mà XXX xử phạt bằng hình camera thì người nhận qđ xử phạt là người bán xe .
Trường hợp tai nạn nghiêm trọng hay phạm tội... người ủy quyền có khả năng nằm ấp để chờ điều tra hay truy tìm ra người được uỷ quyền.[>:p]
 
Last edited by a moderator: