Tập Lái
4/8/20
19
0
1
31
Người già nằm liệt lâu ngày rất dễ xuất hiện những mảng loét trên da. Do nhiều yếu tố, vết loét thường khó lành và dễ dàng lan rộng nếu chăm sóc không đúng cách. Vì vậy, tìm ra cách chữa vết loét da cho người già vẫn luôn là mong muốn của nhiều người.
4 bước chữa loét da cho người già nằm liệt
cach-chua-vet-loet-da1.jpg

Hình ảnh minh họa bệnh nhân nằm liệt
1. Nâng đỡ thể trạng
Nâng đỡ thể trạng là những biện pháp cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Trên cơ sở đó, người bệnh sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ít phải chịu sự tấn công từ mầm bệnh bên ngoài.
Những biện pháp nâng đỡ thể trạng cho bệnh nhân nằm liệt
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cả 4 nhóm chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Đảm bảo không thiếu máu: Truyền máu cho người bệnh khi cần thiết.
  • Giảm đau: dùng các thuốc giảm đau NSAIDs nếu đau nhẹ hoặc các thuốc nhóm OPIOID nếu đau nặng.
  • Chăm sóc tiêu tiểu không tự chủ: Đóng bỉm, vệ sinh sạch sẽ, không để chất tiết của cơ thể dính bẩn lên vết loét.
Nâng đỡ thể trạng được coi là bước nền tảng trước khi sang những bước chăm sóc tiếp theo. Vì vậy, đây là quá trình không thể bỏ qua với mọi bệnh nhân bị loét da.
2. Giảm áp lực tỳ đè lên vết loét da
Áp lực tỳ đè là nguyên nhân chủ yếu gây nên những vết loét da ở người già nằm liệt. Do bị đè ép lâu ngày, mạch máu bị tổn thương, tắc hẹp, khiến máu không thể lưu thông bình thường. Quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng tới nuôi tế bào theo đó cũng bị gián đoạn. Các tế bào da thiếu chất nuôi dưỡng hoại tử dần, hình thành vết loét ngày càng sâu và rộng.
dieu-tri-loet-ty-de-7.jpg

Bệnh nhân cần được xoay trở tư thế thường xuyên và sử dụng đệm hỗ trợ giảm áp lực tỳ đè
Ngay khi phát hiện loét da, bệnh nhân cần được giảm lực tỳ đè – nguyên nhân chủ yếu gây loét. Các chuyên gia y tế khuyến cáo một số biện pháp hiệu quả để giảm lực tỳ đè:
  • Thay đổi tư thế mỗi 2 giờ nếu bệnh nhân nằm liệt, hoặc mỗi 15 phút nếu bệnh nhân ngồi xe lăn.
  • Nằm đầu cao 30 độ
  • Tập vận động
  • Sử dụng giường, ghế đẩy trợ giúp đặc biệt, nhằm duy trì áp lực tì đè < 32 mmHg.
  • Dùng cách sản phẩm hỗ trợ giảm áp lực như: đệm khí, đệm nước…
3. Chăm sóc vết loét da đúng cách
3.1. Loại bỏ mô hoại tử
Mô hoại tử là những bụi bẩn, mảnh da chết, dịch rỉ viêm… che phủ lên bề mặt da. Chúng tạo lớp màng che chắn bảo vệ vi khuẩn trên vết loét, tạo mùi hôi khó chịu. Đồng thời, chúng còn ngăn cản tác dụng tiêu diệt mầm bệnh của dung dịch sát khuẩn ngoài da.
Các bước loại bỏ mô hoại tử:
  • Dùng một chiếc nhíp sạch, đã được sát trùng để gắp bỏ các mảnh vụn hoại tử. Có thể sát trùng nhíp bằng cách hơ nóng hoặc ngâm trong dung dịch sát khuẩn.
  • Thấm ẩm nước muối sinh lý vào một chiếc khăn sạch, lau nhẹ nhàng trên vết loét da.
3.2. Rửa vết loét bằng dung dịch sát khuẩn
Rửa vết loét da bằng dung dịch sát khuẩn là bước chăm sóc có vai trò quan trọng nhất.
  • Giúp loại bỏ các vi sinh vật, mảnh vụn hoại tử da, tạp chất và dịch viêm.
  • Đảm bảo vết loét được sạch sẽ, giảm mùi hôi khó chịu, không bị cản trở quá trình lành thương tự nhiên.
  • Ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn gây tổn thương sâu hơn và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu.
Cách rửa vết loét da hàng ngày:
  • Lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp
  • Lau/rửa/xịt vết loét bằng dung dịch sát khuẩn 2-3 lần/ngày.
Lưu ý: Nhiều sản phẩm sản khuẩn có tác dụng phụ là gây tổn thương mô, khiến vết thương chậm lành. Vì vậy, khi lựa chọn dung dịch kháng khuẩn, cần cân nhắc giữa lợi ích làm sạch vết thương và nguy cơ tổn thương của mô mới.

3.3. Dùng kem dưỡng ẩm cho vết loét

Theo các nghiên cứu khoa học, độ ẩm thích hợp sẽ thúc đẩy tổn thương da nhanh lành hơn. Vì vậy, dùng kem dưỡng ẩm là bước chăm sóc nên được áp dụng để loét nhanh hồi phục.
Có thể tham khảo một số loại kem dưỡng ẩm như: Dizigone Nano Bạc, kem vaselin, kem cừu…
3.4. Băng vết loét
loet-ty-de-vung-cung-cut-2.jpg

Hình ảnh minh họa băng vết loét
Băng vết loét giúp duy trì môi trường ẩm và kiểm soát tình trạng tiết dịch rỉ viêm. Đồng thời, nó tạo hàng rào ngăn cản các vi sinh vật có hại xâm nhập vết loét, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Bên cạnh đó, nó cũng che chắn vết loét khỏi ma sát với quần áo, chăn đệm, tránh làm đau và khiến tình trạng loét nặng hơn.
Cách chọn băng gạc và băng vết loét da cho người già nằm liệt:
  • Lựa chọn loại băng vết loét phù hợp: nên chọn băng hydrocolloid.
  • Băng vết loét cho bệnh nhân
  • Thay băng hàng ngày để kiểm tra tiến triển vết loét.
3.5. Dùng thuốc kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng cho vết loét da có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Những dấu hiệu đó có thể là: sốt, vết loét chảy dịch màu vàng hoặc xanh lá cây, đau nhiều…
Kháng sinh chỉ được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Người chăm bệnh không được tự ý mua kháng sinh cho người bệnh, đồng thời cần cho bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tuyệt đối.
4. Điều trị ngoại khoa
Khi vết loét da quá sâu và rộng, thậm chí làm lộ cơ, xương, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ có can thiệp ngoại khoa phù hợp như cắt bỏ mô hoại tử, ghép da… Các bước điều trị ngoại khoa sẽ tùy vào tình trạng vết loét và thể trạng của bệnh nhân. Đây là cách chữa vết loét da hiện đại, tiên tiên nhất, nhưng đòi hỏi chi phí đắt tiền.
Cách chữa vết loét da cho người già nằm liệt theo phân độ
4 bước chăm sóc loét da trên được nêu chung cho những người bệnh nằm liệt. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng cần áp dụng cả 4 bước này. Nhận biết phân độ loét sẽ giúp xác định đúng cách chữa vết loét da phù hợp nhất cho người bệnh.
1. Các phân độ loét da ở người già nằm liệt
4-giai-doan-loet-ty-de.jpg

Hình minh họa 4 phân độ loét da
Phân độ 1:
  • Da chưa bị bị mất
  • Da có màu đỏ nhạt
  • Da cứng và ấm hoặc lạnh hơn so với những vùng da xung quanh
  • Có cảm giác đau
Phân độ 2:
  • Vùng da tỳ đè dày lên, sau đó loét trợt nông hoặc loét thành hố. Đáy vết thương có màu đỏ hoặc hồng, chưa có tế bào chết màu vàng đục.
  • Bên cạnh đó, những tổn thương ở vùng da lồi xương có dạng bọng nước, phồng rộp trên da, có màu trắng cũng được phân vào loét tỳ đè độ 2. Nếu tổn thương lớn hơn 1cm thì rất khó liền trở lại.
Phân độ 3:
  • Vùng da chết bị lột ra
  • Vết loét ăn sâu hết phần hoại tử của các tổ chức dưới da đến gần lớp cơ.
  • Xuất hiện một hố loét sâu, đáy ổ loét có thể ăn lan ra xung quanh, lộ ra lớp tế bào mỡ.
  • Xuất hiện tế bào hoại tử màu vàng đục nhưng chưa làm lộ đến xương, gân, cơ.
Phân độ 4:
  • Da bị phá hủy hoàn toàn, vết loét càng lúc càng ăn sâu ra xung quanh.
  • Các mô bị hoại tử, ăn sâu xuống phía dưới tới các lớp cơ, gân, xương
  • Đáy vết loét có màu vàng đục, nâu, xám hay khô đen do mô hoại tử
  • Xuất hiện đường hầm, lỗ rò.
2. Cách chữa loét da theo phân độ loét
dizigone-nhanh-lanh-vet-thuong-vet-loet.jpg

Vết loét nhanh khô se, liền da non khi được chăm sóc đúng cách bằng bộ sản phẩm Dizigone
Loét phân độ 1
  • Nâng đỡ thể trạng
  • Giảm áp lực tỳ đè
Loét phân độ 2
  • Nâng đỡ thể trạng
  • Giảm áp lực tỳ đè
  • Chăm sóc vết loét
Loét phân độ 3
  • Nâng đỡ thể trạng
  • Giảm áp lực tỳ đè
  • Chăm sóc vết loét
  • Cân nhắc điều trị ngoại khoa
Loét phân độ 4
  • Nâng đỡ thể trạng
  • Giảm áp lực tỳ đè
  • Chăm sóc vết loét
  • Điều trị ngoại khoa
Những sai lầm khi chữa vết loét da cho người già nằm liệt
1. Dùng dung dịch sát khuẩn không phù hợp
Như đã nói ở trên, nhiều dung dịch sát khuẩn chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nhưng lại khiến tổn thương da chậm lành. Những sản phẩm ấy khiến loét rất lâu khỏi, thậm chí còn có xu hướng mở rộng hơn. Do là vết thương hở, nên loét da thường khó lựa chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp. Nó phải đáp ứng đủ những tiêu chí:
Các tiêu chí của dung dịch sát khuẩn vết loét da
  • Phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh.
  • Tác dụng nhanh, mau chóng loại bỏ mầm bệnh, thúc đẩy tốc độ lành da.
  • Giúp loại bỏ được mùi khó chịu tại vết loét.
  • Không gây đau, xót khi sử dụng.
  • An toàn cho cơ thể khi sử dụng kéo dài, trên diện tích rộng.
  • Tiêu diệt được màng biofilm – một trong những thủ phạm chính khiến loét da chậm lành.
  • Không gây độc cho mô hạt mới – giúp vết loét lành một cách nhanh chóng, tự nhiên.
  • Không màu, dễ quan sát tiến triển vết loét. [/ads_custom_box]
Không dễ để một dung dịch sát khuẩn đạt được tất cả các tiêu chí trên. Trong đó, kém hiệu quả trên màng bioflim, gây độc mô hạt là những nhược điểm khó khắc phục nhất.

lanh-vet-thuong-dizigone-resize.jpg

Bộ sản phẩm kháng khuẩn – dưỡng ẩm ưu việt của Dizigone

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp hoàn hảo cho vết loét da ở người già. Dựa trên công nghệ kháng khuẩn ion ưu việt, Dizigone ra đời và đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của một dung dịch sát khuẩn vết loét da lý tưởng. Dizigone giúp vết loét khô se chỉ sau 3 ngày và khử ngay mùi hôi khó chịu của những vùng da hoại tử.
Cách sử dụng dung dịch Dizigone rửa vết loét da hàng ngày:
  • Lau/xịt/rửa vết loét da bằng dung dịch Dizigone 3-4 lần/ngày.
  • Sau khi dùng, để nguyên dung dịch trên da tối thiểu 30s. Không cần rửa lại bằng nước.
  • Để tăng hiệu quả kháng khuẩn, lành da của Dizigone, nên dùng kết hợp với kem Dizigone Nano Bạc. Dizigone Nano Bạc giúp x3 khả năng kháng khuẩn, đồng thời duy trì độ ẩm thích hợp cho vết loét. Bôi kem Dizigone Nano Bạc sau mỗi lần rửa vết loét bằng dung dịch Dizigone là cách sử dụng tối ưu nhất
nguyen-tam.jpg

Phản hồi tích cưc của khách hàng sau khi sử dụng Dizigone để chữa loét da cho người già
2. Không vệ sinh đúng cách
Người già nằm liệt dễ gặp tình trạng đại, tiểu tiện không tự chủ. Nếu không vệ sinh kịp thời, chất tiết có thể rây bẩn vào vết loét, khiến tình trạng loét ngày càng trở nên tồi tệ.
Để tránh sai lầm này, người chăm bệnh cần thường xuyên kiểm tra bệnh nhân. Sau mỗi lần đi vệ sinh, cần thay rửa nhanh chóng cho bệnh nhân và lau vết loét bằng dung dịch sát khuẩn.
——————
Qua bài viết này, Dizigone đã cung cấp cách chữa vết loét da ở người già nằm liệt với 4 bước cơ bản. Xác định đúng phân độ loét và lựa chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp sẽ giúp việc chăm sóc loét da dễ dàng hơn rất nhiều.

Nguồn: Dizigone.vn
 
Chỉnh sửa cuối: