Hạng D
1/12/06
1.016
11
38
60
Em mới sưu tầm được,post lên để các bác tham khảo:
 [/b]
Tổng quan về các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô[/b]
 [/b]
a. Bảng táp lô [/i][/b]
Là bảng nhựa trên có đó gắn: Bảng đồng hồ, bảng điều khiển, các đèn báo tình trạng hoạt động của xe, công tắc điều khiển máy lạnh, quạt gió, xông kính chống mờ sương, công tắc đèn báo nguy, núm mồi thuốc, núm tay ga, khay gạt tàn, cốp tài liệu, rađio, cửa sổ gió máy lạnh…
- Đồng hồ đo tốc độ: Thể hiện tốc độ xe chạy bằng Km/h, ghi lại tổng số km xe đã chạy, đo cự ly một quãng đường.
- Đồng hồ đo tốc độ động cơ: Thể hiện tốc độ quay của động cơ tính bằng 1000v/phút, vùng màu đỏ báo tốc độ nguy hiểm.
- Đồng hồ báo mức nhiên liệu: Báo mức dầu thực tế trong thùng chứa.
- Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát: Nhiệt độ để để động cơ làm việc tốt nhất khoảng 800C, phía chữ C = lạnh, phía chữ H = nóng.
- Đèn báo rẽ, báo pha/cốt, báo phanh khí xả: sáng lên khi các chế độ đó đang làm việc.
- Đèn báo mức nhiên liệu: sáng lên khi mức dầu trong thùng chứa ít hơn quy định.
- Đèn báo áp lực dầu bôi trơn: sáng lên khi mở công tắc chính và tắt khi máy nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống bôi trơn có vấn đề, cần kiểm tra lại.
- Đèn báo xạc bình/máy phát điện: sáng lên khi mở công tắc chính và tắt ngay khi nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống điện có vấn đề cần kiểm tra lại.
- Đèn báo tình trạng của bộ lọc nước: sáng lên khi cốc lọc đầy nước cần xả hết nước.
- Đèn báo bugi xông máy: sáng lên khi mở công tắc chính, tắt đi khi máy được xông nóng.
- Đèn báo mức dầu phanh và gài phanh tay: Sáng khi mở công tắc chính và tắt khi máy đã nổ. Khi máy nổ mà đèn sáng là dầu cạn hoặc phanh đang gài.
- Đèn “ BRAKE BOOSTEE” báo bộ trợ lực phanh: Đèn báo sáng, đồng thời kèn báo kêu là áp suất trong bầu trợ lực yếu hay mức dầu trong bình chứa thấp. Chú ý áp suất hơI, dầu thiếu sẽ làm cho phanh không đạt hiệu quả cao, nguy hiểm.
b. Cần điều khiển đèn[/i][/b]
- Núm cần: Có 3 nấc: nấc OFF = tắt, nấc 2 = mở, các đèn gầm, kích thước, đèn sau, đèn soi bảng số, các đèn trên bảng điều khiển, Nấc 3 Mở đèn pha/cốt cùng các đèn trên.
- Đẩy cần ra trước, kéo ra sau là mở các đèn báo rẽ, nâng lên hạ xuống là nháy đèn xin đường, nháy (cốt/ pha).
c. Điều khiển gạt nước mưa[/i][/b]
Có 4 nấc: Nấc 1: Tắt, nấc 2: quét gián đoạn, nấc 3: Quét chậm, nấc 4: Quét nhanh, bấm vào núm đầu cần là mở khoá bơm nước rửa kính, nâng vành phía tay lái là mở khoá hãm bô. (Công tắc phanh khí xả) khoá hãm bô chỉ hoạt động khi máy còn nổ, khi không tác dụng vào bàn đạp ly hợp, bàn đạp ga và cần số không ở vị trí số 0.
d. Công tắc chính (khoá điện) [/i][/b]
Nằm ở cổ trục tay lái. Có 4 nấc LOCK = khoá tay lái, chìa khoá chỉ đút vào rút ra ở nấc này, ACC = cấp điện hạn chế cho một số thiết bị, ON = cấp điện lúc xông máy, lúc máy hoạt động, START = vị trí khởi động máy, chìa khoá tự động trả về vị trí ON khi bỏ tay ra.
e. Ghế lái [/i][/b]
Đặt bên trái buồng lái điều chỉnh dọc được nhờ ray trượt và cơ cấu hãm, lưng ghế cũng được điều chỉnh để phù hợp với kích thước của người lái nhờ chốt hãm.
f. Bàn đạp ly hợp[/i][/b]
Gắn trên giá đỡ bên trái trục tay lái. Có nhiệm vụ điều khiển ly hợp nối, ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền động phía sau.
g. Bàn đạp phanh[/i][/b]
Gắn trên giá đỡ bên phải trục tay lái, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống phanh làm việc.
h. Bàn đạp ga. [/i][/b]
Gắn trên sàn xe nhờ khớp bản lề, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu làm việc.
i. Phanh tay. [/i][/b]
Dùng cố định xe khi dừng, đỗ, phối hợp phanh chân khi dừng xe khẩn cấp.
j. Cần điều khiển số. [/i][/b]
Nằm ở bên phải người lái, dùng điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số làm thay đổi tốc độ chuyển động của xe.Khi thay đổi số, lòng tay phải để lên núm cần số, dùng lực cánh tay tác động để thay đổi số. Chú ý: Tay trái cầm chặt tay lái, người ngồi thẳng, thả lỏng cơ thể tránh trường hợp vào số kéo theo vành tay lái.
 [/b]
 [/b]
 [/b]
 [/b]
Kỹ thuật lái xe an toàn[/b]
 
Lái xe ôtô là một môn thể thao thực thụ. Để điều khiển thành thạo ôtô cần phải có sức khoẻ, ý chí, cá tính, sự tập luyện, tính kiên nhẫn và thói quen tập trung, nhưng tất cả những cái đó chỉ có thể rèn luyện hoàn thiện thong quá trình thực tế lái xe và thâm niên cầm vô-lăng.
1- Trước hết, một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự an toàn trong lái xe là tốc độ. Những người lái xe đều biết rằng, còn gì thú hơn, khi được lướt với tốc độ hơn 100km/h trên đường vắng vẻ, nắng vàng rực rỡ cảnh thiên nhiên hữu tình, nhưng khônh phải ai cũng biết và ý thức được rằng chính những lúc lái xe với tốc độ cao như vậy lại dễ xảy ra tai nạn nhất, do người lái thường chủ quan nên không làm chủ được tay lái và không xử lý tình huống kịp thời.
2- Thời tiết cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc lái xe không an toàn. Ví dụ khi trời khô ráo, xe đang chạy với tốc độ 60km/h, khi bắt buộc phải phanh gấp thì ôtô sẽ bị trượt đi khoảng 40-45cm, còn khi trời mưa thì khoảng cách bị trượt sẽ từ 90 đến 140m!!!.
3- Ban đêm, người lái xe thường có cảm giác xe chạy chậm hơn ban ngày mặc dù chạy cùng 1 tốc độ vì người lái xe không thấy rõ các cảnh vật lướt qua sau cửa kính xe. Do đó, người lái xe - nhất là người mới cầm lái thiếu kinh nghiệm thường có xu hường tăng tốc khi lái xe ban đêm và thế là tai nạn có thể xảy ra.
4- Khi tránh một chiếc ôtô khác chạy ngược chiều, người lái thường có cảm giác đường không đủ rộng và tốc độ của xe chạy ngược chiều càng cao thì cảm giác đó càng mạnh. Một số lái xe ít kinh nghiệm, do cảm giác sợ bị va quệt nên vào thời điểm tránh nhau thường bẻ tay lái gấp và như vậy có thể dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
5- Ban đêm, thỉnh thoảng do lái xe quá mệt mỏi vì khi lái xe đường dài, người lái xe có thể nhìn thấy ảo ảnh trên đường. Các hiện tượng ảo ảnh này rất đa dạng, nó có thể là một con thú chạy qua đường, một căn nhà đứng sừng sững giữa đường hoặc có thể là những vật thể không rõ hình dáng. Trong những trường hợp như vậy, theo phản xạ tự nhiên, người lái xe thường phanh gấp hay là bẻ mạnh vô-lăng và chỉ sau đó mới ngỡ ngàng nhận ra rằng không hề có một chướng ngại vật gì trước mặt. Thật đáng tiếc đó là một sai lầm hết sức nghiêm trọng vì thực tế hoàn toàn có thể xuất hiện những chướng ngại vật có thật trên đường. Những biện pháp thông thường để ngăn ngừa hiện tượng ảo ảnh như trò chuyện với bạn đồng hành, nghe đài… đều không có tác dụng. Cách duy nhất để phòng hiện tượng này đó là ngủ đủ giấc hoặc có sự nghỉ ngơi, dù chỉ là ngắn ngủi./.
 [/i]
Tư thế ngồi khi lái xe ô tô[/b]
 [/i]
Tất cả các tai nạn xẩy ra trên đường không chỉ do người lái xe thiếu kinh nghiệm, mặc dù cũng chính lý do này thường gây ra những tai nạn đáng tiếc. Ngoài ra,còn có những nguyên nhân khách quan khác cũng có thể dẫn tới hậu quả đánh buồn trên đường. Thật đáng tiếc là hầu hết các lái xe, đôi khi cả lái xe chuyên nghiệp cũng không lưu tâm một cách đúng mức tới chúng và một trong những nguyên nhân đó là tư thế ngồi đúng của người lái xe.
Nhiều người lái xe, do tư thế ngồi sai, có cảm giác khó chịu và bất tiện khi lái xe. Rồi khi đã xẩy ra tai nạn thì họ thường đổ lỗi cho một cái gì đó có vẻ như rất "thực tế" và “hợp lý”: Nào thì đường thì xấu, lái xe đâm vào mình trình độ kém, nào là tầm nhìn hạn chế, xe của mình lại có trục trặc kỹ thuật… Tuy nhiên, chính tư thế ngồi không đúng đã làm cho người lái xe mất đi những giây đồng hồ quý giá giúp cho người ta có thể kịp thời xử lý trong những trường hợp khẩn cấp.
Khi người lái xe thanh minh rằng anh ta đã “không kịp” phanh lại trước khi đâm vào một xe khác, có nghĩa là anh ta đã không nhìn thấy những gì xẩy ra trước mặt. Dĩ nhiên, ngồi thoải mái, rộng rãi khi lái xe rất dễ chịu nhưng trong tư thế này, với chân phải tới bàn đạp phanh cũng như xoay vô lăng về hướng cần thiết sẽ khó hơn nhiều. Những người lái xe chuyên nghiệp luôn tạo cho mình thói quen điều chỉnh nghế ngồi trước khi khởi hành. Từ kinh nghiệm của họ, ta có thể rút ra một số nguyên tắc điều chỉnh ghế lái xe để không bị mệt mỏi khi lái và phản xạ kịp thời trước các tình huống khẩn cấp trên đường. Không phải vô cớ mà các bác tài chuyên nghiệp vẫn thường nói rằng trong những tình huốnh như vậy, phải biết “nghĩ” bằng đôi bàn chân và đôi tay.
1. Để điều chỉnh đúng ghế ngồi, bạn hãy cho ngả lưng ghế ra phía sau một chút, chân trái đạp côn sát sàn, sau đó điều chỉnh ghế về phía trước hay phía sau lưng (trong một số model cao cấp có thể chỉnh được cả độ cao của ghế) tới lúc khi đạp côn sát sàn, chân trái vẫn còn phải hơi gập lại một chút. Như vậy, khi xẩy ra các tình huống phức tạp trên đường đi thì bạn có thể xử lý chân phanh và chân côn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
2. Để điều chỉnh lưng ghế, một tay bạn nắm vô-lăng ở điểm cao nhất, tay kia điều chỉnh lưng ghế sao cho lưng bạn áp sát vào lưng ghế. Tư thế như vậy sẽ không chỉ giúp đôi tay bạn hoạt động thoải mái, chính xác hơn mà còn giúp bạn “cảm nhận” được toàn bộ chiếc xe của mình.
3. Để kiểm tra xem tư thế của mình đã đúng chưa, bạn hãy thắt dây an toàn lại, sau đó đặt bàn tay trái lên điểm cao nhất của vô-lăng, còn tay phải bạn đưa cần số lên số 3. Nếu khi làm các thao tác này lưng bạn vẫn áp sát lưng ghế thì tư thế ngồi của bạn hoàn toàn đúng.
Ngoài ra, để hạn chế khả năng xảy ra tai nạn tới mức tối đa, bạn cũng nên nhớ và thực hiện 5 nguyên tắc đơn giản sau đây:
1. Tạo cho mình thói quen giữ vô-lăng ở phần nửa trên theo nguyên tắc “mười giờ mười phút”.
2. Áp thật sát lưng vào ghế ngồi.
3. Tháo đi tất cả những gì thuộc về mục “đồ chơi” không cần thiết làm bạn dễ mất tạp trung từ các kính xe và bảng điều khiển.
4. Vặn nhỏ đài hoặc bang cát-sét, tốt nhất là tắt hẳn đi.
5. Không nói chuyện với bạn đồng hành trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp./.
 
 [/b]
Quy trình tăng, giảm số: (số nóng) [/b]
1. Tăng số. [/i][/b]
Đang ở số 0, đạp ly hợp, vào số 1, nhả ly hợp hai hành trình. 1/2 hành trình đầu nhả nhanh cho tới tầm tiếp xúc của đĩa ép với bánh đà, 1/2 còn lại nhả từ từ đồng thời tăng nhẹ ga từ từ đến tốc độ phù hợp với số 2, giảm ga, đạp ly hợp, ra số 0, nhả nhanh ly hợp, đạp ly hợp vào số 2, nhả ly hợp hai hành trình. 1/2 hành trình đầu nhả nhanh cho tới tầm tiếp xúc của đĩa ép với bánh đà, 1/2 còn lại nhả từ từ đồng thời tăng nhẹ ga từ từ đến tốc độ phù hợp với số 3, cứ như vậy tăng theo thứ tự cho đến số cao nhất. (số 5).
2. Giảm số. [/i][/b]
Đang ở số 5, giảm ga, đạp nhanh ly hợp, ra số 0, nhả nhanh ly hợp, vù ga, đạp nhanh ly hợp, về số 4, nhả ly hợp hai hành trình. 1/2 hành trình đầu nhả nhanh, 1/2 hành trình đầu nhả chậm. Cứ như vậy giảm theo thứ tự cho đến số thấp nhất (số 1). Có thể giảm số tuỳ theo trường hợp cụ thể.
Chú ý: Khi tăng số phải tăng ga, khi giảm số phải vù ga./.
 
 
 
Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên xuống dốc an toàn[/b]
 
Trước tiên, xin bạn luôn nhớ phòng tránh đừng để tai nạn xe ô tô xảy ra ở dốc cao (thường 1 bên dốc là vực sâu); bởi lẽ hậu quả của nó sẽ khủng khiếp làm chết nhiều người hoặc phá hủy phương tiện, hàng hóa. Đặc biệt lưu ý nguyên nhân về kỹ thuật thao tác lái xe lên, xuống dốc gây nên do các chuyên gia ATGT khuyến cao sau đây:
1. Trước khi lên dốc, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) nhất thiết phải kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga bộ lốp; nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải xử lý kỹ thuật ngay.
2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả.
3. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật nhanh, nhạykhi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp xe chở nặng.
4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng tổng hợp cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.
5. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua tay áo): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.
6. Khi xe xuống dốc phà (nhất là dốc đứng): khi xuống đến và bánh xe chạm vào cầu dẫn, cho xe dừng lại giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà./.
 
 
Kỹ thuật lái xe ô tô[/b]
 
Người lái luôn có lỗi trong mọi tai nạn giao thông! Nguyên nhân duy nhất: không nắm được các nguyên tắc lái xe cơ bản. Nghe có vẻ ngược đời, nhưng thực tế là như vậy! Nguyên nhân của phần lớn sự cố giao thông là không có sự phối hợp “ôtô- người lái” vì người lái không biết trong các trường hợp đặc biệt, chiếc xe sẽ phản ứng ra sao, và thêm vào đó họ lại còn thao tác sai.
1. Lỗi điển hình thứ nhất - Tư thế ngồi sai[/i][/b]
Một số người thích ngồi “thoải mái” trên ghế, còn những người khác lại ngồi rât “nghiêm túc” - tỳ ngực vào vô-lăng, thu hai tay vào nách và dí mũi vào kính trước. Họ cho đó là tư thế thuận tiện nhất, nhưng không biết rằng trong các trường hợp khẩn cấp, chính lỗi này sẽ gây ra tất cả!. Với thế ngồi “thoải mái” thì bạn có thể thò khuỷnh tay trái ra ngoài cửa xe, và chỉ dung hai ngón tay của bàn tay phải để xoay vô-lăng, thế có vẻ là dân chơi “sành điệu”! Nhưng khi gặp tình huống khẩn cấp, trước hết bạn sẽ mất vài phần giây để ngồi thẳng người lên, tóm lấy vô-lăng. Còn nếu bạn ngồi “nghiêm túc” cả người hướng về phía trước, thì hai tay thường nắm rất chắc phía trên vô-lăng. Trong thực tế, cả hai tư thế này đều không cho phép phản ứng nhanh với tình huống xẩy ra. Tư thế ngồi duy nhất đúng: lưng thẳng và dựa vào lưng ghế. Hai đầu gối gần như thẳng để dễ dàng đạp tới chân côn và ga, hai tay vươn tới trước sao cho cổ tay chạm nhẹ vào vô-lăng. Nhẹ nhàng và chắc chắn nắm vô-lăng bằng cả hai tay, đặt bàn tay ở vị trí “10 giờ” và “2 giờ”. Kinh nghiệm cho thấy đây là tư thế ngồi mà bạn có thể thả tay khỏi vô-lăng và nhấc chân khỏi bàn đạp. Nếu cơ thể bạn không thay đổi - bạn đã ngồi đúng, nếu bạn bị nghiêng tới trước hoặc ngả về sau - bạn đã ngồi sai.
2. Lỗi điển hình thứ hai – Vòng xe[/i][/b]
Nhiều người vòng xe như sau: trước hết về số 0, tiếp theo vừa phanh xe vừa vào cua, và sau cùng là tăng tốc độ. Chính cách “lái xe” này thực tế đã làm xe mất điều khiển. Dưới đây là “quy tắc vàng” ba bước giúp bạn vòng xe trong bất kỳ điều kiện nào - mưa hay nắng.
Bước 1- giảm tốc độ
Chỉ được phanh xe khi đang đi thẳng, không được đạp phanh khi quay vô-lăng. Nếu cần có thể về số thấp, nhưng chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột, nếu đường trơn. Nhiệm vụ của bước này là: giảm tốc độ khi xe đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.
Bước 2- nhả phanh rồi mới được quay vô-lăng đúng một góc cần thiết, và giữ nguyên không cần chỉnh thêm.
Khi xe đang lượn cần giữ ga đều và đảm bảo tốc độ, không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga trên mặt đường trơn có thể làm trượt xe.
Bước 3– đã vượt khúc cua.
Trả vô-lăng về thẳng hướng, sau đó tăng ga. Nhưng thực tế thường phức tạp hơn nhiều: một khách bộ hành băng qua đường, hoặc một chiếc xe đạp đang phóng tới…
Trong trường hợp này tất nhiên bạn sẽ phải phối hợp sử dụng cả hai tay lẫn hai chân
3. Thử phản ứng của xe[/i][/b]
Người lái luôn phải biêt chính xác phản ứng của xe trong các trường hợp khẩn cấp, và cảm nhận được mọi giới hạn của nó. Muốn vậy chỉ có mộy cách duy nhất - thử xe trên bãi trống. Trước hết cần phanh gấp ở tốc độ cao, ước lượng độ dài vệt phanh và xem phản ứng của xe. một số địa hình có thể bị lắc khi phanh gấp và do đó cần chỉnh vô-lăng để giữ cân bằng. Ngoài ra, bạn cần nhận biết bằng sống lưng của mình thời điểm bánh xe bị trượt và xe ngừng lăn (nếu không có hệ thống ABS).
Tiếp theo hãy lái xe theo các đường tròn và đường số 8 có bán kính khác nhau để xem phản ứng của xe với vô-lăng khi vòng nhanh. Xe sẽ ra sao nếu lúc ấy bạn lại phanh gấp? Cần thử phản ứng của xe trên bãi trơn trượt với các kiểu dẫn động trước, sau hay 4 bánh. Mỗi kiểu dẫn động có một cách lái riêng. Mọi người thường sai lầm ở đây, ví dụ cho rằng dẫn động 4 bánh cho phép phóng nhanh trên đường trơn. Điều này không hoàn toàn đúng, vì khi xe bị trượt thì điều khiển một chiếc xe dẫn động 4 bánh có khi lại khó hơn một chiếc hatchback dẫn động trước…
ĐIỀU QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG:
Không nên nghĩ là qua một khoá đặc biệt nào, bạn sẽ là tay lái siêu hạng suốt đời. Theo thời gian, mọi kỹ năng sẽ mất đi, nếu chúng không được thường xuyên củng cố./.
 
 
Kỹ thuật phanh xe ô tô[/b]
 
Thao tác phanh mới nhìn qua tưởng như không có gì phức tạp: giảm tốc độ, đạp phanh! Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Trước khi đi vào sự tinh tế của thao tác phanh, chúng ta thử trả lời một câu hỏi tưởng như quá dễ: “Cần biết phanh đúng để làm gì?”. Trên thực tế, kiến thức này sẽ đảm bảo mức an toàn tối đa cho bạn cũng như cho chiếc xe của bạn, và hiệu quả phanh trong cả quá trình, từ thời gian phản ứng của tài xế, thời gian xử lý của hệ thống phanh và độ trượt của xe từ khi phanh đến khi dừng hẳn. Trước hết, cần nắm rõ một số đặc điểm về phanh, sau đó thực hành những thao tác phanh phổ biến và hiệu quả nhất. Mặc dù các hệ thống phanh tiên tiến nhất như ABS, EDB, BA… Ngày càng hỗ trợ nhiều hơn cho người lái, giúp họ phanh dễ dàng hơn và hiệu quả hơn, nhưng vẫn có rất nhiều điểm tinh tế, mà bất cứ ai nắm được chúng sẽ giảm được tối đa những sai lầm có thể xẩy ra.
Vị trí chân và tư thế ngồi[/i][/b]
Không nên đẩy nghế ngồi quá xa để tránh tình trạng không đủ lực khi đạp phanh gấp lại. Còn ghế quá gần sẽ khó khăn khi di chuyển chân từ bàn đap ga sang bàn đạp phanh và giảm cảm giác lực tác dụng lên bàn chân.
Các biện pháp an toàn[/i][/b]
Trước khi phanh nên quan sát gương chiếu hậu. Không nên đạp phanh gấp, gây trượt, khó kiểm soát tay lái. Nếu xe được trạng bị ABS, việc phanh gấp tại khúc cua có thể khiến xe mất ổn định. Nên cố gắng tránh đạp phanh ở những chỗ xóc, giảm ga và phanh trước lúc đến chỗ xóc là tốt nhất, nếu không rất có thể xảy ra hỏng hóc phanh và giảm tốc độ. Vì khi tốc độ đột ngột giảm, các bộ phận sẽ chịu tải lớn hơn do lực quán tính và lực phanh. Đó là lý thuyết, còn trên thực tế có rất nhiều cách phanh. Việc nắm vững và sử dụng thành thạo một số cách phanh đơn giản và an toàn nhất là cực kỳ quan trọng và cần thiết cho người lái.
Phanh cơ bản[/i][/b]
Cách này được coi là phổ biến nhất bằng việc đạp mạnh chân phanh và khi vừa cảm thấy bánh xe bắt đầu trượt nhẹ nhảng nhả bớt chân phanh. Khi bánh xe hết trượt , lại đạp mạnh chân phanh cho đến khi xe dừng lại hoàn toàn. Vận tốc xe càng lớn thì lực đạp phanh càng phải mạnh. Kỹ thuật phanh này rất có ích khi cần phanh gấp với tốc độ trên 100km/h, và nếu thành thạo nó , bạn có thể tránh được thời điểm rất nguy hiểm khi phanh như : trượt bánh và mất lái.
Phanh kết hợp [/i][/b]
Là một trong những kỹ thuật phanh hiệu quả nhất khi quá trình phanh xẩy ra không chỉ nhờ hệ thống phanh mà còn cả động cơ qua việc cài số thấp. Ưu thế của nó là quãng đường phanh gắn hơn và quán tính quay của động cơ giúp bánh xe khỏi bị trượt. Kỹ thuật cơ bản của phanh tổng hợp là: khi đạp phanh, nhanh chóng chuyển xuống số thấp hơn, chẳng hạn từ số 4 xuống 3 sau đó là 2 và 1 cho đến khi xe dừng hẳn.
Phanh từng bước [/i][/b]
Được coi là kỹ thuật phanh dễ thực hiện nhất qua việc đạp phanh nhiều lần với lực phanh thay đổi đều đặn cho đến khi xe dừng hẳn. Kỹ thuật cơ bản là cú đạp phanh đầu tiên phải đủ mạnh để tăng cảm giác chân phanh, còn những lần đạp sau đó chỉ cần đảm bảo cho xe chạt chậm dần đến khi dừng hẳn. Tất nhiên, phanh như vậy , chỉ thích hợp trong trường hợp bình thường, không xẩy ra tình trạng bất ngờ. Và thích hợp cho những người mới biết lái xe.
Đạp - nhả liên tục[/i][/b]
Đây là kỹ thuật phanh cần thiết trên đường trơn trượt thông qua việc đạp - nhả chân phanh liên tục giống như hoạt động của hệ thống ABS trên xe, giúp xe không bị trượt, mất lái trên đường xấu. Thời gian thực hành và rèn luyện sẽ cho phép bạn tăng số lần đạp nhả trong thời gian nhất định, đồng nghĩa với việc tăng độ an toàn phanh./.
 
 
Kỹ thuật lùi xe ô tô[/b]
 
Theo con số thống kê, 98% khoảng cách đã đi của ô tô là chuyển động về phía trước, chỉ có 2% là lùi. Tuy nhiên, lùi xe lại là một trong những kỹ năng không thể thiếu được của mỗi tài xế. Kỹ thuật lùi xe trước hết cần biết xoay trở ở bãi đỗ xe, rồi đến lùi xe vào garage, thao tác trong những đoạn hẹp… Tất nhiên, luôn lách về phía trước thì không phải chuyện khó khăn, nhưng nếu là lùi thì lại hoàn toàn khác.
Kỹ thuật [/i][/b]
Kỹ thuật phổ biến nhất là đơn giản nhất là lùi xe trong khi quay đầu nhìn về phía sau. Những người mới biết lái xe nhiều khi phải hạ kính hay mở cả cửa của xe để căn đường. Những người kinh nghiệm hơn thì thường sử dụng gương chiếu hậu. Tất cả các kỹ thuật trên đều có thể sử dụng, nhưng nếu biết được ưu, nhược điểm của chúng thì các bạn có thể tự tin hơn khi ngồi sau tay lái.
+ Khi lùi xe và quay đầu nhìn về phía sau, tài xế sẽ “quên” phần trước và do vậy rất dễ va quệt do không kịp nhận thấy vật cản từ trước hoặc khi vật cản bất ngờ xuất hiện phía trước khi đang lùi xe.
+ Khi lùi và mở cửa xe cùng phía với mình thì người lái không thể quan sát phần phải của xe. Còn vừa lùi vừa thò đầu nhìn qua kính xe cũng có nhược điểm của nó: như thế có nguy cơ đầu người lái va quệt vào đâu đó nhất là nơi chật hẹp hay đông xe quay lại.
+ Kỹ thuật ưu việt nhất là lùi xe cùng với quan sát qua các gương chiếu hậu. Với kỹ thuật này, số “vùng chết” sẽ giảm đi, còn việc luân chuyển liên tục quan sát qua gương và phía trước. Trong kỹ thuật này, việc chỉnh gương hậu có vai trò rất lớn. Khi xe chuyển động về phía trước thì các gương hậu sẽ có hiệu quả nhât khi góc quan sát 2 bên càng rộng. Có nghĩa là nhìn vào gương 2 bên có thể quan sát thấy cạnh ngoài cùng của xe. Nhưng khi lùi thì vùng quan sát quan trọng nhất lại là dưới và phần sau khoảng giữa xe. Tốt nhất là có thể quan sát được vị trí bánh sau, nhưng tiếc là chỉ với các xe đắt tiền mới có góc quan sát như vậy (gương bên sườn sẽ tự động hướng xuống thấp khi cài số lùi). Những người mới biết lái xe thường hay mất phương hướng lùi khi đánh vô-lăng để lùi xe, chỉ cần nhớ rằng khi lùi xe, quay vô-lăng sang bên nào thì xe sẽ lùi về bên đó. Luôn kiểm soát phần đầu xe khi lùi vì mũi xe luôn hướng ra phía ngoài bán kính quay, rất dễ va quệt…
Bài tập[/i][/b]
Tốt nhất là nên thành thạo kỹ thuật lùi xe cùng với việc quan sát qua gương. Bước đầu tiên là tập lùi dọc theo đường thẳng với tầm quan sát rộng. Chọn địa điểm rộng rãi, tập lùi xe dọc theo đoạn đường đánh dấu. Sau đó tăng độ phức tạp qua việc căn khoảng cách giữa bánh xe và vạch đánh dấu theo những khoảng cách định sẵn. Bước thứ hai là tập lùi vào gara. Để thực hành, hãy dựng garage (bằng vật dụng tuỳ ý) với khoảng cách cổng hai bên cạnh gương sườn 30- 40cm và tập lùi thẳng, sau đó từ bên trái, bên phải. Bài tập có thể coi là hoàn thành khi bạn dễ dàng lùi xe vào ở bất kỳ góc nào./.
 
 
Kỹ thuật quay vô lăng nhanh[/b]
 
Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và sử lý phức tạp. Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để khắc phục khẩn cấp sai lầm khi điều khiển xe. Có một số phương án xứ lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180o với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
A. Quay vô-lăng sang phải bằng một tay:[/i][/b]
1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô-lăng.
2. Nới lỏng tay nắm vô-lăng bình thường
3. Sử dụng long bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.
4. Quay vô-lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay
5. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.
6. Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.
B. Quay vô-lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay:[/i][/b]
1. Tay trên vô-lăng ở vị trí bình thường.
2. Quay vô-lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.
3. Quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.
4. Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.
5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
6. Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.
Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.
Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng. Điều này, chỉ có thể được chấp nhận, trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.
Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.
C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái:[/i][/b]
1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đằu chuẩn bị vào cua.
2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.
3. Quay vô-lăng sang trái ( tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt theo vô-lăng).
4. Chuyển tay về vị trí bình thường.
Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không thành thạo kỹ thuật quay vô-lăng nhanh. Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường của cầu sau đều được các tài xế dày dặn nhận ra ngay sau 0,3-0,5s. Chính kỹ thuật quay vô-lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.
D. Phương pháp “mạnh”[/i][/b]
Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang. Nếu vận tốc xe không lớn và tài xế kịp thời dự đoán trước được tình huống cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản naod đó. Quay vô-lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10-2” với góc độ đến 1400.Ngoài ra, nó còn thực hiện thao tác nối tiếp nhau của hai tay.
Ví dụ trường hợp quay vô-lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”:
1. Đặt tay ở vị trí cần thiết.
2. Tay phải quay vô-lăng sang phải, tay trái trược xuống dưới.
3. Nắm vô-lăng ở điểm dưới
4. Tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt lên trên
Trả vô-lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp manh. Tuy nhiên, trên thực tế tài xế thường bỏ vô-lăng và đợi nó về vị trí ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô-lăng có thể bị kẹt không quay về vị trí ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vẵn được tình thế bất ngờ./.
 
 
Kỹ thuật lái xe đêm[/i][/b]
 
Trước một chuyến đi dài, người có kinh nghiệm sẽ đưa ra lời khuyên nên đi từ chiều tối để đến nơi vào buổi sáng. Thường thì người ta nói rằng vào ban đêm xe cộ trên đường sẽ ít hơn, lái xe dễ dành hơn và tốc độ nhanh hơn. Chỉ có điều thực tế chứng minh điều ngược lại: lợi thì ít mà hại thì nhiều, phản xạ của người lái cũng chậm hơn, tầm quan sát thường xuyên thay đổi do ánh đèn pha của xe chạy ngược chiều…
Lái xe ban đêm là công việc căng thẳng và phức tạp, ngay cả các lái xe giầu kinh nghiệm. Để có tự tin trên những đường phố hay xa lộ trong bong đêm, tài xế cần phải ghi nhớ một số nguyên tắc đơn giản.
1. Trước hết, luôn phải giữ cho kính xe sạch - cả ngoài và trong. Kính bẩn sẽ làm đèn pha các xe ngược chiều bị nhấp nháy, giảm tầm nhìn (chính vì vậy ngay cả mùa hè tốt nhất cũng nên đổ nước rửa kính vào bình chứ không chỉ là nước thường).
2. Tiếp theo là nên điều chỉnh độ sáng của bảng đồng hồ. Ánh sáng không nên quá mờ đục, phải đủ để đọc được dễ dàng các chỉ số, nhưng cũng không quá sáng gây khó chịu cho người lái. Nếu như có thể điều chỉnh góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều người ngồi ghế sau hay nhiều hành lý) mũi xe càng ngóc cao lên và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.
3. Cuối cùng, không nên quên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm (có nấc chỉnh trên gương). Nếu không bạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.
Nếu thực hiện đủ các bước trên thì  bạn có thể lên đường. Nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù hai bên đường có lắp đèn cao áp sáng trưng đi nữa. Hãy ghi nhớ rằng đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe có sự cố. Cùng với đèn pha gần, nếu cần thiết có thể bật đèn sương mù. Đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược bị chói mắt, và giúp người cầm lái quan sát hai bên vệ đường rõ ràng hơn.
Tất nhiên, tầm quan sát sẽ rõ hơn nếu bật xa. Nhưng tiếc rằng đèn pha chỉ có thể sử dụng trên xa lộ ngoài thành phố, hơn nữa chỉ khi nếu phía trước hay phía sau không có xe chạy ngược chiều. Tuy nhiên, khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Nói tóm lại, nếu muốn vượt, tốt nhất nên nháy pha từ dằng xa để báo trước cho tài xế xe chạy phía trước.
Trên thực tế, đa số tài xế đều chuyển sang pha gần khi nhìn thấy xe chạy ngược chiều. Chỉ có một số ít tài xế lái ẩu và thiếu văn hoá mới muốn làm chói mắt tài xế khác, có điều hành động này sẽ chỉ làm tăng thêm độ mạo hiểm xảy
 
Hạng B2
18/10/16
207
277
63
Sài gòn
Em mới sưu tầm được,post lên để các bác tham khảo:
[/b]
Tổng quan về các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô[/b]
[/b]
a. Bảng táp lô [/i][/b]
Là bảng nhựa trên có đó gắn: Bảng đồng hồ, bảng điều khiển, các đèn báo tình trạng hoạt động của xe, công tắc điều khiển máy lạnh, quạt gió, xông kính chống mờ sương, công tắc đèn báo nguy, núm mồi thuốc, núm tay ga, khay gạt tàn, cốp tài liệu, rađio, cửa sổ gió máy lạnh…
- Đồng hồ đo tốc độ: Thể hiện tốc độ xe chạy bằng Km/h, ghi lại tổng số km xe đã chạy, đo cự ly một quãng đường.
- Đồng hồ đo tốc độ động cơ: Thể hiện tốc độ quay của động cơ tính bằng 1000v/phút, vùng màu đỏ báo tốc độ nguy hiểm.
- Đồng hồ báo mức nhiên liệu: Báo mức dầu thực tế trong thùng chứa.
- Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát: Nhiệt độ để để động cơ làm việc tốt nhất khoảng 800C, phía chữ C = lạnh, phía chữ H = nóng.
- Đèn báo rẽ, báo pha/cốt, báo phanh khí xả: sáng lên khi các chế độ đó đang làm việc.
- Đèn báo mức nhiên liệu: sáng lên khi mức dầu trong thùng chứa ít hơn quy định.
- Đèn báo áp lực dầu bôi trơn: sáng lên khi mở công tắc chính và tắt khi máy nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống bôi trơn có vấn đề, cần kiểm tra lại.
- Đèn báo xạc bình/máy phát điện: sáng lên khi mở công tắc chính và tắt ngay khi nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống điện có vấn đề cần kiểm tra lại.
- Đèn báo tình trạng của bộ lọc nước: sáng lên khi cốc lọc đầy nước cần xả hết nước.
- Đèn báo bugi xông máy: sáng lên khi mở công tắc chính, tắt đi khi máy được xông nóng.
- Đèn báo mức dầu phanh và gài phanh tay: Sáng khi mở công tắc chính và tắt khi máy đã nổ. Khi máy nổ mà đèn sáng là dầu cạn hoặc phanh đang gài.
- Đèn “ BRAKE BOOSTEE” báo bộ trợ lực phanh: Đèn báo sáng, đồng thời kèn báo kêu là áp suất trong bầu trợ lực yếu hay mức dầu trong bình chứa thấp. Chú ý áp suất hơI, dầu thiếu sẽ làm cho phanh không đạt hiệu quả cao, nguy hiểm.
b. Cần điều khiển đèn[/i][/b]
- Núm cần: Có 3 nấc: nấc OFF = tắt, nấc 2 = mở, các đèn gầm, kích thước, đèn sau, đèn soi bảng số, các đèn trên bảng điều khiển, Nấc 3 Mở đèn pha/cốt cùng các đèn trên.
- Đẩy cần ra trước, kéo ra sau là mở các đèn báo rẽ, nâng lên hạ xuống là nháy đèn xin đường, nháy (cốt/ pha).
c. Điều khiển gạt nước mưa[/i][/b]
Có 4 nấc: Nấc 1: Tắt, nấc 2: quét gián đoạn, nấc 3: Quét chậm, nấc 4: Quét nhanh, bấm vào núm đầu cần là mở khoá bơm nước rửa kính, nâng vành phía tay lái là mở khoá hãm bô. (Công tắc phanh khí xả) khoá hãm bô chỉ hoạt động khi máy còn nổ, khi không tác dụng vào bàn đạp ly hợp, bàn đạp ga và cần số không ở vị trí số 0.
d. Công tắc chính (khoá điện) [/i][/b]
Nằm ở cổ trục tay lái. Có 4 nấc LOCK = khoá tay lái, chìa khoá chỉ đút vào rút ra ở nấc này, ACC = cấp điện hạn chế cho một số thiết bị, ON = cấp điện lúc xông máy, lúc máy hoạt động, START = vị trí khởi động máy, chìa khoá tự động trả về vị trí ON khi bỏ tay ra.
e. Ghế lái [/i][/b]
Đặt bên trái buồng lái điều chỉnh dọc được nhờ ray trượt và cơ cấu hãm, lưng ghế cũng được điều chỉnh để phù hợp với kích thước của người lái nhờ chốt hãm.
f. Bàn đạp ly hợp[/i][/b]
Gắn trên giá đỡ bên trái trục tay lái. Có nhiệm vụ điều khiển ly hợp nối, ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền động phía sau.
g. Bàn đạp phanh[/i][/b]
Gắn trên giá đỡ bên phải trục tay lái, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống phanh làm việc.
h. Bàn đạp ga. [/i][/b]
Gắn trên sàn xe nhờ khớp bản lề, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu làm việc.
i. Phanh tay. [/i][/b]
Dùng cố định xe khi dừng, đỗ, phối hợp phanh chân khi dừng xe khẩn cấp.
j. Cần điều khiển số. [/i][/b]
Nằm ở bên phải người lái, dùng điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số làm thay đổi tốc độ chuyển động của xe.Khi thay đổi số, lòng tay phải để lên núm cần số, dùng lực cánh tay tác động để thay đổi số. Chú ý: Tay trái cầm chặt tay lái, người ngồi thẳng, thả lỏng cơ thể tránh trường hợp vào số kéo theo vành tay lái.
[/b]
[/b]
[/b]
[/b]
Kỹ thuật lái xe an toàn[/b]

Lái xe ôtô là một môn thể thao thực thụ. Để điều khiển thành thạo ôtô cần phải có sức khoẻ, ý chí, cá tính, sự tập luyện, tính kiên nhẫn và thói quen tập trung, nhưng tất cả những cái đó chỉ có thể rèn luyện hoàn thiện thong quá trình thực tế lái xe và thâm niên cầm vô-lăng.
1- Trước hết, một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự an toàn trong lái xe là tốc độ. Những người lái xe đều biết rằng, còn gì thú hơn, khi được lướt với tốc độ hơn 100km/h trên đường vắng vẻ, nắng vàng rực rỡ cảnh thiên nhiên hữu tình, nhưng khônh phải ai cũng biết và ý thức được rằng chính những lúc lái xe với tốc độ cao như vậy lại dễ xảy ra tai nạn nhất, do người lái thường chủ quan nên không làm chủ được tay lái và không xử lý tình huống kịp thời.
2- Thời tiết cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc lái xe không an toàn. Ví dụ khi trời khô ráo, xe đang chạy với tốc độ 60km/h, khi bắt buộc phải phanh gấp thì ôtô sẽ bị trượt đi khoảng 40-45cm, còn khi trời mưa thì khoảng cách bị trượt sẽ từ 90 đến 140m!!!.
3- Ban đêm, người lái xe thường có cảm giác xe chạy chậm hơn ban ngày mặc dù chạy cùng 1 tốc độ vì người lái xe không thấy rõ các cảnh vật lướt qua sau cửa kính xe. Do đó, người lái xe - nhất là người mới cầm lái thiếu kinh nghiệm thường có xu hường tăng tốc khi lái xe ban đêm và thế là tai nạn có thể xảy ra.
4- Khi tránh một chiếc ôtô khác chạy ngược chiều, người lái thường có cảm giác đường không đủ rộng và tốc độ của xe chạy ngược chiều càng cao thì cảm giác đó càng mạnh. Một số lái xe ít kinh nghiệm, do cảm giác sợ bị va quệt nên vào thời điểm tránh nhau thường bẻ tay lái gấp và như vậy có thể dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
5- Ban đêm, thỉnh thoảng do lái xe quá mệt mỏi vì khi lái xe đường dài, người lái xe có thể nhìn thấy ảo ảnh trên đường. Các hiện tượng ảo ảnh này rất đa dạng, nó có thể là một con thú chạy qua đường, một căn nhà đứng sừng sững giữa đường hoặc có thể là những vật thể không rõ hình dáng. Trong những trường hợp như vậy, theo phản xạ tự nhiên, người lái xe thường phanh gấp hay là bẻ mạnh vô-lăng và chỉ sau đó mới ngỡ ngàng nhận ra rằng không hề có một chướng ngại vật gì trước mặt. Thật đáng tiếc đó là một sai lầm hết sức nghiêm trọng vì thực tế hoàn toàn có thể xuất hiện những chướng ngại vật có thật trên đường. Những biện pháp thông thường để ngăn ngừa hiện tượng ảo ảnh như trò chuyện với bạn đồng hành, nghe đài… đều không có tác dụng. Cách duy nhất để phòng hiện tượng này đó là ngủ đủ giấc hoặc có sự nghỉ ngơi, dù chỉ là ngắn ngủi./.
[/i]
Tư thế ngồi khi lái xe ô tô[/b]
[/i]
Tất cả các tai nạn xẩy ra trên đường không chỉ do người lái xe thiếu kinh nghiệm, mặc dù cũng chính lý do này thường gây ra những tai nạn đáng tiếc. Ngoài ra,còn có những nguyên nhân khách quan khác cũng có thể dẫn tới hậu quả đánh buồn trên đường. Thật đáng tiếc là hầu hết các lái xe, đôi khi cả lái xe chuyên nghiệp cũng không lưu tâm một cách đúng mức tới chúng và một trong những nguyên nhân đó là tư thế ngồi đúng của người lái xe.
Nhiều người lái xe, do tư thế ngồi sai, có cảm giác khó chịu và bất tiện khi lái xe. Rồi khi đã xẩy ra tai nạn thì họ thường đổ lỗi cho một cái gì đó có vẻ như rất "thực tế" và “hợp lý”: Nào thì đường thì xấu, lái xe đâm vào mình trình độ kém, nào là tầm nhìn hạn chế, xe của mình lại có trục trặc kỹ thuật… Tuy nhiên, chính tư thế ngồi không đúng đã làm cho người lái xe mất đi những giây đồng hồ quý giá giúp cho người ta có thể kịp thời xử lý trong những trường hợp khẩn cấp.
Khi người lái xe thanh minh rằng anh ta đã “không kịp” phanh lại trước khi đâm vào một xe khác, có nghĩa là anh ta đã không nhìn thấy những gì xẩy ra trước mặt. Dĩ nhiên, ngồi thoải mái, rộng rãi khi lái xe rất dễ chịu nhưng trong tư thế này, với chân phải tới bàn đạp phanh cũng như xoay vô lăng về hướng cần thiết sẽ khó hơn nhiều. Những người lái xe chuyên nghiệp luôn tạo cho mình thói quen điều chỉnh nghế ngồi trước khi khởi hành. Từ kinh nghiệm của họ, ta có thể rút ra một số nguyên tắc điều chỉnh ghế lái xe để không bị mệt mỏi khi lái và phản xạ kịp thời trước các tình huống khẩn cấp trên đường. Không phải vô cớ mà các bác tài chuyên nghiệp vẫn thường nói rằng trong những tình huốnh như vậy, phải biết “nghĩ” bằng đôi bàn chân và đôi tay.
1. Để điều chỉnh đúng ghế ngồi, bạn hãy cho ngả lưng ghế ra phía sau một chút, chân trái đạp côn sát sàn, sau đó điều chỉnh ghế về phía trước hay phía sau lưng (trong một số model cao cấp có thể chỉnh được cả độ cao của ghế) tới lúc khi đạp côn sát sàn, chân trái vẫn còn phải hơi gập lại một chút. Như vậy, khi xẩy ra các tình huống phức tạp trên đường đi thì bạn có thể xử lý chân phanh và chân côn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
2. Để điều chỉnh lưng ghế, một tay bạn nắm vô-lăng ở điểm cao nhất, tay kia điều chỉnh lưng ghế sao cho lưng bạn áp sát vào lưng ghế. Tư thế như vậy sẽ không chỉ giúp đôi tay bạn hoạt động thoải mái, chính xác hơn mà còn giúp bạn “cảm nhận” được toàn bộ chiếc xe của mình.
3. Để kiểm tra xem tư thế của mình đã đúng chưa, bạn hãy thắt dây an toàn lại, sau đó đặt bàn tay trái lên điểm cao nhất của vô-lăng, còn tay phải bạn đưa cần số lên số 3. Nếu khi làm các thao tác này lưng bạn vẫn áp sát lưng ghế thì tư thế ngồi của bạn hoàn toàn đúng.
Ngoài ra, để hạn chế khả năng xảy ra tai nạn tới mức tối đa, bạn cũng nên nhớ và thực hiện 5 nguyên tắc đơn giản sau đây:
1. Tạo cho mình thói quen giữ vô-lăng ở phần nửa trên theo nguyên tắc “mười giờ mười phút”.
2. Áp thật sát lưng vào ghế ngồi.
3. Tháo đi tất cả những gì thuộc về mục “đồ chơi” không cần thiết làm bạn dễ mất tạp trung từ các kính xe và bảng điều khiển.
4. Vặn nhỏ đài hoặc bang cát-sét, tốt nhất là tắt hẳn đi.
5. Không nói chuyện với bạn đồng hành trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp./.

[/b]
Quy trình tăng, giảm số: (số nóng) [/b]
1. Tăng số. [/i][/b]
Đang ở số 0, đạp ly hợp, vào số 1, nhả ly hợp hai hành trình. 1/2 hành trình đầu nhả nhanh cho tới tầm tiếp xúc của đĩa ép với bánh đà, 1/2 còn lại nhả từ từ đồng thời tăng nhẹ ga từ từ đến tốc độ phù hợp với số 2, giảm ga, đạp ly hợp, ra số 0, nhả nhanh ly hợp, đạp ly hợp vào số 2, nhả ly hợp hai hành trình. 1/2 hành trình đầu nhả nhanh cho tới tầm tiếp xúc của đĩa ép với bánh đà, 1/2 còn lại nhả từ từ đồng thời tăng nhẹ ga từ từ đến tốc độ phù hợp với số 3, cứ như vậy tăng theo thứ tự cho đến số cao nhất. (số 5).
2. Giảm số. [/i][/b]
Đang ở số 5, giảm ga, đạp nhanh ly hợp, ra số 0, nhả nhanh ly hợp, vù ga, đạp nhanh ly hợp, về số 4, nhả ly hợp hai hành trình. 1/2 hành trình đầu nhả nhanh, 1/2 hành trình đầu nhả chậm. Cứ như vậy giảm theo thứ tự cho đến số thấp nhất (số 1). Có thể giảm số tuỳ theo trường hợp cụ thể.
Chú ý: Khi tăng số phải tăng ga, khi giảm số phải vù ga./.



Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên xuống dốc an toàn[/b]

Trước tiên, xin bạn luôn nhớ phòng tránh đừng để tai nạn xe ô tô xảy ra ở dốc cao (thường 1 bên dốc là vực sâu); bởi lẽ hậu quả của nó sẽ khủng khiếp làm chết nhiều người hoặc phá hủy phương tiện, hàng hóa. Đặc biệt lưu ý nguyên nhân về kỹ thuật thao tác lái xe lên, xuống dốc gây nên do các chuyên gia ATGT khuyến cao sau đây:
1. Trước khi lên dốc, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) nhất thiết phải kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga bộ lốp; nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải xử lý kỹ thuật ngay.
2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả.
3. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật nhanh, nhạykhi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp xe chở nặng.
4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng tổng hợp cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.
5. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua tay áo): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.
6. Khi xe xuống dốc phà (nhất là dốc đứng): khi xuống đến và bánh xe chạm vào cầu dẫn, cho xe dừng lại giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà./.


Kỹ thuật lái xe ô tô[/b]

Người lái luôn có lỗi trong mọi tai nạn giao thông! Nguyên nhân duy nhất: không nắm được các nguyên tắc lái xe cơ bản. Nghe có vẻ ngược đời, nhưng thực tế là như vậy! Nguyên nhân của phần lớn sự cố giao thông là không có sự phối hợp “ôtô- người lái” vì người lái không biết trong các trường hợp đặc biệt, chiếc xe sẽ phản ứng ra sao, và thêm vào đó họ lại còn thao tác sai.
1. Lỗi điển hình thứ nhất - Tư thế ngồi sai[/i][/b]
Một số người thích ngồi “thoải mái” trên ghế, còn những người khác lại ngồi rât “nghiêm túc” - tỳ ngực vào vô-lăng, thu hai tay vào nách và dí mũi vào kính trước. Họ cho đó là tư thế thuận tiện nhất, nhưng không biết rằng trong các trường hợp khẩn cấp, chính lỗi này sẽ gây ra tất cả!. Với thế ngồi “thoải mái” thì bạn có thể thò khuỷnh tay trái ra ngoài cửa xe, và chỉ dung hai ngón tay của bàn tay phải để xoay vô-lăng, thế có vẻ là dân chơi “sành điệu”! Nhưng khi gặp tình huống khẩn cấp, trước hết bạn sẽ mất vài phần giây để ngồi thẳng người lên, tóm lấy vô-lăng. Còn nếu bạn ngồi “nghiêm túc” cả người hướng về phía trước, thì hai tay thường nắm rất chắc phía trên vô-lăng. Trong thực tế, cả hai tư thế này đều không cho phép phản ứng nhanh với tình huống xẩy ra. Tư thế ngồi duy nhất đúng: lưng thẳng và dựa vào lưng ghế. Hai đầu gối gần như thẳng để dễ dàng đạp tới chân côn và ga, hai tay vươn tới trước sao cho cổ tay chạm nhẹ vào vô-lăng. Nhẹ nhàng và chắc chắn nắm vô-lăng bằng cả hai tay, đặt bàn tay ở vị trí “10 giờ” và “2 giờ”. Kinh nghiệm cho thấy đây là tư thế ngồi mà bạn có thể thả tay khỏi vô-lăng và nhấc chân khỏi bàn đạp. Nếu cơ thể bạn không thay đổi - bạn đã ngồi đúng, nếu bạn bị nghiêng tới trước hoặc ngả về sau - bạn đã ngồi sai.
2. Lỗi điển hình thứ hai – Vòng xe[/i][/b]
Nhiều người vòng xe như sau: trước hết về số 0, tiếp theo vừa phanh xe vừa vào cua, và sau cùng là tăng tốc độ. Chính cách “lái xe” này thực tế đã làm xe mất điều khiển. Dưới đây là “quy tắc vàng” ba bước giúp bạn vòng xe trong bất kỳ điều kiện nào - mưa hay nắng.
Bước 1- giảm tốc độ
Chỉ được phanh xe khi đang đi thẳng, không được đạp phanh khi quay vô-lăng. Nếu cần có thể về số thấp, nhưng chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột, nếu đường trơn. Nhiệm vụ của bước này là: giảm tốc độ khi xe đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.
Bước 2- nhả phanh rồi mới được quay vô-lăng đúng một góc cần thiết, và giữ nguyên không cần chỉnh thêm.
Khi xe đang lượn cần giữ ga đều và đảm bảo tốc độ, không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga trên mặt đường trơn có thể làm trượt xe.
Bước 3– đã vượt khúc cua.
Trả vô-lăng về thẳng hướng, sau đó tăng ga. Nhưng thực tế thường phức tạp hơn nhiều: một khách bộ hành băng qua đường, hoặc một chiếc xe đạp đang phóng tới…
Trong trường hợp này tất nhiên bạn sẽ phải phối hợp sử dụng cả hai tay lẫn hai chân
3. Thử phản ứng của xe[/i][/b]
Người lái luôn phải biêt chính xác phản ứng của xe trong các trường hợp khẩn cấp, và cảm nhận được mọi giới hạn của nó. Muốn vậy chỉ có mộy cách duy nhất - thử xe trên bãi trống. Trước hết cần phanh gấp ở tốc độ cao, ước lượng độ dài vệt phanh và xem phản ứng của xe. một số địa hình có thể bị lắc khi phanh gấp và do đó cần chỉnh vô-lăng để giữ cân bằng. Ngoài ra, bạn cần nhận biết bằng sống lưng của mình thời điểm bánh xe bị trượt và xe ngừng lăn (nếu không có hệ thống ABS).
Tiếp theo hãy lái xe theo các đường tròn và đường số 8 có bán kính khác nhau để xem phản ứng của xe với vô-lăng khi vòng nhanh. Xe sẽ ra sao nếu lúc ấy bạn lại phanh gấp? Cần thử phản ứng của xe trên bãi trơn trượt với các kiểu dẫn động trước, sau hay 4 bánh. Mỗi kiểu dẫn động có một cách lái riêng. Mọi người thường sai lầm ở đây, ví dụ cho rằng dẫn động 4 bánh cho phép phóng nhanh trên đường trơn. Điều này không hoàn toàn đúng, vì khi xe bị trượt thì điều khiển một chiếc xe dẫn động 4 bánh có khi lại khó hơn một chiếc hatchback dẫn động trước…
ĐIỀU QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG:
Không nên nghĩ là qua một khoá đặc biệt nào, bạn sẽ là tay lái siêu hạng suốt đời. Theo thời gian, mọi kỹ năng sẽ mất đi, nếu chúng không được thường xuyên củng cố./.


Kỹ thuật phanh xe ô tô[/b]

Thao tác phanh mới nhìn qua tưởng như không có gì phức tạp: giảm tốc độ, đạp phanh! Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Trước khi đi vào sự tinh tế của thao tác phanh, chúng ta thử trả lời một câu hỏi tưởng như quá dễ: “Cần biết phanh đúng để làm gì?”. Trên thực tế, kiến thức này sẽ đảm bảo mức an toàn tối đa cho bạn cũng như cho chiếc xe của bạn, và hiệu quả phanh trong cả quá trình, từ thời gian phản ứng của tài xế, thời gian xử lý của hệ thống phanh và độ trượt của xe từ khi phanh đến khi dừng hẳn. Trước hết, cần nắm rõ một số đặc điểm về phanh, sau đó thực hành những thao tác phanh phổ biến và hiệu quả nhất. Mặc dù các hệ thống phanh tiên tiến nhất như ABS, EDB, BA… Ngày càng hỗ trợ nhiều hơn cho người lái, giúp họ phanh dễ dàng hơn và hiệu quả hơn, nhưng vẫn có rất nhiều điểm tinh tế, mà bất cứ ai nắm được chúng sẽ giảm được tối đa những sai lầm có thể xẩy ra.
Vị trí chân và tư thế ngồi[/i][/b]
Không nên đẩy nghế ngồi quá xa để tránh tình trạng không đủ lực khi đạp phanh gấp lại. Còn ghế quá gần sẽ khó khăn khi di chuyển chân từ bàn đap ga sang bàn đạp phanh và giảm cảm giác lực tác dụng lên bàn chân.
Các biện pháp an toàn[/i][/b]
Trước khi phanh nên quan sát gương chiếu hậu. Không nên đạp phanh gấp, gây trượt, khó kiểm soát tay lái. Nếu xe được trạng bị ABS, việc phanh gấp tại khúc cua có thể khiến xe mất ổn định. Nên cố gắng tránh đạp phanh ở những chỗ xóc, giảm ga và phanh trước lúc đến chỗ xóc là tốt nhất, nếu không rất có thể xảy ra hỏng hóc phanh và giảm tốc độ. Vì khi tốc độ đột ngột giảm, các bộ phận sẽ chịu tải lớn hơn do lực quán tính và lực phanh. Đó là lý thuyết, còn trên thực tế có rất nhiều cách phanh. Việc nắm vững và sử dụng thành thạo một số cách phanh đơn giản và an toàn nhất là cực kỳ quan trọng và cần thiết cho người lái.
Phanh cơ bản[/i][/b]
Cách này được coi là phổ biến nhất bằng việc đạp mạnh chân phanh và khi vừa cảm thấy bánh xe bắt đầu trượt nhẹ nhảng nhả bớt chân phanh. Khi bánh xe hết trượt , lại đạp mạnh chân phanh cho đến khi xe dừng lại hoàn toàn. Vận tốc xe càng lớn thì lực đạp phanh càng phải mạnh. Kỹ thuật phanh này rất có ích khi cần phanh gấp với tốc độ trên 100km/h, và nếu thành thạo nó , bạn có thể tránh được thời điểm rất nguy hiểm khi phanh như : trượt bánh và mất lái.
Phanh kết hợp [/i][/b]
Là một trong những kỹ thuật phanh hiệu quả nhất khi quá trình phanh xẩy ra không chỉ nhờ hệ thống phanh mà còn cả động cơ qua việc cài số thấp. Ưu thế của nó là quãng đường phanh gắn hơn và quán tính quay của động cơ giúp bánh xe khỏi bị trượt. Kỹ thuật cơ bản của phanh tổng hợp là: khi đạp phanh, nhanh chóng chuyển xuống số thấp hơn, chẳng hạn từ số 4 xuống 3 sau đó là 2 và 1 cho đến khi xe dừng hẳn.
Phanh từng bước [/i][/b]
Được coi là kỹ thuật phanh dễ thực hiện nhất qua việc đạp phanh nhiều lần với lực phanh thay đổi đều đặn cho đến khi xe dừng hẳn. Kỹ thuật cơ bản là cú đạp phanh đầu tiên phải đủ mạnh để tăng cảm giác chân phanh, còn những lần đạp sau đó chỉ cần đảm bảo cho xe chạt chậm dần đến khi dừng hẳn. Tất nhiên, phanh như vậy , chỉ thích hợp trong trường hợp bình thường, không xẩy ra tình trạng bất ngờ. Và thích hợp cho những người mới biết lái xe.
Đạp - nhả liên tục[/i][/b]
Đây là kỹ thuật phanh cần thiết trên đường trơn trượt thông qua việc đạp - nhả chân phanh liên tục giống như hoạt động của hệ thống ABS trên xe, giúp xe không bị trượt, mất lái trên đường xấu. Thời gian thực hành và rèn luyện sẽ cho phép bạn tăng số lần đạp nhả trong thời gian nhất định, đồng nghĩa với việc tăng độ an toàn phanh./.


Kỹ thuật lùi xe ô tô[/b]

Theo con số thống kê, 98% khoảng cách đã đi của ô tô là chuyển động về phía trước, chỉ có 2% là lùi. Tuy nhiên, lùi xe lại là một trong những kỹ năng không thể thiếu được của mỗi tài xế. Kỹ thuật lùi xe trước hết cần biết xoay trở ở bãi đỗ xe, rồi đến lùi xe vào garage, thao tác trong những đoạn hẹp… Tất nhiên, luôn lách về phía trước thì không phải chuyện khó khăn, nhưng nếu là lùi thì lại hoàn toàn khác.
Kỹ thuật [/i][/b]
Kỹ thuật phổ biến nhất là đơn giản nhất là lùi xe trong khi quay đầu nhìn về phía sau. Những người mới biết lái xe nhiều khi phải hạ kính hay mở cả cửa của xe để căn đường. Những người kinh nghiệm hơn thì thường sử dụng gương chiếu hậu. Tất cả các kỹ thuật trên đều có thể sử dụng, nhưng nếu biết được ưu, nhược điểm của chúng thì các bạn có thể tự tin hơn khi ngồi sau tay lái.
+ Khi lùi xe và quay đầu nhìn về phía sau, tài xế sẽ “quên” phần trước và do vậy rất dễ va quệt do không kịp nhận thấy vật cản từ trước hoặc khi vật cản bất ngờ xuất hiện phía trước khi đang lùi xe.
+ Khi lùi và mở cửa xe cùng phía với mình thì người lái không thể quan sát phần phải của xe. Còn vừa lùi vừa thò đầu nhìn qua kính xe cũng có nhược điểm của nó: như thế có nguy cơ đầu người lái va quệt vào đâu đó nhất là nơi chật hẹp hay đông xe quay lại.
+ Kỹ thuật ưu việt nhất là lùi xe cùng với quan sát qua các gương chiếu hậu. Với kỹ thuật này, số “vùng chết” sẽ giảm đi, còn việc luân chuyển liên tục quan sát qua gương và phía trước. Trong kỹ thuật này, việc chỉnh gương hậu có vai trò rất lớn. Khi xe chuyển động về phía trước thì các gương hậu sẽ có hiệu quả nhât khi góc quan sát 2 bên càng rộng. Có nghĩa là nhìn vào gương 2 bên có thể quan sát thấy cạnh ngoài cùng của xe. Nhưng khi lùi thì vùng quan sát quan trọng nhất lại là dưới và phần sau khoảng giữa xe. Tốt nhất là có thể quan sát được vị trí bánh sau, nhưng tiếc là chỉ với các xe đắt tiền mới có góc quan sát như vậy (gương bên sườn sẽ tự động hướng xuống thấp khi cài số lùi). Những người mới biết lái xe thường hay mất phương hướng lùi khi đánh vô-lăng để lùi xe, chỉ cần nhớ rằng khi lùi xe, quay vô-lăng sang bên nào thì xe sẽ lùi về bên đó. Luôn kiểm soát phần đầu xe khi lùi vì mũi xe luôn hướng ra phía ngoài bán kính quay, rất dễ va quệt…
Bài tập[/i][/b]
Tốt nhất là nên thành thạo kỹ thuật lùi xe cùng với việc quan sát qua gương. Bước đầu tiên là tập lùi dọc theo đường thẳng với tầm quan sát rộng. Chọn địa điểm rộng rãi, tập lùi xe dọc theo đoạn đường đánh dấu. Sau đó tăng độ phức tạp qua việc căn khoảng cách giữa bánh xe và vạch đánh dấu theo những khoảng cách định sẵn. Bước thứ hai là tập lùi vào gara. Để thực hành, hãy dựng garage (bằng vật dụng tuỳ ý) với khoảng cách cổng hai bên cạnh gương sườn 30- 40cm và tập lùi thẳng, sau đó từ bên trái, bên phải. Bài tập có thể coi là hoàn thành khi bạn dễ dàng lùi xe vào ở bất kỳ góc nào./.


Kỹ thuật quay vô lăng nhanh[/b]

Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và sử lý phức tạp. Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để khắc phục khẩn cấp sai lầm khi điều khiển xe. Có một số phương án xứ lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180o với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
A. Quay vô-lăng sang phải bằng một tay:[/i][/b]
1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô-lăng.
2. Nới lỏng tay nắm vô-lăng bình thường
3. Sử dụng long bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.
4. Quay vô-lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay
5. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.
6. Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.
B. Quay vô-lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay:[/i][/b]
1. Tay trên vô-lăng ở vị trí bình thường.
2. Quay vô-lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.
3. Quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.
4. Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.
5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
6. Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.
Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.
Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng. Điều này, chỉ có thể được chấp nhận, trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.
Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.
C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái:[/i][/b]
1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đằu chuẩn bị vào cua.
2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.
3. Quay vô-lăng sang trái ( tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt theo vô-lăng).
4. Chuyển tay về vị trí bình thường.
Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không thành thạo kỹ thuật quay vô-lăng nhanh. Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường của cầu sau đều được các tài xế dày dặn nhận ra ngay sau 0,3-0,5s. Chính kỹ thuật quay vô-lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.
D. Phương pháp “mạnh”[/i][/b]
Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang. Nếu vận tốc xe không lớn và tài xế kịp thời dự đoán trước được tình huống cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản naod đó. Quay vô-lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10-2” với góc độ đến 1400.Ngoài ra, nó còn thực hiện thao tác nối tiếp nhau của hai tay.
Ví dụ trường hợp quay vô-lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”:
1. Đặt tay ở vị trí cần thiết.
2. Tay phải quay vô-lăng sang phải, tay trái trược xuống dưới.
3. Nắm vô-lăng ở điểm dưới
4. Tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt lên trên
Trả vô-lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp manh. Tuy nhiên, trên thực tế tài xế thường bỏ vô-lăng và đợi nó về vị trí ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô-lăng có thể bị kẹt không quay về vị trí ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vẵn được tình thế bất ngờ./.


Kỹ thuật lái xe đêm[/i][/b]

Trước một chuyến đi dài, người có kinh nghiệm sẽ đưa ra lời khuyên nên đi từ chiều tối để đến nơi vào buổi sáng. Thường thì người ta nói rằng vào ban đêm xe cộ trên đường sẽ ít hơn, lái xe dễ dành hơn và tốc độ nhanh hơn. Chỉ có điều thực tế chứng minh điều ngược lại: lợi thì ít mà hại thì nhiều, phản xạ của người lái cũng chậm hơn, tầm quan sát thường xuyên thay đổi do ánh đèn pha của xe chạy ngược chiều…
Lái xe ban đêm là công việc căng thẳng và phức tạp, ngay cả các lái xe giầu kinh nghiệm. Để có tự tin trên những đường phố hay xa lộ trong bong đêm, tài xế cần phải ghi nhớ một số nguyên tắc đơn giản.
1. Trước hết, luôn phải giữ cho kính xe sạch - cả ngoài và trong. Kính bẩn sẽ làm đèn pha các xe ngược chiều bị nhấp nháy, giảm tầm nhìn (chính vì vậy ngay cả mùa hè tốt nhất cũng nên đổ nước rửa kính vào bình chứ không chỉ là nước thường).
2. Tiếp theo là nên điều chỉnh độ sáng của bảng đồng hồ. Ánh sáng không nên quá mờ đục, phải đủ để đọc được dễ dàng các chỉ số, nhưng cũng không quá sáng gây khó chịu cho người lái. Nếu như có thể điều chỉnh góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều người ngồi ghế sau hay nhiều hành lý) mũi xe càng ngóc cao lên và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.
3. Cuối cùng, không nên quên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm (có nấc chỉnh trên gương). Nếu không bạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.
Nếu thực hiện đủ các bước trên thì bạn có thể lên đường. Nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù hai bên đường có lắp đèn cao áp sáng trưng đi nữa. Hãy ghi nhớ rằng đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe có sự cố. Cùng với đèn pha gần, nếu cần thiết có thể bật đèn sương mù. Đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược bị chói mắt, và giúp người cầm lái quan sát hai bên vệ đường rõ ràng hơn.
Tất nhiên, tầm quan sát sẽ rõ hơn nếu bật xa. Nhưng tiếc rằng đèn pha chỉ có thể sử dụng trên xa lộ ngoài thành phố, hơn nữa chỉ khi nếu phía trước hay phía sau không có xe chạy ngược chiều. Tuy nhiên, khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Nói tóm lại, nếu muốn vượt, tốt nhất nên nháy pha từ dằng xa để báo trước cho tài xế xe chạy phía trước.
Trên thực tế, đa số tài xế đều chuyển sang pha gần khi nhìn thấy xe chạy ngược chiều. Chỉ có một số ít tài xế lái ẩu và thiếu văn hoá mới muốn làm chói mắt tài xế khác, có điều hành động này sẽ chỉ làm tăng thêm độ mạo hiểm xảy

Cảm ơn bác! bài viết thật hữu ích và chi tiết...:3dup:
 
4/10/16
467
1.794
93
34
Em mới sưu tầm được,post lên để các bác tham khảo:
[/b]
Tổng quan về các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô[/b]
[/b]
a. Bảng táp lô [/i][/b]
Là bảng nhựa trên có đó gắn: Bảng đồng hồ, bảng điều khiển, các đèn báo tình trạng hoạt động của xe, công tắc điều khiển máy lạnh, quạt gió, xông kính chống mờ sương, công tắc đèn báo nguy, núm mồi thuốc, núm tay ga, khay gạt tàn, cốp tài liệu, rađio, cửa sổ gió máy lạnh…
- Đồng hồ đo tốc độ: Thể hiện tốc độ xe chạy bằng Km/h, ghi lại tổng số km xe đã chạy, đo cự ly một quãng đường.
- Đồng hồ đo tốc độ động cơ: Thể hiện tốc độ quay của động cơ tính bằng 1000v/phút, vùng màu đỏ báo tốc độ nguy hiểm.
- Đồng hồ báo mức nhiên liệu: Báo mức dầu thực tế trong thùng chứa.
- Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát: Nhiệt độ để để động cơ làm việc tốt nhất khoảng 800C, phía chữ C = lạnh, phía chữ H = nóng.
- Đèn báo rẽ, báo pha/cốt, báo phanh khí xả: sáng lên khi các chế độ đó đang làm việc.
- Đèn báo mức nhiên liệu: sáng lên khi mức dầu trong thùng chứa ít hơn quy định.
- Đèn báo áp lực dầu bôi trơn: sáng lên khi mở công tắc chính và tắt khi máy nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống bôi trơn có vấn đề, cần kiểm tra lại.
- Đèn báo xạc bình/máy phát điện: sáng lên khi mở công tắc chính và tắt ngay khi nổ, khi máy đang làm việc mà đèn sáng là hệ thống điện có vấn đề cần kiểm tra lại.
- Đèn báo tình trạng của bộ lọc nước: sáng lên khi cốc lọc đầy nước cần xả hết nước.
- Đèn báo bugi xông máy: sáng lên khi mở công tắc chính, tắt đi khi máy được xông nóng.
- Đèn báo mức dầu phanh và gài phanh tay: Sáng khi mở công tắc chính và tắt khi máy đã nổ. Khi máy nổ mà đèn sáng là dầu cạn hoặc phanh đang gài.
- Đèn “ BRAKE BOOSTEE” báo bộ trợ lực phanh: Đèn báo sáng, đồng thời kèn báo kêu là áp suất trong bầu trợ lực yếu hay mức dầu trong bình chứa thấp. Chú ý áp suất hơI, dầu thiếu sẽ làm cho phanh không đạt hiệu quả cao, nguy hiểm.
b. Cần điều khiển đèn[/i][/b]
- Núm cần: Có 3 nấc: nấc OFF = tắt, nấc 2 = mở, các đèn gầm, kích thước, đèn sau, đèn soi bảng số, các đèn trên bảng điều khiển, Nấc 3 Mở đèn pha/cốt cùng các đèn trên.
- Đẩy cần ra trước, kéo ra sau là mở các đèn báo rẽ, nâng lên hạ xuống là nháy đèn xin đường, nháy (cốt/ pha).
c. Điều khiển gạt nước mưa[/i][/b]
Có 4 nấc: Nấc 1: Tắt, nấc 2: quét gián đoạn, nấc 3: Quét chậm, nấc 4: Quét nhanh, bấm vào núm đầu cần là mở khoá bơm nước rửa kính, nâng vành phía tay lái là mở khoá hãm bô. (Công tắc phanh khí xả) khoá hãm bô chỉ hoạt động khi máy còn nổ, khi không tác dụng vào bàn đạp ly hợp, bàn đạp ga và cần số không ở vị trí số 0.
d. Công tắc chính (khoá điện) [/i][/b]
Nằm ở cổ trục tay lái. Có 4 nấc LOCK = khoá tay lái, chìa khoá chỉ đút vào rút ra ở nấc này, ACC = cấp điện hạn chế cho một số thiết bị, ON = cấp điện lúc xông máy, lúc máy hoạt động, START = vị trí khởi động máy, chìa khoá tự động trả về vị trí ON khi bỏ tay ra.
e. Ghế lái [/i][/b]
Đặt bên trái buồng lái điều chỉnh dọc được nhờ ray trượt và cơ cấu hãm, lưng ghế cũng được điều chỉnh để phù hợp với kích thước của người lái nhờ chốt hãm.
f. Bàn đạp ly hợp[/i][/b]
Gắn trên giá đỡ bên trái trục tay lái. Có nhiệm vụ điều khiển ly hợp nối, ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền động phía sau.
g. Bàn đạp phanh[/i][/b]
Gắn trên giá đỡ bên phải trục tay lái, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống phanh làm việc.
h. Bàn đạp ga. [/i][/b]
Gắn trên sàn xe nhờ khớp bản lề, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu làm việc.
i. Phanh tay. [/i][/b]
Dùng cố định xe khi dừng, đỗ, phối hợp phanh chân khi dừng xe khẩn cấp.
j. Cần điều khiển số. [/i][/b]
Nằm ở bên phải người lái, dùng điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số làm thay đổi tốc độ chuyển động của xe.Khi thay đổi số, lòng tay phải để lên núm cần số, dùng lực cánh tay tác động để thay đổi số. Chú ý: Tay trái cầm chặt tay lái, người ngồi thẳng, thả lỏng cơ thể tránh trường hợp vào số kéo theo vành tay lái.
[/b]
[/b]
[/b]
[/b]
Kỹ thuật lái xe an toàn[/b]

Lái xe ôtô là một môn thể thao thực thụ. Để điều khiển thành thạo ôtô cần phải có sức khoẻ, ý chí, cá tính, sự tập luyện, tính kiên nhẫn và thói quen tập trung, nhưng tất cả những cái đó chỉ có thể rèn luyện hoàn thiện thong quá trình thực tế lái xe và thâm niên cầm vô-lăng.
1- Trước hết, một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự an toàn trong lái xe là tốc độ. Những người lái xe đều biết rằng, còn gì thú hơn, khi được lướt với tốc độ hơn 100km/h trên đường vắng vẻ, nắng vàng rực rỡ cảnh thiên nhiên hữu tình, nhưng khônh phải ai cũng biết và ý thức được rằng chính những lúc lái xe với tốc độ cao như vậy lại dễ xảy ra tai nạn nhất, do người lái thường chủ quan nên không làm chủ được tay lái và không xử lý tình huống kịp thời.
2- Thời tiết cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc lái xe không an toàn. Ví dụ khi trời khô ráo, xe đang chạy với tốc độ 60km/h, khi bắt buộc phải phanh gấp thì ôtô sẽ bị trượt đi khoảng 40-45cm, còn khi trời mưa thì khoảng cách bị trượt sẽ từ 90 đến 140m!!!.
3- Ban đêm, người lái xe thường có cảm giác xe chạy chậm hơn ban ngày mặc dù chạy cùng 1 tốc độ vì người lái xe không thấy rõ các cảnh vật lướt qua sau cửa kính xe. Do đó, người lái xe - nhất là người mới cầm lái thiếu kinh nghiệm thường có xu hường tăng tốc khi lái xe ban đêm và thế là tai nạn có thể xảy ra.
4- Khi tránh một chiếc ôtô khác chạy ngược chiều, người lái thường có cảm giác đường không đủ rộng và tốc độ của xe chạy ngược chiều càng cao thì cảm giác đó càng mạnh. Một số lái xe ít kinh nghiệm, do cảm giác sợ bị va quệt nên vào thời điểm tránh nhau thường bẻ tay lái gấp và như vậy có thể dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
5- Ban đêm, thỉnh thoảng do lái xe quá mệt mỏi vì khi lái xe đường dài, người lái xe có thể nhìn thấy ảo ảnh trên đường. Các hiện tượng ảo ảnh này rất đa dạng, nó có thể là một con thú chạy qua đường, một căn nhà đứng sừng sững giữa đường hoặc có thể là những vật thể không rõ hình dáng. Trong những trường hợp như vậy, theo phản xạ tự nhiên, người lái xe thường phanh gấp hay là bẻ mạnh vô-lăng và chỉ sau đó mới ngỡ ngàng nhận ra rằng không hề có một chướng ngại vật gì trước mặt. Thật đáng tiếc đó là một sai lầm hết sức nghiêm trọng vì thực tế hoàn toàn có thể xuất hiện những chướng ngại vật có thật trên đường. Những biện pháp thông thường để ngăn ngừa hiện tượng ảo ảnh như trò chuyện với bạn đồng hành, nghe đài… đều không có tác dụng. Cách duy nhất để phòng hiện tượng này đó là ngủ đủ giấc hoặc có sự nghỉ ngơi, dù chỉ là ngắn ngủi./.
[/i]
Tư thế ngồi khi lái xe ô tô[/b]
[/i]
Tất cả các tai nạn xẩy ra trên đường không chỉ do người lái xe thiếu kinh nghiệm, mặc dù cũng chính lý do này thường gây ra những tai nạn đáng tiếc. Ngoài ra,còn có những nguyên nhân khách quan khác cũng có thể dẫn tới hậu quả đánh buồn trên đường. Thật đáng tiếc là hầu hết các lái xe, đôi khi cả lái xe chuyên nghiệp cũng không lưu tâm một cách đúng mức tới chúng và một trong những nguyên nhân đó là tư thế ngồi đúng của người lái xe.
Nhiều người lái xe, do tư thế ngồi sai, có cảm giác khó chịu và bất tiện khi lái xe. Rồi khi đã xẩy ra tai nạn thì họ thường đổ lỗi cho một cái gì đó có vẻ như rất "thực tế" và “hợp lý”: Nào thì đường thì xấu, lái xe đâm vào mình trình độ kém, nào là tầm nhìn hạn chế, xe của mình lại có trục trặc kỹ thuật… Tuy nhiên, chính tư thế ngồi không đúng đã làm cho người lái xe mất đi những giây đồng hồ quý giá giúp cho người ta có thể kịp thời xử lý trong những trường hợp khẩn cấp.
Khi người lái xe thanh minh rằng anh ta đã “không kịp” phanh lại trước khi đâm vào một xe khác, có nghĩa là anh ta đã không nhìn thấy những gì xẩy ra trước mặt. Dĩ nhiên, ngồi thoải mái, rộng rãi khi lái xe rất dễ chịu nhưng trong tư thế này, với chân phải tới bàn đạp phanh cũng như xoay vô lăng về hướng cần thiết sẽ khó hơn nhiều. Những người lái xe chuyên nghiệp luôn tạo cho mình thói quen điều chỉnh nghế ngồi trước khi khởi hành. Từ kinh nghiệm của họ, ta có thể rút ra một số nguyên tắc điều chỉnh ghế lái xe để không bị mệt mỏi khi lái và phản xạ kịp thời trước các tình huống khẩn cấp trên đường. Không phải vô cớ mà các bác tài chuyên nghiệp vẫn thường nói rằng trong những tình huốnh như vậy, phải biết “nghĩ” bằng đôi bàn chân và đôi tay.
1. Để điều chỉnh đúng ghế ngồi, bạn hãy cho ngả lưng ghế ra phía sau một chút, chân trái đạp côn sát sàn, sau đó điều chỉnh ghế về phía trước hay phía sau lưng (trong một số model cao cấp có thể chỉnh được cả độ cao của ghế) tới lúc khi đạp côn sát sàn, chân trái vẫn còn phải hơi gập lại một chút. Như vậy, khi xẩy ra các tình huống phức tạp trên đường đi thì bạn có thể xử lý chân phanh và chân côn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
2. Để điều chỉnh lưng ghế, một tay bạn nắm vô-lăng ở điểm cao nhất, tay kia điều chỉnh lưng ghế sao cho lưng bạn áp sát vào lưng ghế. Tư thế như vậy sẽ không chỉ giúp đôi tay bạn hoạt động thoải mái, chính xác hơn mà còn giúp bạn “cảm nhận” được toàn bộ chiếc xe của mình.
3. Để kiểm tra xem tư thế của mình đã đúng chưa, bạn hãy thắt dây an toàn lại, sau đó đặt bàn tay trái lên điểm cao nhất của vô-lăng, còn tay phải bạn đưa cần số lên số 3. Nếu khi làm các thao tác này lưng bạn vẫn áp sát lưng ghế thì tư thế ngồi của bạn hoàn toàn đúng.
Ngoài ra, để hạn chế khả năng xảy ra tai nạn tới mức tối đa, bạn cũng nên nhớ và thực hiện 5 nguyên tắc đơn giản sau đây:
1. Tạo cho mình thói quen giữ vô-lăng ở phần nửa trên theo nguyên tắc “mười giờ mười phút”.
2. Áp thật sát lưng vào ghế ngồi.
3. Tháo đi tất cả những gì thuộc về mục “đồ chơi” không cần thiết làm bạn dễ mất tạp trung từ các kính xe và bảng điều khiển.
4. Vặn nhỏ đài hoặc bang cát-sét, tốt nhất là tắt hẳn đi.
5. Không nói chuyện với bạn đồng hành trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp./.

[/b]
Quy trình tăng, giảm số: (số nóng) [/b]
1. Tăng số. [/i][/b]
Đang ở số 0, đạp ly hợp, vào số 1, nhả ly hợp hai hành trình. 1/2 hành trình đầu nhả nhanh cho tới tầm tiếp xúc của đĩa ép với bánh đà, 1/2 còn lại nhả từ từ đồng thời tăng nhẹ ga từ từ đến tốc độ phù hợp với số 2, giảm ga, đạp ly hợp, ra số 0, nhả nhanh ly hợp, đạp ly hợp vào số 2, nhả ly hợp hai hành trình. 1/2 hành trình đầu nhả nhanh cho tới tầm tiếp xúc của đĩa ép với bánh đà, 1/2 còn lại nhả từ từ đồng thời tăng nhẹ ga từ từ đến tốc độ phù hợp với số 3, cứ như vậy tăng theo thứ tự cho đến số cao nhất. (số 5).
2. Giảm số. [/i][/b]
Đang ở số 5, giảm ga, đạp nhanh ly hợp, ra số 0, nhả nhanh ly hợp, vù ga, đạp nhanh ly hợp, về số 4, nhả ly hợp hai hành trình. 1/2 hành trình đầu nhả nhanh, 1/2 hành trình đầu nhả chậm. Cứ như vậy giảm theo thứ tự cho đến số thấp nhất (số 1). Có thể giảm số tuỳ theo trường hợp cụ thể.
Chú ý: Khi tăng số phải tăng ga, khi giảm số phải vù ga./.



Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên xuống dốc an toàn[/b]

Trước tiên, xin bạn luôn nhớ phòng tránh đừng để tai nạn xe ô tô xảy ra ở dốc cao (thường 1 bên dốc là vực sâu); bởi lẽ hậu quả của nó sẽ khủng khiếp làm chết nhiều người hoặc phá hủy phương tiện, hàng hóa. Đặc biệt lưu ý nguyên nhân về kỹ thuật thao tác lái xe lên, xuống dốc gây nên do các chuyên gia ATGT khuyến cao sau đây:
1. Trước khi lên dốc, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) nhất thiết phải kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga bộ lốp; nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải xử lý kỹ thuật ngay.
2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả.
3. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật nhanh, nhạykhi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp xe chở nặng.
4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng tổng hợp cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.
5. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua tay áo): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.
6. Khi xe xuống dốc phà (nhất là dốc đứng): khi xuống đến và bánh xe chạm vào cầu dẫn, cho xe dừng lại giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà./.


Kỹ thuật lái xe ô tô[/b]

Người lái luôn có lỗi trong mọi tai nạn giao thông! Nguyên nhân duy nhất: không nắm được các nguyên tắc lái xe cơ bản. Nghe có vẻ ngược đời, nhưng thực tế là như vậy! Nguyên nhân của phần lớn sự cố giao thông là không có sự phối hợp “ôtô- người lái” vì người lái không biết trong các trường hợp đặc biệt, chiếc xe sẽ phản ứng ra sao, và thêm vào đó họ lại còn thao tác sai.
1. Lỗi điển hình thứ nhất - Tư thế ngồi sai[/i][/b]
Một số người thích ngồi “thoải mái” trên ghế, còn những người khác lại ngồi rât “nghiêm túc” - tỳ ngực vào vô-lăng, thu hai tay vào nách và dí mũi vào kính trước. Họ cho đó là tư thế thuận tiện nhất, nhưng không biết rằng trong các trường hợp khẩn cấp, chính lỗi này sẽ gây ra tất cả!. Với thế ngồi “thoải mái” thì bạn có thể thò khuỷnh tay trái ra ngoài cửa xe, và chỉ dung hai ngón tay của bàn tay phải để xoay vô-lăng, thế có vẻ là dân chơi “sành điệu”! Nhưng khi gặp tình huống khẩn cấp, trước hết bạn sẽ mất vài phần giây để ngồi thẳng người lên, tóm lấy vô-lăng. Còn nếu bạn ngồi “nghiêm túc” cả người hướng về phía trước, thì hai tay thường nắm rất chắc phía trên vô-lăng. Trong thực tế, cả hai tư thế này đều không cho phép phản ứng nhanh với tình huống xẩy ra. Tư thế ngồi duy nhất đúng: lưng thẳng và dựa vào lưng ghế. Hai đầu gối gần như thẳng để dễ dàng đạp tới chân côn và ga, hai tay vươn tới trước sao cho cổ tay chạm nhẹ vào vô-lăng. Nhẹ nhàng và chắc chắn nắm vô-lăng bằng cả hai tay, đặt bàn tay ở vị trí “10 giờ” và “2 giờ”. Kinh nghiệm cho thấy đây là tư thế ngồi mà bạn có thể thả tay khỏi vô-lăng và nhấc chân khỏi bàn đạp. Nếu cơ thể bạn không thay đổi - bạn đã ngồi đúng, nếu bạn bị nghiêng tới trước hoặc ngả về sau - bạn đã ngồi sai.
2. Lỗi điển hình thứ hai – Vòng xe[/i][/b]
Nhiều người vòng xe như sau: trước hết về số 0, tiếp theo vừa phanh xe vừa vào cua, và sau cùng là tăng tốc độ. Chính cách “lái xe” này thực tế đã làm xe mất điều khiển. Dưới đây là “quy tắc vàng” ba bước giúp bạn vòng xe trong bất kỳ điều kiện nào - mưa hay nắng.
Bước 1- giảm tốc độ
Chỉ được phanh xe khi đang đi thẳng, không được đạp phanh khi quay vô-lăng. Nếu cần có thể về số thấp, nhưng chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột, nếu đường trơn. Nhiệm vụ của bước này là: giảm tốc độ khi xe đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.
Bước 2- nhả phanh rồi mới được quay vô-lăng đúng một góc cần thiết, và giữ nguyên không cần chỉnh thêm.
Khi xe đang lượn cần giữ ga đều và đảm bảo tốc độ, không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga trên mặt đường trơn có thể làm trượt xe.
Bước 3– đã vượt khúc cua.
Trả vô-lăng về thẳng hướng, sau đó tăng ga. Nhưng thực tế thường phức tạp hơn nhiều: một khách bộ hành băng qua đường, hoặc một chiếc xe đạp đang phóng tới…
Trong trường hợp này tất nhiên bạn sẽ phải phối hợp sử dụng cả hai tay lẫn hai chân
3. Thử phản ứng của xe[/i][/b]
Người lái luôn phải biêt chính xác phản ứng của xe trong các trường hợp khẩn cấp, và cảm nhận được mọi giới hạn của nó. Muốn vậy chỉ có mộy cách duy nhất - thử xe trên bãi trống. Trước hết cần phanh gấp ở tốc độ cao, ước lượng độ dài vệt phanh và xem phản ứng của xe. một số địa hình có thể bị lắc khi phanh gấp và do đó cần chỉnh vô-lăng để giữ cân bằng. Ngoài ra, bạn cần nhận biết bằng sống lưng của mình thời điểm bánh xe bị trượt và xe ngừng lăn (nếu không có hệ thống ABS).
Tiếp theo hãy lái xe theo các đường tròn và đường số 8 có bán kính khác nhau để xem phản ứng của xe với vô-lăng khi vòng nhanh. Xe sẽ ra sao nếu lúc ấy bạn lại phanh gấp? Cần thử phản ứng của xe trên bãi trơn trượt với các kiểu dẫn động trước, sau hay 4 bánh. Mỗi kiểu dẫn động có một cách lái riêng. Mọi người thường sai lầm ở đây, ví dụ cho rằng dẫn động 4 bánh cho phép phóng nhanh trên đường trơn. Điều này không hoàn toàn đúng, vì khi xe bị trượt thì điều khiển một chiếc xe dẫn động 4 bánh có khi lại khó hơn một chiếc hatchback dẫn động trước…
ĐIỀU QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG:
Không nên nghĩ là qua một khoá đặc biệt nào, bạn sẽ là tay lái siêu hạng suốt đời. Theo thời gian, mọi kỹ năng sẽ mất đi, nếu chúng không được thường xuyên củng cố./.


Kỹ thuật phanh xe ô tô[/b]

Thao tác phanh mới nhìn qua tưởng như không có gì phức tạp: giảm tốc độ, đạp phanh! Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Trước khi đi vào sự tinh tế của thao tác phanh, chúng ta thử trả lời một câu hỏi tưởng như quá dễ: “Cần biết phanh đúng để làm gì?”. Trên thực tế, kiến thức này sẽ đảm bảo mức an toàn tối đa cho bạn cũng như cho chiếc xe của bạn, và hiệu quả phanh trong cả quá trình, từ thời gian phản ứng của tài xế, thời gian xử lý của hệ thống phanh và độ trượt của xe từ khi phanh đến khi dừng hẳn. Trước hết, cần nắm rõ một số đặc điểm về phanh, sau đó thực hành những thao tác phanh phổ biến và hiệu quả nhất. Mặc dù các hệ thống phanh tiên tiến nhất như ABS, EDB, BA… Ngày càng hỗ trợ nhiều hơn cho người lái, giúp họ phanh dễ dàng hơn và hiệu quả hơn, nhưng vẫn có rất nhiều điểm tinh tế, mà bất cứ ai nắm được chúng sẽ giảm được tối đa những sai lầm có thể xẩy ra.
Vị trí chân và tư thế ngồi[/i][/b]
Không nên đẩy nghế ngồi quá xa để tránh tình trạng không đủ lực khi đạp phanh gấp lại. Còn ghế quá gần sẽ khó khăn khi di chuyển chân từ bàn đap ga sang bàn đạp phanh và giảm cảm giác lực tác dụng lên bàn chân.
Các biện pháp an toàn[/i][/b]
Trước khi phanh nên quan sát gương chiếu hậu. Không nên đạp phanh gấp, gây trượt, khó kiểm soát tay lái. Nếu xe được trạng bị ABS, việc phanh gấp tại khúc cua có thể khiến xe mất ổn định. Nên cố gắng tránh đạp phanh ở những chỗ xóc, giảm ga và phanh trước lúc đến chỗ xóc là tốt nhất, nếu không rất có thể xảy ra hỏng hóc phanh và giảm tốc độ. Vì khi tốc độ đột ngột giảm, các bộ phận sẽ chịu tải lớn hơn do lực quán tính và lực phanh. Đó là lý thuyết, còn trên thực tế có rất nhiều cách phanh. Việc nắm vững và sử dụng thành thạo một số cách phanh đơn giản và an toàn nhất là cực kỳ quan trọng và cần thiết cho người lái.
Phanh cơ bản[/i][/b]
Cách này được coi là phổ biến nhất bằng việc đạp mạnh chân phanh và khi vừa cảm thấy bánh xe bắt đầu trượt nhẹ nhảng nhả bớt chân phanh. Khi bánh xe hết trượt , lại đạp mạnh chân phanh cho đến khi xe dừng lại hoàn toàn. Vận tốc xe càng lớn thì lực đạp phanh càng phải mạnh. Kỹ thuật phanh này rất có ích khi cần phanh gấp với tốc độ trên 100km/h, và nếu thành thạo nó , bạn có thể tránh được thời điểm rất nguy hiểm khi phanh như : trượt bánh và mất lái.
Phanh kết hợp [/i][/b]
Là một trong những kỹ thuật phanh hiệu quả nhất khi quá trình phanh xẩy ra không chỉ nhờ hệ thống phanh mà còn cả động cơ qua việc cài số thấp. Ưu thế của nó là quãng đường phanh gắn hơn và quán tính quay của động cơ giúp bánh xe khỏi bị trượt. Kỹ thuật cơ bản của phanh tổng hợp là: khi đạp phanh, nhanh chóng chuyển xuống số thấp hơn, chẳng hạn từ số 4 xuống 3 sau đó là 2 và 1 cho đến khi xe dừng hẳn.
Phanh từng bước [/i][/b]
Được coi là kỹ thuật phanh dễ thực hiện nhất qua việc đạp phanh nhiều lần với lực phanh thay đổi đều đặn cho đến khi xe dừng hẳn. Kỹ thuật cơ bản là cú đạp phanh đầu tiên phải đủ mạnh để tăng cảm giác chân phanh, còn những lần đạp sau đó chỉ cần đảm bảo cho xe chạt chậm dần đến khi dừng hẳn. Tất nhiên, phanh như vậy , chỉ thích hợp trong trường hợp bình thường, không xẩy ra tình trạng bất ngờ. Và thích hợp cho những người mới biết lái xe.
Đạp - nhả liên tục[/i][/b]
Đây là kỹ thuật phanh cần thiết trên đường trơn trượt thông qua việc đạp - nhả chân phanh liên tục giống như hoạt động của hệ thống ABS trên xe, giúp xe không bị trượt, mất lái trên đường xấu. Thời gian thực hành và rèn luyện sẽ cho phép bạn tăng số lần đạp nhả trong thời gian nhất định, đồng nghĩa với việc tăng độ an toàn phanh./.


Kỹ thuật lùi xe ô tô[/b]

Theo con số thống kê, 98% khoảng cách đã đi của ô tô là chuyển động về phía trước, chỉ có 2% là lùi. Tuy nhiên, lùi xe lại là một trong những kỹ năng không thể thiếu được của mỗi tài xế. Kỹ thuật lùi xe trước hết cần biết xoay trở ở bãi đỗ xe, rồi đến lùi xe vào garage, thao tác trong những đoạn hẹp… Tất nhiên, luôn lách về phía trước thì không phải chuyện khó khăn, nhưng nếu là lùi thì lại hoàn toàn khác.
Kỹ thuật [/i][/b]
Kỹ thuật phổ biến nhất là đơn giản nhất là lùi xe trong khi quay đầu nhìn về phía sau. Những người mới biết lái xe nhiều khi phải hạ kính hay mở cả cửa của xe để căn đường. Những người kinh nghiệm hơn thì thường sử dụng gương chiếu hậu. Tất cả các kỹ thuật trên đều có thể sử dụng, nhưng nếu biết được ưu, nhược điểm của chúng thì các bạn có thể tự tin hơn khi ngồi sau tay lái.
+ Khi lùi xe và quay đầu nhìn về phía sau, tài xế sẽ “quên” phần trước và do vậy rất dễ va quệt do không kịp nhận thấy vật cản từ trước hoặc khi vật cản bất ngờ xuất hiện phía trước khi đang lùi xe.
+ Khi lùi và mở cửa xe cùng phía với mình thì người lái không thể quan sát phần phải của xe. Còn vừa lùi vừa thò đầu nhìn qua kính xe cũng có nhược điểm của nó: như thế có nguy cơ đầu người lái va quệt vào đâu đó nhất là nơi chật hẹp hay đông xe quay lại.
+ Kỹ thuật ưu việt nhất là lùi xe cùng với quan sát qua các gương chiếu hậu. Với kỹ thuật này, số “vùng chết” sẽ giảm đi, còn việc luân chuyển liên tục quan sát qua gương và phía trước. Trong kỹ thuật này, việc chỉnh gương hậu có vai trò rất lớn. Khi xe chuyển động về phía trước thì các gương hậu sẽ có hiệu quả nhât khi góc quan sát 2 bên càng rộng. Có nghĩa là nhìn vào gương 2 bên có thể quan sát thấy cạnh ngoài cùng của xe. Nhưng khi lùi thì vùng quan sát quan trọng nhất lại là dưới và phần sau khoảng giữa xe. Tốt nhất là có thể quan sát được vị trí bánh sau, nhưng tiếc là chỉ với các xe đắt tiền mới có góc quan sát như vậy (gương bên sườn sẽ tự động hướng xuống thấp khi cài số lùi). Những người mới biết lái xe thường hay mất phương hướng lùi khi đánh vô-lăng để lùi xe, chỉ cần nhớ rằng khi lùi xe, quay vô-lăng sang bên nào thì xe sẽ lùi về bên đó. Luôn kiểm soát phần đầu xe khi lùi vì mũi xe luôn hướng ra phía ngoài bán kính quay, rất dễ va quệt…
Bài tập[/i][/b]
Tốt nhất là nên thành thạo kỹ thuật lùi xe cùng với việc quan sát qua gương. Bước đầu tiên là tập lùi dọc theo đường thẳng với tầm quan sát rộng. Chọn địa điểm rộng rãi, tập lùi xe dọc theo đoạn đường đánh dấu. Sau đó tăng độ phức tạp qua việc căn khoảng cách giữa bánh xe và vạch đánh dấu theo những khoảng cách định sẵn. Bước thứ hai là tập lùi vào gara. Để thực hành, hãy dựng garage (bằng vật dụng tuỳ ý) với khoảng cách cổng hai bên cạnh gương sườn 30- 40cm và tập lùi thẳng, sau đó từ bên trái, bên phải. Bài tập có thể coi là hoàn thành khi bạn dễ dàng lùi xe vào ở bất kỳ góc nào./.


Kỹ thuật quay vô lăng nhanh[/b]

Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và sử lý phức tạp. Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để khắc phục khẩn cấp sai lầm khi điều khiển xe. Có một số phương án xứ lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180o với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
A. Quay vô-lăng sang phải bằng một tay:[/i][/b]
1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô-lăng.
2. Nới lỏng tay nắm vô-lăng bình thường
3. Sử dụng long bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.
4. Quay vô-lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay
5. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.
6. Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.
B. Quay vô-lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay:[/i][/b]
1. Tay trên vô-lăng ở vị trí bình thường.
2. Quay vô-lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.
3. Quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.
4. Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.
5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
6. Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.
Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.
Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng. Điều này, chỉ có thể được chấp nhận, trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.
Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.
C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái:[/i][/b]
1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đằu chuẩn bị vào cua.
2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.
3. Quay vô-lăng sang trái ( tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt theo vô-lăng).
4. Chuyển tay về vị trí bình thường.
Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không thành thạo kỹ thuật quay vô-lăng nhanh. Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường của cầu sau đều được các tài xế dày dặn nhận ra ngay sau 0,3-0,5s. Chính kỹ thuật quay vô-lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.
D. Phương pháp “mạnh”[/i][/b]
Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang. Nếu vận tốc xe không lớn và tài xế kịp thời dự đoán trước được tình huống cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản naod đó. Quay vô-lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10-2” với góc độ đến 1400.Ngoài ra, nó còn thực hiện thao tác nối tiếp nhau của hai tay.
Ví dụ trường hợp quay vô-lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”:
1. Đặt tay ở vị trí cần thiết.
2. Tay phải quay vô-lăng sang phải, tay trái trược xuống dưới.
3. Nắm vô-lăng ở điểm dưới
4. Tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt lên trên
Trả vô-lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp manh. Tuy nhiên, trên thực tế tài xế thường bỏ vô-lăng và đợi nó về vị trí ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô-lăng có thể bị kẹt không quay về vị trí ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vẵn được tình thế bất ngờ./.


Kỹ thuật lái xe đêm[/i][/b]

Trước một chuyến đi dài, người có kinh nghiệm sẽ đưa ra lời khuyên nên đi từ chiều tối để đến nơi vào buổi sáng. Thường thì người ta nói rằng vào ban đêm xe cộ trên đường sẽ ít hơn, lái xe dễ dành hơn và tốc độ nhanh hơn. Chỉ có điều thực tế chứng minh điều ngược lại: lợi thì ít mà hại thì nhiều, phản xạ của người lái cũng chậm hơn, tầm quan sát thường xuyên thay đổi do ánh đèn pha của xe chạy ngược chiều…
Lái xe ban đêm là công việc căng thẳng và phức tạp, ngay cả các lái xe giầu kinh nghiệm. Để có tự tin trên những đường phố hay xa lộ trong bong đêm, tài xế cần phải ghi nhớ một số nguyên tắc đơn giản.
1. Trước hết, luôn phải giữ cho kính xe sạch - cả ngoài và trong. Kính bẩn sẽ làm đèn pha các xe ngược chiều bị nhấp nháy, giảm tầm nhìn (chính vì vậy ngay cả mùa hè tốt nhất cũng nên đổ nước rửa kính vào bình chứ không chỉ là nước thường).
2. Tiếp theo là nên điều chỉnh độ sáng của bảng đồng hồ. Ánh sáng không nên quá mờ đục, phải đủ để đọc được dễ dàng các chỉ số, nhưng cũng không quá sáng gây khó chịu cho người lái. Nếu như có thể điều chỉnh góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều người ngồi ghế sau hay nhiều hành lý) mũi xe càng ngóc cao lên và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.
3. Cuối cùng, không nên quên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm (có nấc chỉnh trên gương). Nếu không bạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.
Nếu thực hiện đủ các bước trên thì bạn có thể lên đường. Nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù hai bên đường có lắp đèn cao áp sáng trưng đi nữa. Hãy ghi nhớ rằng đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe có sự cố. Cùng với đèn pha gần, nếu cần thiết có thể bật đèn sương mù. Đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược bị chói mắt, và giúp người cầm lái quan sát hai bên vệ đường rõ ràng hơn.
Tất nhiên, tầm quan sát sẽ rõ hơn nếu bật xa. Nhưng tiếc rằng đèn pha chỉ có thể sử dụng trên xa lộ ngoài thành phố, hơn nữa chỉ khi nếu phía trước hay phía sau không có xe chạy ngược chiều. Tuy nhiên, khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Nói tóm lại, nếu muốn vượt, tốt nhất nên nháy pha từ dằng xa để báo trước cho tài xế xe chạy phía trước.
Trên thực tế, đa số tài xế đều chuyển sang pha gần khi nhìn thấy xe chạy ngược chiều. Chỉ có một số ít tài xế lái ẩu và thiếu văn hoá mới muốn làm chói mắt tài xế khác, có điều hành động này sẽ chỉ làm tăng thêm độ mạo hiểm xảy
Thạt bổ ích....Cảm ơn bác chủ...!