Giao Thông
22/3/19
1.047
2.517
131
34
Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đạt 80% khối lượng nhưng ngưng từ 2019 và dự kiến thi công lại quý 3 năm nay.

8f0bad5fe69423ca7a85-1661333128.jpeg


Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57 km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, khởi công tháng 7/2014, sau khi hoàn thành được kỳ vọng giúp kết nối khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây. Cao tốc lớn nhất miền Nam dự kiến hoàn thành năm 2019, song ba năm qua phải dừng thi công do khó khăn về nguồn vốn, chính sách. Nhà đầu tư sau đó xin lùi thời gian hoàn thành dự án đến năm 2023 và mới đây nhất là quý 3/2025.

DJI-0979-1661333125.jpeg


Điểm đầu dự án đi qua huyện Bến Lức (Long An) dài gần 5 km, sẽ kết nối cao tốc TP HCM - Trung Lương. Tại đây, ngày 24/8, các nhánh đường dẫn vào cao tốc không khác nhiều so với thời điểm tháng 12/2018.

Cách đó khoảng 5 km, nút giao với quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh, TP HCM) được thiết kế gồm cầu vượt, vòng xoay. Hiện, đường cao tốc đã hình thành nhưng đường kết nối qua đây chưa xong, không khác nhiều so với 4 năm trước.

CG2A2274-1661332538.jpeg


Phần lớn đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua huyện Bình Chánh đã trải nhựa, lắp dải phân cách, lan can, một số đoạn kẻ vạch đường... Người dân trong vùng có thể chạy xe vào để đi tắt ra quốc lộ 1A. Toàn tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h.

CG2A2317-1661332540.jpeg

Tại đoạn qua xã Tân Quý Tây (huyện Bình Chánh), thuộc gói thầu J2, nhiều tấm lưới chống loá trên dải phân cách và lan can hai bên lề đường bị mất cắp.

IMG-1216-1661332556.jpeg

Nhiều đoạn lan can thuộc gói thầu J2 bị hư hỏng, long ốc, xiêu vẹo hai bên đường cao tốc.

cf3e66c92d02e85cb113-1661332535.jpeg


Theo Ban điều hành gói thầu J2, có khoảng 57 tấm lưới chống chói, 10 cột chống chói bị mất và hàng loạt trụ đèn chiếu sáng bị cạy phá, cắt dây cáp... Ở đoạn thuộc huyện Cần Giờ, đường cáp điện chiếu sáng cũng bị mất trên 80%, ước tính thiệt hại hơn 11 tỷ đồng.
Các đường gom, đường dẫn, đường song hành, hầm chui qua khu dân cư tại TP HCM và Long An chưa hoàn thiện, rêu mốc bám đen, bị vẽ bậy xung quanh.

DJI-0999-1661333128.jpeg


DJI-0069-2-1661333129.jpeg


Một đoạn cao tốc khác thuộc huyện Bình Chánh vẫn nguyên hiện trạng như 4 năm trước, chưa làm xong mặt đường. Đến nay, tại các gói thầu nhánh phía tây (đoạn TP HCM – Long An) còn vướng một hộ ở huyện Bình Chánh chưa giải tỏa mặt bằng.

DJI-0862-1661333126.jpeg


Do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, tuyến cao tốc phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn. Trong đó có hai cầu lớn xây dựng theo kiểu dây văng là cầu Bình Khánh và Phước Khánh.

Cầu Bình Khánh khởi công 8/2015, dài 2,76 km, nhịp chính dài 375 m bắc qua sông Soài Rạp, nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ của TP HCM. Đây là một trong những công trình quan trọng nhất thuộc dự án.

Điểm nhấn công trình là hai trụ cầu cao 150 m, cao nhất Việt Nam thời điểm hiện tại. Hiện cầu Bình Khánh đã thi công được khoảng 70% tiến độ vào tháng 12/2018 và ngưng từ đó đến nay.

DJI-0912-1661333126.jpeg


caotocbuclenlongthanh-73-1661333127.jpeg


Cầu Phước Khánh khởi công 8/2015, dài 3,1 km, nhịp chính dài 300 m, bắc qua sông Lòng Tàu. Cầu rộng 21,7 m và nối huyện Cần Giờ (TP HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Hai trụ cầu cao 135 m, có độ tĩnh không 55 m, cho những tàu có trọng tải dưới 50.000 tấn di chuyển trên sông Soài Rạp và Lòng Tàu đến cảng biển ở TP HCM. Công trình vẫn ngưng thi công hơn 3 năm nay.

4941e93e4aef8fb1d6fe-1661332532.jpeg


Phần cao tốc qua tỉnh Đồng Nai dài 27 km, một số đoạn chạy qua các vùng địa chất phức tạp, có nhiều sông ngòi, sình lầy. Trong đó, hơn 3 km đi qua khu rừng ngập mặn thuộc huyện Long Thành.

Tại đoạn rừng qua xã Phước Thái, thuộc gói thầu A7 (kết nối quốc lộ 51 đến bờ sông Thị Vải), các trụ cầu cạn đã cơ bản hoàn thành, đi xuyên qua những vạt cây đước, vẹt... xanh ngát. Theo ban quản lý dự án, gói thầu này đã thi công được 62%.

acc943593b88fed6a799-1661332533.jpeg


Nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với quốc lộ 51 đang dần thành hình. Mới đây, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) đề xuất 1.000 tỷ đồng xây nút giao này để đồng bộ khai thác sân bay Long Thành.

Xem thêm:
Theo Vnexpress
 
Hạng D
5/7/16
1.953
13.814
113
Địa chất phức tạp sao vẫn cứ cố xây?

Nếu đã cố xây sao ko xây cao tốc thẳng 1 mạch (xương cá), cong quẹo làm qq gì

Dung lượng xe 2 đầu có đủ lớn để xây cao tốc

Quá nhiều câu hỏi
 
  • Like
Reactions: CDBenly125
9/7/20
752
1.037
93
28
Địa chất phức tạp sao vẫn cứ cố xây?

Nếu đã cố xây sao ko xây cao tốc thẳng 1 mạch (xương cá), cong quẹo làm qq gì

Dung lượng xe 2 đầu có đủ lớn để xây cao tốc

Quá nhiều câu hỏi
Địa chất nào cũng xây đc hết, quan trọng là tiền

cong quẹo hay thẳng nó chả liên quan gì, do định tuyến đường, do vị trí thuận lợi, do địa hình có khả thi ko

dung lượng xe đảm bảo xây xong hốt bạc như tuyến long thành dầu giây thôi. Với dân cư và giao thông ở sài gòn thì xây bất cứ con đường nào chỉ có lời ko có lỗ

chỉ có ở đây chậm là do có những thứ ở nk trước giờ nk này chả ai dại đâm đầu vào giải quyết thôi
 
Hạng D
5/7/16
1.953
13.814
113
Địa chất nào cũng xây đc hết, quan trọng là tiền

cong quẹo hay thẳng nó chả liên quan gì, do định tuyến đường, do vị trí thuận lợi, do địa hình có khả thi ko

dung lượng xe đảm bảo xây xong hốt bạc như tuyến long thành dầu giây thôi. Với dân cư và giao thông ở sài gòn thì xây bất cứ con đường nào chỉ có lời ko có lỗ

chỉ có ở đây chậm là do có những thứ ở nk trước giờ nk này chả ai dại đâm đầu vào giải quyết thôi

Cái đó gọi là tính hiệu quả khi xây dựng

A bỏ nhiều tiền vô a xây nhưng thời gian hoàn vốn lâu quá thì sao?

Đi thẳng thì tiết kiệm đc nhiều. Xây thẳng là thấy đi nhanh hơn quãng đường ngắn hơn rồi? Sao cứ phải cố ép tạt wa bên đây chút bên kia chút làm j
 
Hạng D
22/1/19
4.057
6.693
113
Cái đó gọi là tính hiệu quả khi xây dựng

A bỏ nhiều tiền vô a xây nhưng thời gian hoàn vốn lâu quá thì sao?

Đi thẳng thì tiết kiệm đc nhiều. Xây thẳng là thấy đi nhanh hơn quãng đường ngắn hơn rồi? Sao cứ phải cố ép tạt wa bên đây chút bên kia chút làm j
Bớt nguy hiểm đi anh!
Đa phần những con đường mới toanh như này, khi làm người ta đều khảo sát rất kỹ, chứ không phải mở google map lên kẽ một đường là xong. Từ địa hình, thủy văn, địa chất, dân cư, hoạch định tương lai. Nói như anh thì sao hồi xưa các cụ nhà Nguyễn với tụi Pháp không làm đường thiên lý đâm thẳng 1 lèo từ HN qua Lào, qua Tây Nguyên rồi vào SG chứ đi vòng qua miền trung chi cho xa thêm mấy trăm kilomet vậy ...