Em nắm được 6 tiêu chí dưới nhưng em vẫn chưa có một công thức cho ra định giá 1 sản phẩm:
- % lợi nhuận mong muốn??
Ví dụ tiếp nha:
Giá sản phẩm cộng các chi phí nhập khấu, chi phí quản lý, chi phí bán hàng.. là 40.000 vnđ
Dựa trên 40.000 vnđ/ 1 sản phẩm sẽ cộng thêm bao nhiêu % của lợi nhuận mong muốn.
- Giá 40.000 vnđ
+ % rủi ro khi hàng tồn kho
+ % giảm giá cho khách hàng khi hàng bán không được
+ và cộng rất nhiều để ra được 1 giá chiến lược cho sản phẩm để việc tồn kho, giảm giá.. không ảnh hưởng đến việc kinh doanh ( giảm rủi ro trong kinh doanh) cho sản phẩm trước khi quyết định giá quá cao hoặc thấp.
Em thấy nhiều doanh nghiệp hiện nay định giá tùm lum hết, chưa có một công thức nào cơ bản cả. Bác góp ý nhiệt tình thêm cho em nó nhé.
P/s: cafe thứ 5 mà hôm nay thứ 7 chưa thấy đâu nha.
Ví dụ cho dễ hiểu hen: nếu giá thành là: 30.000đ/SP
Trong năm doanh nghiệp dự kiến sẽ tiêu thụ được 2.000 sp.
Thuế NK cho 2.000Sp này là 20%. Vậy giá vốn của bác là: (30.000 x 120%)x 2.000 sp = 72tr
Như vậy vị chi là 36.000đ/SP
Chi phí quản lí doanh nghiệp trong năm là: 5tr
Chi phí bán hàng: 3tr
Chi phí XYZ: 1tr.
==> muốn bù đắp được 3 cái chi phí ở trên, nếu điều kiện bác được 2.000sp như kế hoạch đề ra thì phải bán ít nhất là: 40.000đ/SP. (72tr + 8tr =80tr/2.000sp = 40.000ss/sp)
% lợi nhuận mong muốn: cái nì quan trọng nè, thường thì mấy ống GĐ Marketting, CFO, CEO sẽ quyết định chuyện này ( em chưa đủ trình để nắm mấy cái vấn đề này

) sao cho bù đắp được chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí bán hàng và các chi phí XYZ khác. Còn mấy ổng muốn bao nhiêu % lợi nhuận thì dựa trên mấy cái nì:
1. Định giá theo cạnh tranh là cách sử dụng giá bán của các đối thủ cạnh tranh làm cơ sở để định giá bán sản phẩm của mình. Tùy theo chiến lược định vị của doanh nghiệp, giá bán có thể thấp hơn hay cao hơn một chút so với giá của đối thủ cạnh tranh.
2. Định giá dựa trên chi phí là cách ngược lại với cách trên. Thay vì nhìn ra thị trường, doanh nghiệp nhìn vào cấu trúc giá thành sản phẩm của mình để định giá, sau đó xác định tỷ lệ lợi nhuận mong muốn rồi cộng thêm vào giá thành để hình thành giá bán. Cách định giá này một mặt giúp doanh nghiệp đảm bảo mức lợi nhuận trên mỗi sản phẩm bán ra, nhưng nó có thể tạo ra một mức giá bán ngoài sự mong đợi của khách hàng nên phải lưu ý điều chỉnh ngay khi thấy phản ứng tiêu cực từ thị trường.
3. Định giá để bán hàng nhanh, dù chịu lỗ là cách doanh nghiệp định giá bán thấp dưới mức chi phí để thu hút nhiều khách hàng và mở rộng thị phần. Trong trường hợp này, khách hàng không chỉ mua một sản phẩm có giá thấp, mà sẽ mua thêm những sản phẩm khác, đem lại doanh số cao cho doanh nghiệp. Cách làm này thường chỉ được áp dụng trong một thời gian ngắn.
4. Định giá để giải phóng hàng tồn kho được áp dụng khi doanh nghiệp đang có một lượng hàng tồn kho quá mức, cần phải giảm bớt lượng hàng trong kho. Trong trường hợp này, mục tiêu của doanh nghiệp là giảm thiểu lỗ.
5. Định giá để nhắm đến những khách hàng sinh lợi cao bằng cách dành cho các nhóm khách hàng này những mức giá ưu đãi đặc biệt, hoặc cấp thẻ hội viên cho họ để họ có cơ hội mua hàng giảm giá hay tham gia các đợt khuyến mãi. Thông thường, doanh nghiệp có thể giảm giá khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn, mua nhiều mặt hàng cùng một lúc hoặc mua hàng theo gói. Chẳng hạn, có thể tạo ra một gói hàng có giá bán đặc biệt bằng cách kết hợp một mặt hàng đang tồn kho nhiều với một mặt hàng đang thịnh hành hoặc tạo ra một sản phẩm mới để đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường.
6. Định giá theo phiên bản thường được áp dụng cho các sản phẩm hay dịch vụ mang tính kỹ thuật cao. Một sản phẩm thuộc phiên bản cơ bản hay thử nghiệm thường được bán với giá thấp, thậm chí có khi được tặng miễn phí, còn những phiên bản nâng cấp sẽ được bán với giá cao hơn.
Nếu đã định giá được, nếu bán được giá cao, thì đóng thuế nhiều, còn bán giá thấp tí (> 40.000đ/SP tí) thì đóng thuế thấp. Còn bán với giá < 40.000đ/SP thì nghỉ đóng. Em vẫn hay cọn cách thứ 2 khi tư vấn cho các bác viết hóa đơn ah!
[/quote]