Tập Lái
15/5/19
30
9
8
33
Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT. Thời gian thu phí dự kiến từ 2025, thời hạn thu gần 25 năm.
Ngày 21-10, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết đã có tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu (giai đoạn I) qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu theo hình thức PPP (hợp đồng BOT).

Theo đó, dự án có chiều dài tuyến qua địa bàn tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2 km; qua địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 19,5 km. Điểm đầu nối với tuyến tránh QL1A đoạn tránh TP Biên Hòa, điểm cuối giao với đường vành đai TP Bà Rịa (Quốc lộ 56).


Cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu dự kiến hoàn thành năm 2025


Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư dự án hơn 19.000 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và vốn huy động (khoảng hơn 12.000 tỉ đồng).

Dự án xây dựng bảy nút giao liên thông, 13 cầu vượt dòng chảy, bốn cầu vượt đường ngang và 19 cầu đường ngang vượt đường cao tốc.
Về phương án giải phóng mặt bằng, theo UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp địa phương hai tỉnh lập khung chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng. Sau đó, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai thực hiện.


Tổng diện tích đất sử dụng để xây dựng dự án khoảng 588,5 ha. Kinh phí sơ bộ bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư gần 6.000 tỉ đồng.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu rõ về phương án tài chính thanh toán vốn cho nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư thanh toán toàn bộ chi phí đầu tư, thực hiện đầu tư, duy tu bảo dưỡng công trình, chi phí hoạt động trong suốt thời gian khai thác dự án.

Nhà đầu tư thu hồi vốn thông qua thu phí, mức thu phí theo biểu giá quy định của Nhà nước. Trạm thu phí đặt trên tuyến đường mở mới phải đảm bảo lợi ích cho người dân khi tham gia giao thông.

Doanh thu thu phí để tính toán hoàn vốn cho dự án được xác định trên cơ sở dự báo lưu lượng xe; thời gian dự kiến thu phí từ năm 2025. Thời gian khai thác (thu phí) của nhà đầu tư dự kiến 24 năm 6 tháng (sẽ được xác định cụ thể trong bước đàm phán; ký kết hợp đồng dự án). Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Dự kiến sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, quý I-2023 dự án sẽ triển khai xây dựng, bàn giao và đưa vào khai thác năm 2025.


Theo PLO
 
Hạng D
23/2/09
1.379
8.158
128
Kinh! dân SG và miền Tây chủ yếu đi VT thì ko làm cao tốc cho thuận lợi hơn mà cho dân ĐN đi! có gì sai sai ko mí anh? có anh nào rành hơn giải thích giùm đi? :D:rolleyes:
 
Hạng B2
3/4/17
455
544
93
33
Kinh! dân SG và miền Tây chủ yếu đi VT thì ko làm cao tốc cho thuận lợi hơn mà cho dân ĐN đi! có gì sai sai ko mí anh? có anh nào rành hơn giải thích giùm đi? :D:rolleyes:
Khu Công nghiệp, kết nối cảng biển á.
Mà tin làm gì, 2025 lận, hết nhiệm kỳ :p
 
Hạng D
26/9/12
1.036
67.218
113
Ho Chi Minh City
Kinh! dân SG và miền Tây chủ yếu đi VT thì ko làm cao tốc cho thuận lợi hơn mà cho dân ĐN đi! có gì sai sai ko mí anh? có anh nào rành hơn giải thích giùm đi? :D:rolleyes:
Có giao cắt với CT HCM - LT - Dầu Dây chứ nhỉ? từ Saigon vẫn đi được 1 đoạn cao tốc này xuống VT, tránh phải đi QL51 1 đoạn dăm chục cây.
 
  • Like
Reactions: foryouandforlife
Hạng C
11/8/16
767
2.524
93
54
TP.HCM
Tính toán trên giấy thôi, đến giờ này vẫn chưa cắm tuyến, chưa đàm phán đền bù, chưa di dời hoặc dự án tái định cư thì xác định nhé. Đến hạn kiểu gì cũng vướng nọ mắc kia, rồi gia hạn, rồi vân vân và mây mây. Mà cái vốn và cái mặt bằng là những cái dễ bám bíu nhất. Hiện đầu tư hàng loạt dự án lớn: cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc Miền Tây (Cần Thơ - Cà Mau, Mỹ An - Cao Lãnh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ Thuận - Cần Thơ, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, ...), các tuyến cao tốc Miền Đông (TP.HCM - Tây Ninh, Dầu Giây - Liên Khương, ...) Lại còn Miền Trung, Miền Bắc, lại sân bay Cuốc Tế Hà Lội, ...