Hạng B2
5/5/19
185
730
94
35
thành phố HCM
Trường hợp chạy trên cao tốc như này thì các bác sẽ làm sao?

Trường hợp khi đang chạy trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây ở làn trái với tốc độ trên 110km/h nhưng vẫn dưới 120km/h, làn thứ 2 bên phải trống nhưng có xe phía sau cứ đá đèn và bấm còi xin vượt thì theo các bác có cho họ vượt không hay vẫn tiếp tục ôm làn đi với tốc độ bình thường?

Chạy gần đạt tốc độ tối đa làn trái ở cao tốc, nhưng xe sau xin vượt thì có cho vượt?
*Ảnh minh họa


Luật Việt Nam chưa còn chưa rõ ràng trong việc đi cao tốc, chỉ nói chung chung xe đi chậm chạy vào làn trong chứ chưa xử phat cụ thể, bên cạnh đó ô tô chỉ được vượt phải trong 4 trường hợp theo quy định.

Tưởng như đơn giản nhưng em và bạn vừa tranh cãi với nhau về chủ đề này, bạn em bảo "thà đi tốc độ 60 hay 70 mà ôm làn bị đá đèn đòi vượt thì việc nhường là việc hiển nhiên, nhưng đây đang chạy tốc độ trên 100, làn bên cũng trống tại sao không chạy qua đó mà xin đường, tốc độ đó qua làn bên thì phải giảm tốc độ ngay rồi ai biết xe phía sau đi lên như thế nào, nguy hiểm?"

Nhưng theo em thì làn trái là làn để vượt, các xe nên biết nhường nhịn nhau trên cao tốc, nếu họ đã xin vượt thì nhá đèn giảm tốc độ qua làn bên nhường họ không mất mát gì. Quan điểm của của em là sẽ chạy làn trong và nhường đường cho xe xin vượt, nếu họ quá tốc độ thì có CSGT xử phạt họ chứ mình đâu có quyền cản trở hoặc không cho họ vượt.

Phần lớn những người từng lái trên cao tốc đều ít nhất một lần trong đời phải thực hiện những pha vượt phải “bất đắc dĩ” khi xe phía trước đi chậm nhưng không chịu nhường đường. Quả thực chạy trên đường cao tốc thường xuyên vượt phải, vì rất nhiều tài xế có thể nói là kém văn minh trong việc nhường đường. Nên khi họ muốn vượt thì mình sẽ nhường.

Vậy còn các bác thì sao? các bác sẽ nhường đường cho người khác trong trường hợp này hay vẫn tiếp tục chạy đúng làn?
 
Last edited by a moderator:
VAT
Hạng B1
12/12/19
72
110
33
Tôn trọng và ủng hộ sự nhường nhịn của bạn; nếu làn phải trống mà xe sau vẫn đá đèn, xi nhan xin vượt trái thì tài đó đúng là quá máy móc và có thể có vấn đề về thần kinh. Khúc LT-DG tôi đi 120 làn trong qua xe tỉnh queo, đỡ phiền mình phiền người.
 
Hạng D
6/3/08
3.923
7.639
113
Sàigòn
Nếu tài xế xe sau là người nước ngoài thì họ đúng luật. Công ước QT về đường bộ mà VN có tham gia quy định rõ như vậy.

Cái này lạ với VN nhưng thiết nghĩ là cái văn minh, mình nên học dần đi là vừa. Tới lúc cao tốc trải rộng toàn bộ VN, thói quen đi làn phải, nhường làn trái trở nên phổ biến là đẹp.

Hiện tại nếu đi làn trái max tốc độ thì theo luật (VN) ko cần phải nhường.
 
Hạng D
25/10/20
1.545
14.793
98
56
nếu bạn chạy làn trái max tốc độ 120,nó đi sau đá đèn xin vượt?ok,làn phải trống cứ cho nó qua nhưng canh thấy gần đến camera giám sát thì vô làn phải,cho nó vượt lane trái thoải mái,vừa hợp tình,hợp lý,hợp luật :D,còn hồi sau thì kmn!
 
Hạng F
23/3/12
9.246
19.451
113
TP. HCM
Nhưng theo em thì làn trái là làn để vượt, các xe nên biết nhường nhịn nhau trên cao tốc, nếu họ đã xin vượt thì nhá đèn giảm tốc độ qua làn bên nhường họ không mất mát gì. Quan điểm của của em là sẽ chạy làn trong và nhường đường cho xe xin vượt, nếu họ quá tốc độ thì có CSGT xử phạt họ chứ mình đâu có quyền cản trở hoặc không cho họ vượt.

Phần lớn những người từng lái trên cao tốc đều ít nhất một lần trong đời phải thực hiện những pha vượt phải “bất đắc dĩ” khi xe phía trước đi chậm nhưng không chịu nhường đường. Quả thực chạy trên đường cao tốc thường xuyên vượt phải, vì rất nhiều tài xế có thể nói là kém văn minh trong việc nhường đường. Nên khi họ muốn vượt thì mình sẽ nhường.
Vậy còn các bác thì sao? các bác sẽ nhường đường cho người khác trong trường hợp này hay vẫn tiếp tục chạy đúng làn?
Suy nghĩ như anh là đã rất tốt.
Tốt hơn chút nữa, nếu làn phải trống anh cứ chuyển sang đấy chạy.
 
Hạng C
5/1/16
585
1.653
113
26
Việc đi đúng hay vượt tốc độ của xe xin vượt không thuộc thẩm quyền của mí a nhen.
Điều 14 ko nhắc đến thì làm gì mấy a có cửa quyết. :D

Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Tại Điểm h Khoản 4, có quy định:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;

Bên cạnh đó, hành vi vi phạm trên sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trường hợp nếu gây tai nạn giao thông sẽ tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.