Tập Lái
14/10/19
3
15
0
TP HCM
Đến hẹn lại lên. Chủ đề có nên duy trì tết ta lại được xới lại với nhiều tranh luận trái chiều. Không biết các bác trên otosaigon nghiên về ý kiến nào nhỉ.

Trước kia em phản đối kịch liệt ý tưởng này nhưng dần dà em thấy nó cũng có nhiều cái hợp lý đó chứ. Một ý tưởng mới, đi ngược lại suy nghĩ của số đông thường bị lên án gay gắt. Suy cho cùng, cái gì phù hợp với đời sống hiện nay, làm cho ta thấy hạnh phúc thì duy trì, còn nếu không phù hợp thì nên bỏ đi. Bàn về việc bỏ tết cổ truyền hiện nay có thể hơi sớm vì tâm tư tình cảm của người dân Việt còn nặng lòng với tết ta nhưng em tin trong tương lai nó được nhiều người ủng hộ.
Lý do, em nghĩ tết ta phù hợp với xã hội nông nghiệp ngày xưa khi người dân có nhiều thời gian nghỉ. Trong đời sống hiện nay, tết ta tỏ ra không phù hợp vì rườm rà, phức tạp, nhiều lễ nghi đã bị biến tướng thành hủ tục như lì xì, thăm viếng, cúng kiến, ăn uống, nhậu nhẹt, cờ bạc...Nghỉ tết ta dài tạo tâm lý trì trệ trước và sau tết, câu cửa miệng của nhiều người là " đợi qua tết", làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đình trệ các kế hoạch của cá nhân. Số ngày nghỉ chính thức không quá dài như số ngày nghỉ thực tế dài hơn nhiều. Tình trạng ăn chơi, tốn công sức làm thức ăn dư thừa, các bà nội trợ chịu áp lực việc nhà, tiếp khách, áo lực tài chính đè nặng lên nhiều gia đình. Tất cả điều này tạo nên tâm lý sợ tết mà em là một ví dụ.

Việc bỏ tết em nghĩ không ảnh hưởng đến việc vui chơi giải trí vì con người có thể tiến hành quanh năm. Việc thăm viếng gia đình em nghĩ cũng không ảnh hưởng nếu nhà nước đảm bảo số ngày nghỉ trong năm hoặc có thể tăng số ngày nghỉ. Con người có thể tiến hành các hoạt động này tùy thuộc vào kế hoạch của mình trong năm mà không làm đồng loạt như hiện nay và tránh được biết bao hệ lụy cho xã hội.

Em xin trích bài viết trên thanhnien.vn:

Sau 14 năm từ lần đầu tiên Giáo sư Võ Tòng Xuân đề nghị “bỏ Tết cổ truyền”, ý kiến này vẫn gây tranh cãi quyết liệt.
Xin chữ ngày xuân trên phố ông đồ ở Nhà văn hóa Thanh niên, TP.HCM /// Ảnh: Ngọc Dương
Xin chữ ngày xuân trên phố ông đồ ở Nhà văn hóa Thanh niên, TP.HCM
Ảnh: Ngọc Dương

Trong cuộc trao đổi mới đây với PV Thanh Niên, Giáo sư Võ Tòng Xuân (Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ) vẫn giữ nguyên quan điểm cá nhân “Còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa”.
Thực ra, Giáo sư Võ Tòng Xuân đề nghị “bỏ” một kỳ ăn tết ta kéo dài ngày, chứ ông không hề muốn “quay mặt hoàn toàn” với Tết cổ truyền: “Tôi ủng hộ chủ trương là mình ăn tết Tây, nhưng đến tết ta không phải mình bỏ hẳn đi, mình vẫn kỷ niệm, nhưng chỉ khoảng 3 ngày thôi...”.
Tốn kém? Bê trễ công việc?
Bạn đọc (BĐ) Đỗ Trường Xuân (Đồng Nai) ngay lập tức “ủng hộ ý kiến của giáo sư” vì cho rằng “văn hóa và thuần phong mỹ tục không chỉ ở cái tết, nhất là cái tết đem lại nhiều tai nạn, rượu chè, bài bạc, đủ thứ thói hư tật xấu...”, đồng thời đề nghị “nên gộp tết ta vào tết Tây và cho nghỉ 1 tuần để mọi người đi du lịch, về đón tết với gia đình, nên đưa giáo dục văn hóa tết vào nhà trường”. BĐ Văn Bảo (TP.HCM) cho biết mình “rất tán thành ý tưởng của Giáo sư Võ Tòng Xuân” vì đất nước muốn phát triển thì “không thể cứ khư khư giữ lấy truyền thống để rồi phải chịu nghèo đói mãi được...”.
Những BĐ tán thành với ý kiến của Giáo sư Võ Tòng Xuân đều cho rằng người dân Việt Nam đã ăn tết ta từ sau rằm tháng chạp (15.12 âm lịch). Công việc trì trệ, người dân uể oải, đường sá kẹt cứng… Đi đâu, có việc gì, người ta cũng nói “thôi, lo ăn tết đã”. Và người ta ăn tết ít nhất đến tận rằm tháng giêng, thế là công việc bê trễ, xã hội thì tốt kém.
Bớt ăn Tết liệu có giàu lên không?

BĐ Nguyễn Phương (TP.HCM) sau khi theo dõi các cuộc tranh luận nảy lửa, đã bình luận rằng “đa số các phản đối đều không hiểu ra vấn đề, Giáo sư Xuân đề xuất dời tết ta vào chung với tết Tây, chứ đâu có bỏ, mà là ăn tết giản dị, gọn nhẹ, không kéo dài lê thê”.
Nhưng nếu chỉ dừng ở đề nghị “ăn Tết cổ truyền giản dị, gọn gàng” mà không gắn với yếu tố “còn giữ tết ta, đất nước còn nghèo”, có lẽ ý kiến của Giáo sư Võ Tòng Xuân sẽ không bị phản đối mạnh đến vậy. Rất nhiều BĐ ủng hộ ý kiến phản đối của BĐ Ngọc Lân (Đồng Nai) rằng “mấy ngày ăn tết cổ truyền mà làm nghèo đất nước, cơ sở khoa học nào đánh giá chuyện này?”.
BĐ Bùi Lan (Hà Nội) tự nhận mình “là phụ nữ truyền thống, tết nào tôi cũng vất vả lo mọi việc, nhiều lúc cũng muốn bỏ tết đi cho nhẹ thân”, nhưng ngay lập tức đã gửi gắm những suy ngẫm “giờ càng lớn tuổi, tôi lại thấy mỗi dân tộc đều có một sức mạnh mềm riêng, trong đó Tết Việt góp phần không nhỏ gìn giữ các giá trị văn hóa, gắn kết con cháu với bố mẹ, ông bà, tổ tiên...”. BĐ Nhiên (TP.HCM) cũng chia sẻ: “Mình năm nay đã hưởng mấy mươi cái tết nghèo giống nhau nhưng vẫn thiết tha với nó, cảm thấy hạnh phúc vì không phải chịu tên lửa hay phải đào hầm trú. Trong cái nghèo có cái hay của nó!”. BĐ Ngô Thế Hùng (TP.HCM) thậm chí còn đặt câu hỏi: “Nếu thực hiện theo ý kiến của giáo sư mà sau một vài năm, đất nước vẫn không giàu lên, thì giáo sư tính sao?”.
BĐ Trương Ngọc Minh (Bắc Ninh) khẳng định: “Tôi thấy tết ta chẳng ảnh hưởng gì cả đến chuyện đất nước nghèo đi hay giàu lên, quan trọng là thay đổi tư duy và nâng cao năng suất lao động”.
Làm cả năm cũng phải có cái tết để đoàn viên gia đình chứ. Một năm dài cũng phải có mấy ngày tết để người lao động được nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần cho một năm mới với bao bộn bề cơm áo gạo tiền. Nếu không có tết ta thì đâu còn những truyền thống dân tộc nữa.
Nguyễn Thị Thu Hương (Quảng Ninh)
Tết là năm mới, là dịp sum họp, chúc những gì tốt đẹp cho từng thành viên trong gia đình. Đó là nét văn hóa của dân tộc. Còn ăn nhậu say sưa, cờ bạc, chểnh mảng việc làm, chỉ là số ít. Không vì những tiêu cực này mà đánh mất tết ta.
Phan An (TP.HCM)