Dầu gốc với tên tiếng Anh “ Based oil ” nó dùng để tạo ra các loại dầu gốc khoáng, gốc tổng hợp và bán tổng hợp, là thành phần chính tạo nên dầu nhớt.

Thi%E1%BA%BFt%20b%E1%BB%8B%20ch%C6%B0ng%20c%C3%A2t%20d%E1%BA%A7u%20nh%E1%BB%9Bt.png

Dầu gốc được thu về trong quá trình khai thác dầu thô, qua quá trình chế biến sơ, xử lý tổng hợp bằng các quá trình xử lý vật lý và hóa học.
Dầu gốc được chia làm 03 loại trong đó gọi là dầu gốc khoáng, dầu gốc tổng hợp và dầu gốc bán tổng hợp là tên gọi chuẩn nhất.

Dầu gốc được chia làm 5 nhóm trong đó:

%5BMorrison-Viet-Nam%5D-bang-cac-nhom-dau-goc.jpg

Dầu gốc nhóm I: được sản xuất với các quá trình xử lý bằng dung môi, có hàm lượng lưu huỳnh >0.03% (300 ppm), thành phần parrafinic; napthenic (cấu trúc mạch hở hay có vòng no) thấp hơn 90%. Như vậy thành phần aromatic (vòng không no) cho phép đến hơn 10%, tuy nhiên đối với loại dầu này thì thành phần aromatic chỉ từ 1-2%. Chỉ số độ nhớt từ 80-120, nhưng thông dụng nhất hiện nay là 100 +/-2 tuỳ theo phân đoạn.

- Dầu gốc nhóm II: được sản xuất ngoài xử lý bằng dung môi có thêm quá trình xử lý bằng hydro nên hiện nay: hàm lượng lưu huỳnh <0.01% (thường 20-40 ppm) thành phần aromatic <1% (100 ppm), chỉ số độ nhớt từ 105-115.

- Dầu gốc nhóm III: được sản xuất ngoài xử lý bằng dung môi có thêm quá trình xử lý cracking mạch bằng hydro nên chỉ số độ nhớt rất cao (khoảng 120-135), không phát hiện ra lưu huỳnh và aromatic. Nhưng nhược điểm là Độ nhớt động học (ở 100 độ C và 40 độ C) rất thấp.

- Dầu gốc nhóm IV: hay dầu gốc PAO (Poly AlphaOlefine) là Dầu gốc tổng hợp toàn phần. Dầu gốc tổng hợp toàn phần có tính chất rất cao cấp như: chỉ số độ nhớt rất cao (>145), không có lưu huỳnh hay aromatic.

- Dầu gốc nhóm V: là các loại khác loại trên nhưng được tổng hợp như : ester, di-ester, poly buten poly alpha glycol…có tính chất rất cao cấp: chỉ số độ nhớt rất cao, bền nhiệt.…

Nguồn: Sưu Tầm​