Bộ Công an đề xuất chi mua tin phục vụ xử lý vi phạm giao thông bằng 10% tổng số tiền phạt cho mỗi vụ việc nhưng không quá 5 triệu đồng.
Dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe đang được Bộ Công an lấy ý kiến, trong đó đề xuất trích lại cho ngành 70-85% khoản thu từ xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và 30% từ đấu giá biển số xe.
Theo dự thảo, ngoài lực lượng công an, các cơ quan khác được sử dụng từ 15 đến 30% khoản thu từ xử phạt vi phạm giao thông, gồm: Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Bộ Giao thông Vận tải, HĐND và UBND các tỉnh, thành; Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và huyện; lực lượng tham gia đảm bảo an ninh, trật tự.
Bộ Công an, lực lượng tham gia đảm bảo an toàn giao thông thuộc ngành công an, được sử dụng kinh phí trích lại từ tiền đấu giá biển số xe. Trong đó, khoản trích lại từ tiền phạt vi phạm giao thông và đấu giá biển số xe được lực lượng công an dùng để hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Số tiền trích lại từ xử phạt vi phạm giao thông được dùng chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đảm bảo an toàn giao thông. Trong các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, gia đình có người tử vong được hỗ trợ đến 10 triệu đồng; người bị thương nặng được hỗ trợ 5 triệu đồng.
Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tài xế vi phạm xe quá tải trên đường Hồ Chí Minh, tháng 6/2022. Ảnh: Gia Chính
Cán bộ, chiến sĩ tham gia đảm bảo an toàn giao thông ban đêm được hỗ trợ 200.000 đồng/người/ca, tối đa không quá 10 ca mỗi tháng. Người làm nhiệm vụ chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, được bồi dưỡng 100.000 đồng/ca/người; số ca tối đa được hỗ trợ ở mỗi thành phố khác nhau, trong đó Hà Nội và TP HCM được tối đa 15 ca/tháng.
Ngành công an cũng sẽ chi mua tin phục vụ xử lý vi phạm giao thông bằng 10% tổng số tiền phạt nhưng không quá 5 triệu đồng. Ngoài ra, còn nhiều khoản chi khác như xây dựng văn bản pháp luật, khảo sát chính sách, thống kê và số hóa dữ liệu an toàn giao thông...
Ý tưởng trả tiền mua tin vi phạm giao thông từng được Cục Cảnh sát giao thông nêu hồi tháng 4/2022. Theo đó, đơn vị này cho biết sẽ đề xuất cơ chế trả tiền cho người dân để mua lại các hình ảnh, video đó, vì không thể nơi nào cơ quan chức năng cũng có camera theo dõi. Người dân có thể gửi clip tự quay hay trên camera hành trình trên xe mình tới Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an. Cục sẽ có cổng thông tin tiếp nhận toàn bộ các thông tin đó để xác minh và xử lý. Cơ chế mua tin này được nhiều nước áp dụng như Mỹ, Hàn Quốc...
Theo dự thảo, tiền trích lại 30% từ đấu giá biển số xe được dùng để thuê phương tiện phục vụ phòng chống tội phạm; tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ về đấu giá biển số và đăng ký quản lý phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông; xác minh các trường hợp nghi vấn thông đồng dìm giá, vi phạm quy định đấu giá; giải đáp thắc mắc về đấu giá biển số xe; truyền thông, gửi tin nhắn và hóa đơn cho người đấu giá...
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua hồi tháng 6 quy định Nhà nước bố trí tương ứng từ khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông.
Giải trình về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng những năm gần đây, Quốc hội đã phân bổ ngân sách theo hướng bố trí dự toán chi ngân sách 100% nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Tỷ lệ phân bổ cho Bộ Công an và địa phương tùy thuộc vào nhu cầu từng năm, tuy nhiên quá trình thực hiện có khó khăn do chưa được quy định trong luật.
Sau khi Luật được thông qua, Quốc hội giao Chính phủ ban hành văn bản để quy định cụ thể diện áp dụng, diện được bố trí, các khoản được bố trí, sử dụng kinh phí, lập dự toán, giao dự toán và quyết toán kinh phí trên cơ sở tuân thủ pháp luật về ngân sách nhà nước để tạo thuận lợi, thống nhất trong quá trình thực hiện.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn 2018-2020, tỷ lệ lực lượng công an trích lại tiền xử phạt vi phạm giao thông là 70%; năm 2021 trích lại 70%; năm 2022 và 2023 trích 79%.
Các bác có ủng hộ đề xuất này không?
Dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe đang được Bộ Công an lấy ý kiến, trong đó đề xuất trích lại cho ngành 70-85% khoản thu từ xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và 30% từ đấu giá biển số xe.
Theo dự thảo, ngoài lực lượng công an, các cơ quan khác được sử dụng từ 15 đến 30% khoản thu từ xử phạt vi phạm giao thông, gồm: Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Bộ Giao thông Vận tải, HĐND và UBND các tỉnh, thành; Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và huyện; lực lượng tham gia đảm bảo an ninh, trật tự.
Bộ Công an, lực lượng tham gia đảm bảo an toàn giao thông thuộc ngành công an, được sử dụng kinh phí trích lại từ tiền đấu giá biển số xe. Trong đó, khoản trích lại từ tiền phạt vi phạm giao thông và đấu giá biển số xe được lực lượng công an dùng để hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Số tiền trích lại từ xử phạt vi phạm giao thông được dùng chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đảm bảo an toàn giao thông. Trong các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, gia đình có người tử vong được hỗ trợ đến 10 triệu đồng; người bị thương nặng được hỗ trợ 5 triệu đồng.
Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tài xế vi phạm xe quá tải trên đường Hồ Chí Minh, tháng 6/2022. Ảnh: Gia Chính
Ngành công an cũng sẽ chi mua tin phục vụ xử lý vi phạm giao thông bằng 10% tổng số tiền phạt nhưng không quá 5 triệu đồng. Ngoài ra, còn nhiều khoản chi khác như xây dựng văn bản pháp luật, khảo sát chính sách, thống kê và số hóa dữ liệu an toàn giao thông...
Ý tưởng trả tiền mua tin vi phạm giao thông từng được Cục Cảnh sát giao thông nêu hồi tháng 4/2022. Theo đó, đơn vị này cho biết sẽ đề xuất cơ chế trả tiền cho người dân để mua lại các hình ảnh, video đó, vì không thể nơi nào cơ quan chức năng cũng có camera theo dõi. Người dân có thể gửi clip tự quay hay trên camera hành trình trên xe mình tới Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an. Cục sẽ có cổng thông tin tiếp nhận toàn bộ các thông tin đó để xác minh và xử lý. Cơ chế mua tin này được nhiều nước áp dụng như Mỹ, Hàn Quốc...
Theo dự thảo, tiền trích lại 30% từ đấu giá biển số xe được dùng để thuê phương tiện phục vụ phòng chống tội phạm; tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ về đấu giá biển số và đăng ký quản lý phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông; xác minh các trường hợp nghi vấn thông đồng dìm giá, vi phạm quy định đấu giá; giải đáp thắc mắc về đấu giá biển số xe; truyền thông, gửi tin nhắn và hóa đơn cho người đấu giá...
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua hồi tháng 6 quy định Nhà nước bố trí tương ứng từ khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông.
Giải trình về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng những năm gần đây, Quốc hội đã phân bổ ngân sách theo hướng bố trí dự toán chi ngân sách 100% nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Tỷ lệ phân bổ cho Bộ Công an và địa phương tùy thuộc vào nhu cầu từng năm, tuy nhiên quá trình thực hiện có khó khăn do chưa được quy định trong luật.
Sau khi Luật được thông qua, Quốc hội giao Chính phủ ban hành văn bản để quy định cụ thể diện áp dụng, diện được bố trí, các khoản được bố trí, sử dụng kinh phí, lập dự toán, giao dự toán và quyết toán kinh phí trên cơ sở tuân thủ pháp luật về ngân sách nhà nước để tạo thuận lợi, thống nhất trong quá trình thực hiện.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn 2018-2020, tỷ lệ lực lượng công an trích lại tiền xử phạt vi phạm giao thông là 70%; năm 2021 trích lại 70%; năm 2022 và 2023 trích 79%.
Theo VNExpress
>>>> Xem thêm:- Công an TP.HCM kêu gọi người dân cung cấp thông tin vi phạm giao thông
- Giảm vi phạm luật giao thông nhờ phản ánh từ người dân trên mạng xã hội
Các bác có ủng hộ đề xuất này không?
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Emkhongbietlaixe
Ngày đăng:
Người đăng:
darkknight69
Ngày đăng:
Người đăng:
dungqb
Ngày đăng: