Hạng F
7/8/14
8.544
7.352
113
58
Chào các bác, đang có nhiều bài post về vụ đi thẳng trên làn rẻ phải, trái khi đèn đi thẳng xanh, đèn rẽ đỏ thì có vi phạm lỗi hay không, nếu có thì là lỗi gì?.... Hôm nay rảnh và như lời hứa mình xin phép post bài phân tích này, nhằm phân tích chủ đề đang tranh luận sôi nỗi hiện nay trên OS và cả trên các group Luật GT của facebook này.

Đầu tiên mình xin trích dẫn một thớt trên OS của bác
https://www.otosaigon.com/threads/d...ai-anh-huong-nguyen-doan-xe-phia-sau.9057335/

Trong thớt này rất nhiều bác đã phê phán ô tô dừng chờ đèn trên làn rẽ phải mà đi thẳng, gây cản trở giao thông cho xe rẽ phải, và đương nhiên đi như vậy là sai 100% rồi, vấn đề là đã có tranh cãi gay gắt giữa bác minhquangha0380 và rất nhiều bác khác về lỗi vi phạm này là lỗi gì, mức phạt như thế nào.

Theo bác minhquang.ha0380 thì đây là lỗi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”, ta tạm gọi tắt là ”lỗi vượt đèn đỏ”, với mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng, giam bằng 2 tháng, còn rất nhiều bác khác thì chỉ cho đây là lỗi “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẩn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”, ta tạm gọi tắt là “lỗi không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường“, với mức phạt chỉ 400k.

Vậy ai đúng, ai sai??? Mời các bác theo dõi phần phân tích trường hợp ô tô đi thẳng trên làn trong cùng bên phải, làn đường có kẻ vạch 9.3 và biển R411 với mũi tên chỉ cho phép rẽ phải trên đường MCT như sau:

1. Đầu tiên ta tìm hiểu các loại đèn tín hiệu theo điều 10, quy chuẩn 41/2019
  • Điều 10. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn
    10.1
    . Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh,
    vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.
    10.1.1. Thứ tự tín hiệu lắp theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và
    đèn xanh ở dưới.
    10.1.2. Thứ tự tín hiệu lắp đặt theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa
    và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều lưu thông

Từ điều 10 ta rút ra ý sau:
  • Đèn tín hiệu giao thông CHÍNH gồm 3 loại màu, xanh, vàng và đỏ, chủ yếu là dạng đèn hình tròn, có thể lắp theo chiều đứng (gắn trên cột bên lề đường), họặc chiều nằm ngang (gắn trên cột cần vươn hoặc giá long môn). Xem dạng 1, dạng 2 phụ lục A
2. Đọc tiếp 10.2 ta có:
  • 10.2. Đèn tín hiệu ngoài ba dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn khác tuỳ thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông.
    10.2.1. Đèn có hình mũi tên hoặc các hình có ký hiệu phù hợp với quy định của Quy chuẩn này, được lắp đặt trên mặt phẳng ngang với đèn tín hiệu. Các hình trên đèn có thể là hình một loại phương tiện giao thông hoặc hình người đi bộ.
    10.2.2. Trong từng tín hiệu của đèn có thể có hình mũi tên. Nếu mũi tên chỉ hướng cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu, trừ khi có đặt biển báo số P.124(a,b) “Cấm quay đầu xe”
Từ 10.2.1 ta rút ra ý :
  • Ngoài đèn tín hiệu giao thông CHÍNH hình tròn còn có đèn PHỤ hình mũi tên hoặc các ký hiệu như hình xe máy, hình người đi bộ…. (xem Dạng 1 – Phụ lục A)
Từ 10.2.2 ta rút ra ý :
  • Đèn chính có thể có hình mũi tên trong từng tín hiệu đèn, tức là trong hình tròn của từng đèn CHÍNH có thể có hình mũi tên bên trong. (xem Dạng 2 - Phụ lục A),
3. Kế đến đọc thông tin của khoản 10.3.5

  • 10.3.5. Tại một thời điểm, trên cùng một bộ đèn tín hiệu chỉ được sáng một trong ba màu: xanh, vàng hoặc đỏ.
Khoản này ta rút ra được ý là trong cùng 1 lúc chỉ được sáng 1 trong 3 màu của đèn CHÍNH:
  • Chỉ có đèn màu XANH sáng,2 màu vàng, đỏ tắt, hoặc
  • Chỉ có đèn màu VÀNG sáng,2 màu xanh,đỏ tắt, hoặc
  • Chỉ có đèn màu ĐỎ sáng,2 màu xanh ,vàng tắt.
  • Không tính đèn phụ.
4. Tiếp theo ta có thêm thông tin của Khoản 10.6 là có thể treo đèn tín hiệu để điều khiển giao thông riêng trên từng làn đường.
  • 10.6. Để điều khiển giao thông trên từng làn đường riêng có thể áp dụng bộ đèn tín hiệu gồm 2 màu treo trên phần đường xe chạy, tín hiệu xanh có hình mũi tên phải đặt phía trên làn đường cần điều khiển, tín hiệu đỏ có hình hai gạch chéo. Những tín hiệu của đèn này có ý nghĩa như sau:
  • 10.6.1. Tín hiệu xanh cho phép đi ở trên làn đường có mũi tên chỉ;
  • 10.6.2. Tín hiệu đỏ phải dừng lại theo điểm 10.3.3 khoản 10.3 Điều này trên làn đường có đèn treo tín hiệu màu đỏ

Từ 1,2 ,3 và 4 ta rút ra các ý sau:
  • Đèn tín hiệu giao thông CHÍNH gồm 3 loại màu, xanh, vàng và đỏ, chủ yếu là dạng đèn hình tròn, có thể lắp theo chiều đứng họặc chiều nằm ngang.
    • Dạng 1 kiểu 1: không có đèn phụ
Đen tin hieu dạng 1 - kiểu 1.jpg



  • Đèn PHỤ có hình mũi tên hoặc các ký hiệu…được gắn trên mặt phẳng ngang với đèn chính, có 3 kiểu:
    • Dạng 1 kiểu 2 : có đèn phụ mũi tên đi thẳng
    • Dạng 1 kiểu 3 : có đèn phụ mũi tên rẽ trái
    • Dạng 1 kiểu 4 : có đèn phụ mũi tên rẽ phải

Đen tin hieu dạng 1 - kiểu 2,3,4.jpg


  • Tuy nhiên cũng có dạng đèn CHÍNH như dạng 2 là dạng có mũi tên chỉ hướng bên trong từng đèn, gồm 6 kiểu:
    • Dạng 2, kiểu 1: mũi tên đi thẳng
    • Dạng 2, kiểu 2: mũi tên rẽ phải
    • Dạng 2 kiểu 3: mũi tên rẽ trái.
    • Dạng 2 kiểu 4: mũi tên vừa đi thẳng vừa rẽ phảii.
    • Dạng 2 kiểu 5: mũi tên vừa đi thẳng vừa rẽ trái.
    • Dạng 2 kiểu 6: mũi tên quay đầu.

    • Phu luc den tin hieu dạng 2.jpg


  • Cùng 1 thời điểm thì chỉ có một trong 3 đèn (màu) được sáng lên trên bộ đèn CHÍNH.
  • Đèn tín hiệu CHÍNH có hiệu lực trên tất cả các làn đường nếu là đèn gắn trên cột trên lề đường bên phải. hoặc nhiểu bộ nhưng hoạt động GIỐNG NHAU gắn trên cột cần vươn hoặc gắn thêm bên trái đường.
  • Có thể áp dụng bộ đèn tín hiệu 2 màu treo trên phần đường xe chạy (trên giá long môn, cột cần vươn) để điều khiển giao thông trên từng làn đường.
Như vậy, nếu tại giao lộ này chỉ gắn 1 bộ đèn như dạng 1, kiểu 2, 3 hoặc 4, đèn CHÍNH kèm đèn phụ mũi tên cho rẽ trái, phải, hoặc gắn nhiều bộ (do phần đường xe chạy quá nhiều làn đường), nhưng giống nhau, thì rất đơn giản để tuân thủ và phân tích lỗi vi phạm, vì dạng đèn này có hiệu lực cho tất cả các làn đường

Với việc chỉ gắn 1 bộ đèn chính như thường thấy tại các giao lộ trong nội thành thì nếu làn đường có vạch 9.3, vạch mũi tên rẽ (trái, phải) hoặc R411 cho rẽ trái, phải thì phương tiện đi trên làn đó có thể rẽ (trái phải) khi đèn phụ mũi tên này bật xanh (đèn chính đỏ).

Tuy nhiên tại các giao lộ trên các đường như đường Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt….hiện nay Sở GTVT đang cho lắp loại đèn CHÍNH dạng 2, (dạng đèn có mũi tên bên trong từng đèn) trên giá long môn, thường là 3 bộ đèn CHÍNH: dạng 2 kiểu 1 trên làn đường đi thẳng, dạng 2 kiểu 2 trên làn đường rẽ phải và dạng 2 kiểu 3 trên làn đường rẽ trái , và các bộ đèn này hoạt động hoàn toàn độc lập, nên có thể hiểu rằng mỗi bộ đèn này áp dụng riêng cho từng làn đường.

Vì nếu ta cho là 3 bộ đèn này chỉ là một đèn CHÍNH gắn trên các làn, có hiệu lực trên tất cả các làn đường thì sẽ không thỏa quy định của khoản 10.3.5, là chỉ có một màu được bật sáng trên một bộ đèn, như vậy có thể hiểu ý đồ của Sở là muốn lắp nhiều bộ đèn CHÍNH, trên các làn đường để điều khiển giao thông thông riêng trên từng làn đường theo khoản 10.6.

Và các làn có hướng đi giống nhau sẽ áp dụng chung một bộ đèn chính như 2 làn chỉ đi thẳng chung 1 bộ đèn, làn rẽ trái riêng 1 bộ, làn rẽ phải riêng một bộ.

Lý do phải lắp đèn như vậy là do trên các tuyến đường này có thể hiểu là do có quá nhiều làn đường và Sở GTVT có ý đồ bố trí 1 số làn đường dành cho các xe rẽ trái, phải không bị conflict với làn xe đi thẳng và vì vậy phải bố trí các bộ đèn tín hiệu riêng cho từng làn đường.

Tuy nhiên việc gắn đèn như thực tế tại các tuyến đường này cho dù rất khoa học và hiệu quả nhưng lại không phù hợp với khoản 10.6 quy chuẩn 41/2019.

Khoản 10.6. Quy chuẩn 41/2019 quy định đèn tín hiệu dành riêng cho từng làn đường là loại đèn 2 màu (xanh và đỏ) như dạng 3 của phụ lục, mà thực tế Sở GTVT đang gắn loại đèn dạng 2 (đèn 3 màu).

Và vì không theo đúng quy chuẩn như vậy đã gây hoang mang cho người tham gia giao thông, hiểu lầm và không hiểu ý đồ của Sở GTVT là gắn riêng đèn tín hiệu cho từng làn đường, gây tranh cãi gay gắt trên các diển đàn hiện nay.

Thiết nghĩ Bộ GTVT nên bổ sung thêm vào quy chuẩn loại đèn được gắn trên từng làn đường là loại đèn dạng 2 hoặc dạng 1 kiểu 2,3,4 (kèm đèn mũi tên), hoạt động độc lập trên từng làn đường cho phù hợp với thực tế đang thực hiện, tránh gây khó hiểu, hiểu lầm ý đồ như cách gắn đèn hiện nay là sai với quy chuẩn 41/2019.

Và nếu bài phân tích này đúng với ý đồ của Sở GTVT là phải lắp đèn có hiệu lực riêng cho từng làn đường như phân tích trên thì ta có thể tìm hiểu sâu các trường hợp như sau,

Giả sử không quan tâm đến đèn rẽ trái, tập trung vào trường hợp đi thẳng trên làn rẽ phải ta có:

a.Trường hợp 1:
  • Đèn trên làn đi thẳng XANH, đèn trên làn rẽ phải ĐỎ:
Ô tô đi thẳng trên làn rẽ phải này không cần quan tâm đến đèn trên các làn khác và chỉ phải chấp hành hiệu lệnh của đèn trên làn đường này và như vậy là KHÔNG tuân thủ đúng hiệu lệnh của đèn rẽ phải đang ĐỎ là phải dừng trước vạch dừng nên ô tô đi thẳng trên làn này đã vi phạm lỗi VƯỢT ĐÈN ĐỎ. và còn vi phạm thêm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường của vạch 9.3 và R411 chỉ cho rẽ phải
  • ===> TH1: Vi phạm cả 2 lỗi vượt đèn đỏ và không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường
  • Trái đỏ,thẳng xanh, phải đỏ.jpg
b. Trường hợp 2:
  • Đèn trên làn đi thẳng XANH, đèn trên làn rẽ phải XANH:
Ô tô đi thẳng trên làn rẽ phải này không cần quan tâm đến đèn trên các làn khác và chỉ phải chấp hành hiệu lệnh của đèn trên làn đường này và như vậy ô tô này đã tuân thủ đúng hiệu lệnh của đèn rẽ phải XANH là được phép đi và chỉ vi phạm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường của vạch 9.3 và R411 chỉ cho rẽ phải.
  • ===> TH2: Vi phạm 1 lỗi biển báo, vạch kẻ đường.
  • Trái đỏ,thẳng xanh, phải xanh.jpg

c. Trường hợp 3:
  • Đèn trên làn đi thẳng ĐỎ, đèn trên làn rẽ phải ĐỎ:
Ô tô đi thẳng trên làn rẽ phải này cũng không cần quan tâm đến đèn trên các làn khác và chỉ phải chấp hành hiệu lệnh của đèn trên làn đường này và như vậy ô tô này đã KHÔNG tuân thủ đúng hiệu lệnh của đèn rẽ phải ĐỎ là phải dừng trước vạch dừng nên ô tô đi thẳng trên làn này đã vi phạm lỗi VƯỢT ĐÈN ĐỎ và thêm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường của vạch 9.3 và R411 chỉ cho rẽ phải.
  • ===> TH3: Vi phạm cả 2 lỗi vượt đèn đỏ và không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường
  • Trái xanh, thẳng đỏ, phải đỏ.jpg


d. Trường hợp 4:
  • Đèn trên làn đi thẳng ĐỎ, đèn trên làn rẽ phải XANH:
Ô tô đi thẳng trên làn rẽ phải này không cần quan tâm đến đèn trên các làn khác và chỉ phải chấp hành hiệu lệnh của đèn trên làn đường này và như vậy ô tô này đã tuân thủ đúng hiệu lệnh của đèn rẽ phải XANH là được phép đi nên KHÔNG vi phạm lỗi VƯỢT ĐÈN ĐỎ (của làn giữa) mà chỉ vi phạm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường.
  • ===> TH4: Vi phạm 1 lỗi biển báo, vạch kẻ đường.
  • Trái đỏ,thẳng đỏ, phải xanh.jpg

Trên đây là bài phân tích của cá nhân mình về hiệu lực của đèn tín hiệu giao thông trên các làn đường tại 1 số đường trên Tp HCM, nhờ các bác đọc và bổ sung thêm ý cũng như có thể phản biện nếu không đồng ý.

Cũng rất mong SGTVT HCMC, xem xét và kiến nghị bổ sung vào quy chuẩn cách lắp đèn tín hiệu trên từng làn đường như thực tế đang thực hiện để tránh gây hoang mang, hiểu sai cũng như tránh tranh cãi giữa người tham gia GT với CSGT khi vi phạm lỗi như bài viết đã nêu:

Đi thẳng trên làn rẽ phải, trái khi đèn trên làn này ĐỎ (đèn trên làn đi thẳng XANH) thì vi phạm lỗi gì?

Vì với cách lắp đèn như hiện nay trên đường Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt thì hoàn toàn KHÔNG đúng theo quy chuẩn 41 và hoàn toàn không thể phạt được người TGGT, vì người TGGT không hiểu phải chấp hành hiệu lực của đèn CHÍNH nào, và phải đi thế nào cho đúng luật.

Cám ơn các bác đã chịu khó đọc bài viết khá dài và khá …khó hiểu này, rất mong được đóng góp, bổ sung hoặc phản biện nếu không đồng ý.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
5/7/16
1.949
13.583
113
Em phải like cho công viết của dì luận trước rồi mới đọc kĩ lại sau

Ko ngờ anh vì thớt đó bỏ công đọc luật lại rồi trích dẫn giải thích vì 500ae như vậy... E cũng chắc 1 điều rằng Csgt cũng k rành luật v biên diễn dịch như a được.

Để e đọc kĩ phản biện trong còm sau a nhé
 
Hạng D
5/7/16
1.949
13.583
113
Ý của anh là trong từng lane có đèn giao thông chính ( đèn riêng cho lane đó) nên phải tuân theo đèn đó.

Nếu vậy trường hợp 4 a ví dụ là zui à nha :)

d. Trường hợp 4:
Đèn trên làn đi thẳng ĐỎ, đèn trên làn rẽ phải XANH:
Ô tô đi thẳng trên làn rẽ phải này không cần quan tâm đến đèn trên các làn khác và chỉ phải chấp hành hiệu lệnh của đèn trên làn đường này và như vậy ô tô này đã tuân thủ đúng hiệu lệnh của đèn rẽ phải XANH là được phép đi nên KHÔNG vi phạm lỗi VƯỢT ĐÈN ĐỎ (của làn giữa) mà chỉ vi phạm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường.
===> TH4: Vi phạm 1 lỗi biển báo, vạch kẻ đường.

Ps: cảm ơn a @diluantran chắc cất công ra MCT chạy xe chụp hình luôn
 
  • Like
Reactions: diluantran
Hạng F
7/8/17
7.418
10.079
113
Mình thì vẫn nghĩ là đi thẳng trên lane rẽ trái thì chỉ bị lỗi k tuân thủ biển báo vạch kẻ đường. Vì đèn đi thẳng vẫn đang xanh. Còn nếu bảo đèn trên lane rẽ trái đang đỏ thì phải gắn riêng mỗi lane 1 bảng đèn riêng trên giá long môn. Trước giờ mốc hiệu lực của đèn, biển báo đều tính từ gốc trụ qua phần bên trái. Vì vậy ở 1 số tuyến đường lớn người ta thường cắt 1 phần đường ra cho rẽ phải, xây 1 ụ nổi và cắm đèn đỏ lệch qua 1 lane đó. Như ngã tư tây thạnh trường chinh, giờ k biết còn k trước đây ai rẽ phải khi đèn đỏ ở đây mà k cứng luật gặp xxx quắt vào xin ít cafe.
 
Hạng C
10/2/09
822
1.063
93
Bởi mới nói chứ ở xứ này cái nghề luật sư nó yếu quá, chứ ko ta đi sai thì ta thuê luật sư cãi cho nó đỡ mệt.
 
  • Like
Reactions: Perenco
Hạng F
22/7/13
8.942
39.835
113
Bởi mới nói chứ ở xứ này cái nghề luật sư nó yếu quá, chứ ko ta đi sai thì ta thuê luật sư cãi cho nó đỡ mệt.
Xứ đông Lào định nghĩa nghề lsu rõ ràng là cò vạc có = cấp mà
 
  • Like
Reactions: Perenco
Hạng C
2/6/16
823
838
93
38
Tại ngã 3-4, có biển xe thô sơ được rẻ phải khi đèn đỏ, mà xe ô tô cũng sẽ rẻ phải nên có quyền chờ ở làn rẻ phải, kết quả là xe thô sơ cũng không rẻ được!?
 
  • Like
Reactions: target_locked
Hạng B1
10/7/22
56
53
18
Ôi, giao thông VN cần đơn giản hoá lại. Làm sao để lái xe nhìn vào đỡ phải dùng “suy luận” là tốt. Với lại cần tránh cái kiểu “học và thi là một chuyện, còn thực hành đường thật tế là chuyện khác”.