Hạng B2
18/12/18
396
235
78
25
Rõ ràng dự án BOT cũng là một hình thức kinh doanh, khi lời hay lỗ thì doanh nghiệp cũng phải tự chịu, tuy nhiên khi doanh nghiệp thực hiện dự án bị thua lỗ thì lại tìm cách đẩy rủi ro từ doanh nghiệp sang người sử dụng dịch vụ. Như thế rõ ràng không công bằng cho người dân.

Dự thảo tăng phí BOT do nhiều dự án BOT bị sụt giảm doanh thu: Đang đẩy phần lỗ cho người dân?


Bộ Giao thông vận tải đang đưa ra dự thảo lấy ý kiến trình Chính phủ việc tăng phí BOT theo lộ trình do nhiều dự án BOT bị sụt giảm doanh thu, nguy cơ phá vỡ phương án tài chính.

Cụ thể, bộ này đề xuất 2 phương án. Phương án 1, tăng phí trong giai đoạn từ năm 2019 - 2021.
Theo hợp đồng đã ký, trong giai đoạn từ năm 2018 - 2021 có 49 dự án (DA) phải tăng phí theo lộ trình. Bộ sẽ đàm phán với các nhà đầu tư và ngân hàng tài trợ để xem xét tăng phí trong giai đoạn này. Riêng trong năm 2019 chỉ đàm phán tăng phí đối với các DA có sụt giảm doanh thu lớn để hạn chế các hệ lụy xấu. Phương án 2 là giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện việc tăng theo hợp đồng từ năm 2022.
Theo phương án này, 49 DA có lộ trình tăng phí trong giai đoạn từ 2018 - 2021 sẽ bắt đầu tăng phí từ năm 2022. Theo tính toán, sẽ có khoảng 9 DA bị phá vỡ phương án tài chính và dự kiến nhà nước phải bố trí khoảng 3.000 tỉ đồng để hỗ trợ các DA này đảm bảo tính khả thi của phương án tài chính DA.

Đã là một hình thức kinh doanh thì lỗ hay lãi đều phải tự chịu, đến khi lãi không thấy nói nhưng khi lỗ lại tìm cách đẩy qua cho dân, nếu đã không có khả năng gồng gánh thì ngay từ đầu đừng đấu thầu, như thế là quá vô lí.
Biết rằng, nhiều dự án BOT doanh nghiệp phải cộng phí vào giá thành hàng hóa. Lại dẫn đến trượt giá, lạm phát nữa, sau một loạt yếu tố điện tăng, xăng tăng . Càng ngày số lượng phương tiện vận tải qua trạm phải càng tăng, nên nguyên tắc là những năm sau doanh thu qua trạm phải tăng hơn năm trước. Nhưng ở đây Bộ GTVT lại nói là doanh thu BOT bị sụt giảm? Quan trọng nhất là Bộ GTVT có xác định được doanh thu thực tế các trạm BOT giảm hay không?
Bất cập là ở dự án doanh nghiệp, nhưng khi thua lỗ lại tìm cách nâng giá dịch vụ như thế là không hề công bằng với người dân.
 

Attachments

Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
20/4/19
687
237
86
Trăm dâu đổ đầu tằm... Khi "sống" thì không vì cái lợi của dân mà làm, nhưng khi "chết" thì lại dựa vào dân để sống
 
Tập Lái
18/2/12
3
4
1
51
Em không hiểu được là theo thông kê thì phương tiện ngày càng tăng vì sao doanh thu lại giảm? nếu doanh thu giảm là do nhu cầu phương tiện đi qua tuyết BOT này được đánh giá khi lập dự án không đúng. (trách nhiệm thuộc về người trình và duyệt dự án)
Còn về vấn đề nhà nước phải bố trí tiền ngân sách để hổ trợ khi các dự án BOT bị phá vở phương án tài chính là không minh bạch. Vì tại sao anh được chỉ định thầu, mà lại còn được nhà nước dùng ngân sách (hoặc tăng phí - người dân chịu) để hổ trợ khi phương án tài chính của dự án bị phá vở???, với điều kiên kinh doanh không sợ lỗ, không cần đủ năng lực tài chính (có thể vay tiền và đưa hết chi phí lãi vay vào tiền vé) thì vạn người muốn nhưng tại sao anh được chỉ định???.
Khi các dự án BOT có vấn đề thì không thấy ai bị quy trách nhiệm, mà chỉ nói nếu không tăng giá, tăng thời hạn thu phí, vị trí đặt trạm phải như đặt lờ bắt cá (hốt trọn ổ) thì nhà nước phải chi ngân sách để bù -> ép người dân phải chịu!!! như là chuyện đương nhiên phải thế
 
Hạng D
5/2/15
3.606
6.282
113
55
TP.Hồ Chí Minh
Chúng nó tự làm nhưng không tự chịu, lời thì nó rung đùi còn lỗ (chả ai kiểm chứng) thì chúng đè dân ra móc túi.
 
Hạng B2
13/5/19
211
403
81
39
kinh doanh thua lỗ thì tăng giá bắt dân chịu, bình thường loại hình này sẽ bị tẩy chay nhưng vì loại hình kinh doanh này bắt buộc phải sử dụng nên người dân phải cắn răng với mức phí tăng.
suy ra thích thì các anh tăng thôi
 
Hạng B2
3/5/19
237
474
81
29
buồn cười kẻ bị tổn thương lại muốn tổn thương người khác. Thua lỗ lại muốn bòn tiếp tiền của dân