Tập Lái
30/9/05
41
9
8
www.otosaigon.com
Ngày đầu tiên cầm lái thì ông thầy đã dạy là phải để ngón cái tì lên vôlăng chớ không nên nắm chặt để có thể chuyển tay dễ dàng khi đánh lái. Các bác trong 4rum thì nói để vậy thì trông mới "pro". Thực tế khi lái, trong những trường hợp cần giữ volăng bằng 1 tay em vẫn quặp ngón cái để nắm chặt hơn. Trong những truờng hợp khác thì tì ngón tay lên vôlăng như thuờng. Tuy nhiên khi để í những xe đời cũ thì thấy cái vòng xuyến của vôlăng (em gọi đại cái vòng tròn mà mình nắm trên volăng, sai thì các bác sửa cho:D )lại rất nhỏ so với vòng ôm của bàn tay. Xem mí film xưa thì thấy nguời tài xế lúc nào cũng fải tì ngón cái lên vôlăng vì có muốn nắm chặt cũng không xong. Trên vòng xuyến của loại vôlăng này thì có làm thêm những mấu liên tiếp làm điểm tì cho ngón tay. Thiết kế này không thấy cho những xe đời sau nữa. Sau này thì cái vòng xuyến được làm to ra, chất liệu làm cũng khác, lúc này có thể nắm chặt hay tì ngón cái gì cũng được.
Như vậy :
- Có phải chất liệu làm vô lăng mà nguời ta làm nhỏ hay lớn ? Hồi xưa bằng vật liệu cứng bây giờ thì được bọc bằng vật liệu dẻo.

- Có phải vì vòng xuyến nhỏ nên phải tì ngón cái hay vì cần phải tì mới điều khiển tốt nên phải thiết kế vòng xuyến nhỏ ? Điều kiện thiết kế quyết định kỹ thuật lái hay nguợc lại ?

- Nếu đã có thể làm vòng xuyến to( do chất liệu mới) thì có nhất thiết phải theo cách nắm cũ là tì ngón cái ? Thực tế là khi em đánh lái những xe không có trợ lực thì có khi fải ôm ngón cái vào thì mới vần nổi, nếu tì vào như bài bản thì sau khi đánh xong vài vòng là muốn rụng ngón cái luôn:)
 
Hạng D
7/1/06
2.264
50
38
hamburger hill
RE: Đường kính vòng xuyến của vô lăng

...ối dào ! Bác cứ mãi lăn tăn mần cái giề, mau già, longleg chê :D Tui cũng như bác thôi. Vô tư đê bác. Lý thuyết là vậy, nhưng bàn tay 5 ngón, cả tỉ tỉ người trên trái đất, đâu tay ai giống tay ai ?! :D
Khi lái xe, điều quan tâm, và quan trọng nhất là sự an toàn cho tất cả mọi người trong, và ngoài xe.
Nên bác cứ việc nắm volante theo cảm tính, miễn cách nào thuận tiện nhất cho bác. Vô tư đê :D
Tuy nhiên, cũng nên hiểu biết tốt về lý thuyết - hàn lâm - sách vở tí, để thiên hạ biết là mình có theo đúng trường lớp bài bản đàng goàng, chớ hổng phải.. tay ngang vỉa hè !
À, bác nhắc mới nhớ : xe xưa, tiết diện vòng volante bé tí. Anh nào mồ hôi dầu, lái lâu ngày chỉ trên một xe, volante lên nước bóng lưỡng, hơ hơ...:D
 
Hạng F
13/1/06
13.891
35.964
113
RE: Đường kính vòng xuyến của vô lăng

Lắm khi chẳng muốn lăn tăn, nhưng rồi sự đời vốn thế, đâu phải ai cũng dể: Quẳng gánh lo đi và vui sống hihi. Tì ngón hay nắm chặt là có lý cả, đường phẳng cua không ngoặt..thì cứ tì nhẹ nhàng và lái thôi. Nhưng với đường xấu, cua hay lùi phức tạp..phải nắm chặt volant phòng khi xe trả lái, gặp những xe không trợ lực lái không cẩn thận cùi chỏ tay mình thoi hông ta như chơi :D:D
 
Tập Lái
30/9/05
41
9
8
www.otosaigon.com
RE: Đường kính vòng xuyến của vô lăng

Chẳng là em học kỹ thuật nên thấy lạ thì muốn tìm hiểu tới nơi tới chốn [8|]. Chớ đã lên xe cầm lái rồi thì em cũng không lăn tăn chi. Khi nào cần chặt thì chặt, thong thả thì mấy ngón cũng ổn. Nếu nó tiết diện (em xin chữ này của bác Fè) lớn dễ xài/nắm thì sao hồi xưa không làm vậy ?
 
Hạng B2
23/2/06
295
2
36
Hà nội
RE: Đường kính vòng xuyến của vô lăng

Trích đoạn: jidousha

Ngày đầu tiên cầm lái thì ông thầy đã dạy là phải để ngón cái tì lên vôlăng chớ không nên nắm chặt để có thể chuyển tay dễ dàng khi đánh lái.
Ông thầy giáo dậy thế là đúng rồi vì ai ngày đầu tiên tay cầm vô lăng cũng rất chặt, mặt mũi căng thẳng, chân cẳng run run
 
Tập Lái
12/7/06
4
0
0
RE: Đường kính vòng xuyến của vô lăng

Hồi đi học lái thày cũng dạy để ngón cái lên thành vo lăng nhưng cũng giải thích lơ mơ. Sau em đọc bài Bác Nam Cận mới hiểu vấn đề.:
-Ngày xưa xe không có trợ lực( học lái bằng Uatz cũng thuộc dòng này) trong trường hợp đi đường miền núi có khả năng lực dội ngược từ bánh xe lên vô lăng có thể làm gãy ngón cái.
- Cá nhân em khi đi học, có làn đi vào 1 cái ngầm ở Hòa bình dưới chỉ có đá hộc thì cũng phải ôm chặt vô lăng để giữ thẳng hướng bánh xe.
- Ngày nay, xe toàn trợ lực nên vô tư. Có lần xem phim Mỹ thấy tay tài lúc quay đầu xe thò mỗi ngón cái vào khe chấu (xe Mỹ hay có 4 chấu vô lăng nên khe khá nhỏ) và ngoáy như khuấy cháo vậy.
 
Hạng B2
5/7/05
293
1
0
76
otosaigon.com
RE: Đường kính vòng xuyến của vô lăng

Lý thuyết trong giáo trình của trường kỹ thuật nghiệp vụ Bộ GTVT dạy tương đối kỹ, trong đó có đoạn:
......................
Lấy lái:
Khi lấy lái sang bên nào cũng vậy, lấy một tay là chính, một tay là phụ để kéo hoặc đẩy.
…………………….
Những yêu cầu cần đạt:
- Khi thực hiện động tác lái phải và trái, thân người lái không được vặn vẹo theo chiều xoay lái;
- Thao tác đúng yếu lĩnh khi quay lái, giữ được vẻ mềm mại trong các thao tác;
- Không vần, không đùn, không chụp tay lái;
- Ngón tay cái không được quặp vào theo tiết diện vành lái;
- Không bắt ngửa tay;
- Không khoá chéo tay.
camlaipn1.png
Lý thuyết là vậy còn thực tế thì tuỳ à miễn sao thấy thuận lợi là được. Cũng như lý thuyết bắt đi hai côn nhưng thực tế mấy ai đi hai côn đâu các bác nhể. nhiều bác lái xe đời mới xoay vô lăng chỉ bằng lòng bàn tay không, chẳng đụng ngón nào vào vành lái vưỡn được mà có thấy ai séc méc gì đâu.
-Ngày xưa xe không có trợ lực( học lái bằng Uatz cũng thuộc dòng này) trong trường hợp đi đường miền núi có khả năng lực dội ngược từ bánh xe lên vô lăng có thể làm gãy ngón cái.
Còn tôi thấy ở những chỗ cua ngặt, cần đánh lái nhanh (vào bãi đậu xe, ra vào cổng..) nếu ngón cái quặp vào thường bị vướng. Mà từ ngày học làm theo thầy thành thói quen chứ cũng không để ý. Nay các bác nhắc tôi mới nhớ. Hì
 
Hạng D
7/1/06
2.264
50
38
hamburger hill
RE: Đường kính vòng xuyến của vô lăng

Trích đoạn: pipo
Lý thuyết là vậy còn thực tế thì tuỳ à miễn sao thấy thuận lợi là được. Cũng như lý thuyết bắt đi hai côn nhưng thực tế mấy ai đi hai côn đâu các bác nhể.
Cái vụ đạp embrayage 2 lần khi đang chạy :
- lần 1 : về N xong, nhả chân trái.
- lần 2 : đạp phát nữa : lần này mới vô số.
Cái này, xuất phát từ các xe xưa, ra lò từ WW 2 trở về trước, có trong giáo trình Dạy lái xe thời đó mà bọn Pháp rinh qua VN, nhưng ta lại cứ bê nguyên xi dzậy => then-xờ-phờ ra VN mi-zờ...:D
Lúc ý, hộp số chưa có bộ nhông đồng tốc; còn embrayage chưa xài bố Ferrodor, mà còn xài...miếng da. Khi miếng da này bị vấy dầu, nhớt,v.v...cũng bị "xốt" embrayage (tuột ly hợp) y hệt như xe ngày nay.
Lúc ý, cái thuở bình minh của ngành Công nghiệp Chế tạo Xe hơi í, cũng hổng có garage đầy đủ như bi chừ. Xe hư, cứ ghé vô tiệm sửa xe...ngựa, sẽ có đủ kềm,búa,tuột-vít, clé...có cả mỏ hàn xì + bể than đỏ rực, vốn để rèn móng ngựa. :D Vì xe hơi thuở ý rất ít, nên thầy thợ phải ăn theo các tiệm sửa xe ngựa, vốn vẫn còn đang thông dụng, chạy đầy đường.
Lúc này, bên Mỹ, nhờ dây chuyền sản xuất hàng loạt của Henry Ford ở " Thành phố Xe hơi " Detroit, nên xe Ford T khá rẻ, dần dần lấn lướt xe ngựa. Trong khi đó, Châu Âu vưỡn còn ì ạch với ...ngựa, xe độc mã, song mã, tam - tứ mã, cho tới tám mã, mười mấy mã....nên sau này, vưỡn còn gọi là...mã lực :D
Vì bác Xà-ích đánh xe ngựa của các Triều đình,gia đình quý-xờ-tộc Châu Âu, và bác tài xe ngựa cao-bồi Viễn Tây Mỹ, đều ngồi bên phải, nên khi xe hơi ra lò, người ta bèn làm volante bên trái, cho khác xe ngựa. Và sau đó, Luật GTĐB mới chính thức ra đời, kết hợp với các bảng cảnh báo - hướng dẫn,v.v...về đường sá, lấy từ bên Hướng Đạo qua (Scout). Vụ này, chắc lão Sói-Già-Bắt-Tay-Trái Duki Duke rành 6 câu :D
Riêng Ăng-Lê, vốn rất bảo thủ kiểu...Anh, nên volante vưỡn nằm bên phải như xe ngựa. Còn Nhật, hổng biết :D
Miếng da embrayage xe hơi xưa : bác nào muốn bít nó là da của cái con giề, thì...bia đê :D:mad:[:'(]
 
Hạng D
7/1/06
2.264
50
38
hamburger hill
RE: Đường kính vòng xuyến của vô lăng

...thôi xong ! Lão Hòa Thượng làm đổ bể hết chơn ! Dọt ! :D[:'(]:mad: