Hạng F
7/4/09
12.428
6.647
113
HCMC
www.flickr.com
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HÀNH TRÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM - LÀO CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015

HCM - KONTUM - PAKSE - THAKHET - VIENCHANG - UDON - SAVANAKHET - MUKDAHAN (THAILAND) - LAO BẢO - MĂNG ĐEN - BMT - HCM (9 ngày 8 đêm, ~4.000km)
Được sự đồng hành của Cty TNHH Ford VietNam cùng Cty TNHH Lốp Xe GoodYear VietNam, BĐH chi hội FFC tổ chức một chuyến Caravan VietNam - Laos - ThaiLand theo hành trình như sau:


ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI: XINH ĐẸP - HUYỀN BÍ - CỔ KÍNH - MẾN KHÁCH
{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.
Không chỉ có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những ngôi chùa nổi tiếng thế giới, những lễ hội độc đáo và đặc trưng, đất nước Lào xinh đẹp còn cuốn hút khách du lịch bởi bao điều huyền bí của những di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới...

Đoàn sẽ trải qua các cung đường huyền thoại như đường Hồ Chí Minh, Đường 9 nam Lào tới khu di tích chiến tranh Khe Sanh, từ A Lưới tới Thạnh Mỹ sẽ chinh phục đèo lò xo, ...

Ngày 1: Thứ bảy - 25/04/2015: Saigon – Kontum (570 km)
- 4g00: Tập kết tại Cây xăng 47 trên QL13, vừa qua ngã tư Bình Phước hướng về Bình Dương, để dán số xe và decal. Xuất phát QL13 - Cổng Xanh - Đồng Xoài - QL14. Các bác tài đổ xăng đầy bình từ hôm trước.
{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

- 7g30: Ăn sáng tại trạm dừng chân Bù đăng (150km) – Tọa độ 11.810586,107.234783
- 11g30: Ăn trưa tại BMT (cơm Sài Gòn – 175km) – 16 Hùng Vương - 05003853312 - Tọa độ: 12.679900,108.045639. Trong lúc chờ cơm các bác tài đi đổ xăng tại CH Xăng Dầu số 3, ra Đinh Tiên Hoàng rẽ trái.
- 17g30: Đến Kontum, nhận phòng KS Kon K'lor - 155 Bắc Cạn - 0603861555/0906571727-Nguyên(Qly), đậu xe miễn phí trong KS và dọc hông có bảo vệ. Tự do tham quan nhà thờ gỗ Kontum, cầu treo Kon K'lor, sông Dak Bla, nhà rông Kon K'lor.
{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

- 19g00: Ăn tối tự do. Đặc sản là Gỏi Lá (Quán Út Cưng - 15/16 Trần Cao Vân - 0603912432; 77 Hùng Vương; đường Đinh Tiên Hoàng, Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Nguyễn Đình Chiểu); Thịt rừng đường Ure; Dê - 58 Phan Chu Trinh; Mỳ A Tỷ - 67 Hoàng Văn Thụ…

Ngày 2: Chủ Nhật - 26/04/2015: Kontum – Pakse (410km)
- 6g00: Ăn sáng phở khô (quán Cây Bàng đường Bà Triệu, quán ở đường Ure…). Xe đổ xăng đầy trước vì không chắc có xăng A95 tại Ngọc Hồi
- 7g00: Xuất phát. Đến Ngọc Hồi (65km) đổ xăng thêm tại CH Xăng Dầu số 6 (Kế chợ PleiKan), nếu cần.
- 9g00: Đến cửa khẩu Bờ Y (20km) làm thủ tục qua cửa khẩu. Có thể đổi tiền, mua Sim Unitel…Mua bảo hiểm xe oto theo ngày từ 26-30/04 tại Lào. Từ cửa khẩu Bờ Y đến Attapeu, đoàn sẽ chinh phục cung đường đèo ngoạn mục, và hiểm trở nhất Đông Nam Á:
{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

- 13g00: Ăn trưa tại Attapeu (120km)
- 16g00: Tham quan thác Tad Fane, Tad Yuang (170km – cột km 38 từ Pakse), Tad Pha Suam (đi 15km rồi rẽ phải đi Bachiang 12km)
w620h405f1c1-files-articles-2013-1073360-bolaven.jpg

11821054366_ab0855b14e_z.jpg

{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

- 17g30 đến Pakse nhận phòng Phi Dao Hotel - Phathana Lakmuang 13 Road, Trung tâm Pakse (38km). Tham quan thành phố.
- 19g00: Ăn tối ở Pakse khu bờ sông

Ngày 3: Thứ hai - 27/04/2015: Pakse - Wat Phou –Thaket (420 km).
- 7g00: Ăn sáng. Các xe đổ đầy xăng.
- 8g00: Xuất phát qua cầu đi tham quan Wat Phou (43km từ Pakse)
Wat Phou (Vat Phu) hay chùa Núi là di tích một quần thể đền thờ Khmer ở Nam Lào. Wat Phou tọa lạc dưới chân núi Phu Cao, tỉnh Champasak, cách sông Mê Kông 6 km,, cách thủ đô Vientiane 670 km về phía nam. Bao bọc xung quanh di tích này là 4.000 hòn đảo lớn nhỏ trên sông Mekong mang tên Siphandone (Siphan = 4.000, done = đảo). Tại đây còn nhiều dấu tích văn minh cổ với các lâu đài bằng sa thạch, các chùa chiền thờ Phật giáo Nam tông. Người Lào ví sông Mekong qua khu vực này là một vùng biển giàu tiềm năng với 9 ngọn núi bao quanh phố cổ.
Quần thể này có một ngôi đền từ thế kỷ 5 nhưng các cấu trúc còn sót lại thì có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Ngôi đền có kết cấu độc đáo dẫn đến một điện thờ, nơi có một linga tắm trong nước từ một dòng suối trên núi chảy xuống. Địa điểm này sau này trở thành một trung tâm thờ cúng của Thượng tọa bộ mà ngày nay vẫn còn lại.
Wat Phou nằm dưới chân của một núi thiêng gọi là Phou Kao (Núi Voi). Theo các nhà sử học, Wat Phou là đền thờ xưa nhất ở Lào, từng là trung tâm của đạo Hindu, thờ thần Shiva. Đến thế kỷ 13, Wat Phou trở thành đền thờ Phật và tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một trong những nơi lưu giữ các giá trị về lịch sử và văn hóa Lào.
Truyền thuyết và lịch sử Lào xác định đó là đền thờ Thần Badhecvara, được xây dựng từ thế kỷ thứ V và thứ VII. Nơi đây còn có thành Crethapura, kinh đô đầu tiên của vương quốc Chân Lạp. Các nhà khảo cổ học luận giải rằng, thời kỳ đó đã từng tồn tại một con đường nối Wat Phou với kinh đô Angkor, cách đó khoảng 100 km.

{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

- 10g30: Quay về đến Pakse đi chợ Sáng, có thể đổi tiền, mua khô bò…ăn trưa
- 12g30: Xuất phát đi Thaket
- Nếu không ăn trưa tại Pakse thì 11h30 xuất phát qua Pakse 60km (Na phou lao hay Houay Xao) mua xôi gà nướng "pin cày" ăn ngon, Nếu thích, dừng chân tại Khong Xedon (70km từ Pakse) xem chưng cất rượu gạo.
- 18g00: Nhận phòng KS Inthira Thakhek - No. 079, Unit 4, Anou Road, Ban Thakhek Kang, Thakhek - KS nhỏ nằm trong khu nhà cổ (330km)
- 19g00: Ăn tối và tự do khám phá Thakhet về đêm.

Ngày 4: Thứ ba - 28/04/2015: Thakek – Vientian (340 km)
- 7g00: Ăn sáng
- 7g30: Xuất phát đi Vientiane. Ăn trưa với đặc sản "Tép nhảy trên sông" trên thuyền, về nhận phòng KS Xaysomboun ở That Dame.
- 15g00: Tham quan That Luang, biểu tượng của đất nước Lào. Ngôi Tháp được xây dựng theo hình nậm Rượu, dát vàng bên ngoài. Kiến trúc ngôi chùa mang phong cách văn hóa, bản sắc của quốc gia Lào, được chọn làm quốc huy, in trên đồng tiền chính của Lào. Tiếp đó, đoàn tham quan tượng đài chiến thắng Patuxay, được xây dựng theo kiến trúc Khải hoàn môn của Pháp, mang đậm phong cách của đất nước Phật giáo theo trường phái Nam Tông; tiếp tục tham quan chùa Sisaket cổ kính, That Dame
Thạt Luổng hay (Pha) That Luang (Thạt Lớn trong tiếng Lào) là một thạt (stupa) Phật giáoViêng Chăn, Lào. Thạt này được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độthế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng.
Thạt Luông đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19 nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Kiến trúc ngôi chùa tháp mang phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

Tham quan Sisaket museum cổ kính
Chùa Sisaket (Wat Sisaket) là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất tại Vientiane, toạ lạc ngay trên con phố dẫn đến Phủ Thủ tướng Ngôi chùa này được xây dựng bởi vua Chao Anuvong, vị vua cuối cùng của vương quốc Lan Xang, vào năm 1818. Vào thời điểm này, Lào vừa trở thành nước chư hầu của Xiêm, điều này lí giải tại sao ngôi chùa này có kiến trúcBangkok (với mái 5 tầng và hồi lang bao quanh chùa chính). Có lẽ chính vì vậy mà Wat Sisaket đã không bị phá hủy khi quân Xiêm tấn công Vientiane năm 1828. Vì lí do đó mà Wat Sisaket được biết đến là ngôi chùa cổ nhất tại Vientiane. Nhưng cũng có truyền thuyết cho rằng, khi quân Xiêm định tấn công chùa, một đám mây đen phủ kín bầu trời, tất thảy quan quân thất kinh hồn vía, cho là cơn giận dữ của trời đất nên đã tự động rút lui. Nhờ thế mà duy nhất chùa Sisaket còn tồn tại, tiếp tục đóng vai trò là chốn tu hành thiêng liêng trong suốt thế kỷ XIX và cho đến tận ngày nay.
Một chi tiết thu hút du khách là dãy hành lang bao quanh "sim" (chùa chính). Những tường phía trong hành lang là nơi trưng bày hơn 2000 tượng phật lớn nhỏ được làm trong TK 16 – 19. Xung quang hành lang có đặt hơn 300 tượng phật mang phong cách điêu khắc Lào bằng chất liệu gỗ, đá hoặc thiếc được làm tại Vientiane vào thế kỉ 16 và 19. Giá phía dưới cũng trưng bày hơn 300 tượng phật theo phong cách Lào. Dãy hành lang phía Tây có trưng bày một loạt những bức tượng bị vỡ - kết quả của cuộc tấn công của quân Xiêm năm 1828.
Nơi đây cũng là một bảo tàng - nơi lưu giữ hơn 8000 cuốn sách có giá trị và 6840 tượng phật được làm bằng nhiều chất liệu như đồng, đá, gỗ, bạc hay thạch cao... Mặt trong của chính điện có hàng ngàn hốc nhỏ, mỗi hốc đặt một bức tượng Phật, tạo cảm giác che chở cho người cầu nguyện. Hệ thống trường lang bên ngoài cũng đặt hàng trăm bức tượng Phật lớn nhỏ. Tại đây còn có một thư viện gần 400 năm tuổi với nhiều kinh sách Phật cổ viết bằng tay trên lá cọ...

{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

Tham quan That Dame
{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

- 19g00: Đoàn dùng cơm tối tại nhà hàng Phatoke Laoderm với đặc sản của đất nước Lào, nghe nhạc cổ truyền dân tộc Lào hoặc nhà hàng Laogarden. Sau đó, đoàn tự do dạo chơi ở khu phố Tây của thủ đô Viêng Chăn hoặc đi bộ mua sắm ở khu phố đi bộ trước mặt KS Lanxang, dọc sông Mekong. Có thể thay thế bằng 1 Gala dinner kết hợp tổ chức đêm giao lưu ca nhạc Việt - Lào.

Ngày 5: Thứ tư - 29/04/2015: City tour Vientiane, 11g khởi hành về Savannakhet (460km)
- 7.00: Ăn sáng
- 8.00: Trả phòng, tham quan Khải hoàn môn Patuxay. Khải hoàn môn Patuxai (tiếng Lào: ປະຕູໄຊ), còn gọi là Anou Savary, là công trình kiến trúc - nghệ thuật - điêu khắc nổi tiếng tại thủ đô Viêng Chăn (Lào). Công trình này tọa lạc tại bùng binh ranh giới giữa phố Vientian và khu vực That Luông. Khải hoàn môn được xây dựng vào năm 1957 và hoàn thành vào năm 1968 để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp tại Lào. Vì vậy, nó còn có tên là Đài Chiến sĩ vô danh (Anou Savary).
Tượng đài được Tham Sayasthsena, một kiến trúc sư Lào, thiết kế. Dự toán chi phí xây dựng là 63 triệu kip.
Khải hoàn môn Patuxai cao 55m, có 4 mặt, mỗi mặt có bề ngang 24m, gồm bảy tầng tháp và hai tầng phụ. Kiến trúc của Patuxai được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc của Khải hoàn môn Paris. Tuy nhiên, khi nhìn tổng thể Khải hoàn môn Patuxai, nó vẫn mang một nét kiến trúc đặc trưng của văn hóa Lào với những phù điêu, họa tiết trang trí và điêu khắc như hình tượng trang trí Kinari - nửa người phụ nữ và nửa chim, các phù điêu miêu tả trường ca Rama và các tòa tháp đặc trưng kiến trúc Lào. Ngoài ra, các cửa sổ bên cầu thang của tòa tháp được thiết kế khéo léo dưới dạng những bức tượng Phật.
Anou Savary có tất cả bảy tầng tháp được nối với nhau bằng một cầu thang xoắn ốc bên trong. Từ tầng bảy của Anoi Savary có thể ngắm toàn cảnh thành phố Vientian, các công trình quan trọng của Chính phủ, các Cơ quan, dòng sông Mê Kông và nhiều công trình khác nữa

{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

Tham quan đền Ho Phrakeo (ngôi đền tiền triều nơi lưu giữ Ngọc lục bảo quý giá của Phật từ thuở ban sơ của triều vua Lane Xang, bây giờ trở thành một bảo tàng với rất nhiều tượng Phật điêu khắc huyền bí).
Chùa Phra Keo hay Haw Phra Kaew là ngôi chùa Phật ngọc của Thủ đô Viêng Chăn (Lào).
Trước đây ngôi chùa là nơi mà Hoàng tộc thường đến để cầu nguyện. Do vậy, chùa còn có tên là chùa Hoàng gia và có rất nhiều đồ vật quý hiếm đã được đặt ở đây. Trong đó, phải kể đến là một bức tượng Phật bằng ngọc. Ngày nay, chùa không còn được sử dụng làm nơi thờ cúng nữa mà được chuyển thành một nhà bảo tàng.
Chùa được vua Setthathirat cho xây dựng năm 1565 để làm nơi lưu giữ bức tượng phật ngọc (cái tên Phra Kaew có nghĩa là hình ảnh của Phật Ngọc). Sau cái chết của cha là vua Phothisarat, ông buộc phải rời Lanna – nơi ông đang cai trị để trở vềVientiane và mang theo bức tượng này từ Chiang Mai về theo. Bức tượng ngày nay không còn ở trong chùa nữa.
Khi người Thái Lan dưới sự chỉ huy của vị tướng Chakri (sau nay sẽ là vua Rama đệ nhất) cướp phá Vientiane vào năm 1779, họ đã mang theo bức tượng phật ngọc về Thái Lan và đặt tại chùa Wat Phra Kaew (Chùa Phật ngọc) ở Bangkok. Sau cuộc tấn công đó, Chùa Haw Phra Kaew đã bị phá hủy. Người Lào đã phục dựng lại nhưng rồi ngôi đền này lại bị phá hủy một lần nữa khi người Thái lại tấn công nơi đây vào năm 1828. Sau khi tiến đánh Lào và chiếm pho tượng phật quý, vị vua Thái Lan khi đó vốn là một Phật tử đã làm lại một bức tượng y hệt và trả lại cho đất nước Lào. Bức tượng này được đặt thay thế vào vị trí bức tượng đã bị lấy đi.
Vào năm 1936 và 1942, Haw Phra Kaew đựoc xây dựng lại dưới sự giám sát của hoàng tử Souvanna Phouma - được đào tạo chuyên ngành kiến trúc tại Pháp và sau này là thủ tướng đầu tiên của Lào

{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

- 10g00: Trả phòng & khởi hành về Savannakhet, ăn trưa tại Paksan. Qua Thaket 100km có ngã ba rẽ phải 30km, trên đường ghé thăm tượng Phật That Ing Hang - thánh địa Phật Giáo Đông Dương. Tham quan chùa Xayatphoum (XayNhaPhum) – ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng.
Được xây dựng vào giữa thế kỷ 16, That Ing Hang ở miền Trung Savannakhet được xem là điểm hành hương thứ 2 sau di sản văn hóa Wat Phou ở Champasak thuộc miền Nam nước Lào. Theo các bạn Lào, xưa kia ngay tại chỗ Tháp Xá Lợi ở giữa khuôn viên chùa ngày nay có một cây Hang cổ thụ. Một vị sư già đã xuất hiện khá bí ẩn, hằng ngày tựa lưng vào cây Hang thiền định. Đến một ngày, vị sư già thăng thiên trong tư thế tọa thiền. Chỗ nhà sư viên tịch người ta dựng lên tháp để lưu giữ xá lợi của ông. Mặc dù được người Pháp khôi phục lại vào năm 1930, nhiều chi tiết kiến trúc đã không còn giữ được nguyên gốc, nhưng trong dân gian, người Lào vẫn coi đây là mảnh đất thiêng vì được Phật giáng. "Ing Hang" theo tiếng Lào là “Tựa vào cây Hang”, một vị sư ở chùa giải thích trước khi cột chỉ cầu phúc cho chúng tôi
- 18g00: Nhận phòng tại Savan Vegas hotel & Casino, Savannakhet.
- 19g00: Ăn tối nhà hàng gần bên cảng sông Mekong. Dạo chơi cảng Sông Mekong hoặc khám phá Casino

Ngày 6: Thứ năm - 30/04/2015: Savannaket - Lao Bảo - Khe Sanh (255 km)
- 7g00: Ra cửa khẩu gởi xe sang Thái (5km). Đi Indochina market, Testco Lotus Kumka bằng xe tuktuk (12km). Ăn sáng, shoping, bia SHINGHA
- 10g00: Trở về Lào, trả phòng.
- 11g00: Khởi hành về Lao Bảo. Ghé mua, ăn gà nướng và xôi, đặc sản Lào tại SENO. Nếu có thời gian tham quan làng Nonglam Chanh (55km theo Road 11), nơi có rừng cây trên 200 năm tuổi; Mua bia LÀO.
- 14g00: Đến Lao Bảo làm thủ tục cửa khẩu. Shopping Lao Bảo.
{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

- 17h00: Đến thị trấn Khe Sanh, Nhận phòng, ăn tối tại KS Thái Ninh - 170 Lê Duẩn

Ngày 7: Thứ sáu - 01/05/2015: Khe Sanh – A Lưới (100km) - Thạnh Mỹ (250km) – Khâm Đức (320km) - Đăk glei (386km) - Plei Kan (431km) - Kon Tum (494km) - Măng Đen (550km)
- 7g00: Trả phòng, xuất phát.
- 8g00: Tham quan cầu Dakrong.
{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

Ăn sáng tại A Lưới. Ở A Lưới có làng A-Nôr + thác nước rất đẹp (cách 3km)
- 12h00 ăn trưa ở Thạnh Mỹ hoặc Khâm Đức
- 19h00 Đến Măng Đen - ăn tối và ở tại KS Hoa Hồng.

Ngày 8: Thứ bảy - 02/05/2015: Măng Đen - BMT (285km)
- 8g00: Ăn sáng, cafe.
- Tham quan cao nguyên Măng Đen với Đức mẹ, thác Pa Sỹ, KDL sinh thái...Cao nguyên Măng đen nằm trên dãy Trường Sơn, ở độ cao trung bình 1.200 m, điểm cao nhất ở núi Kon Ka Kinh ở độ cao 1.761 m, có khí hậu tương tự như cao nguyên Lâm ViênLâm Đồng. Thuận lợi cho việc trồng các loại rau, hoa quả xứ lạnh. Còn được mệnh danh là Đà Lạt 2 của Việt Nam.
{FFC Challenger 2015}: CARAVAN VIỆT NAM - LÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG 30/04/2015.

- 11g00: Trả phòng, trở về Kontum.
- 12:00: Ăn trưa Cơm Niêu Cá Bống 2, khởi hành về BMT
- 18:00: Nhận phòng KS Dakruko - 30 Nguyễn Chí Thanh - BMT
- 19g00: Ăn tối và khám phá BMT về đêm

Ngày 9: Chủ Nhật - 03/05/2015: BMT - Saigon (350km)
- 7g00: Ăn sáng, cafe.
- 8g00: Trả phòng. Trên đường về nếu thích thì tham quan thác hoặc về sớm nghỉ ngày hôm sau đi cày
- Ăn trưa trên đường
- 16h về HCM, chia tay

(Dự phòng 01 ngày, thứ 2 - 04/05/2015)

Ghi chú:
1) Làm thủ tục xin giấy phép Liên Vận tại Sở Giao Thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (63 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), hộ chiếu còn hiệu lực >6 tháng.
2) Kiểm tra xe kỹ và đổ đầy xăng trước ngày đi. Có thể mua hóa chất tăng trị số octan xăng đề phòng không có xăng A95
3) Chi phí dự tính khoảng 7 triệu đồng/ pax/ 9 ngày, đã bao gồm tiền xăng theo dự tính. Các bác bóng bàn và đặt gạch nhá. Chốt danh sách đăng ký vào cuối ngày 31/03/2015.
4) Tổng hành trình theo google là ~4.000km
5) THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT - LÀO gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào - Theo mẫu theo thông tư 38/2011/TT-BGTVT. (Mục cửa khẩu: Các bác điền 2 cửa khẩu mà đoàn mình sẽ đi qua là Bờ Y và Lao Bảo; Mục Thời gian xin cấp là từ 25/4 đến 23/5/2015)
- Giấy đăng ký phương tiện - Cavet (bản sao)
6) Các giấy tờ cần thiết mang theo trong suót chuyến đi:
- CMND
- Hộ chiếu (còn thời hạn trên 6 tháng)
- Giấy phép lái xe (bằng lái)
- Giấy đăng ký phương tiện (Cavet)
- Giấy phép liên vận Viêt - Lào
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Giấy chứng nhận kiểm định
- $$$ :) :) :)
- Trang bị bộ đàm sạc đầy pin, cài tần số OS và đặt sẵn kênh số 1
7) Bên Lào không có xăng A95.
8) Khi đến cửa khẩu làm thủ tục qua Lào, các xe phải mua bảo hiểm ôtô ở Lào. Giá tham khảo ~60k kíp/ tuần. Công an bên Lào chuyên canh me phạt lỗi này
9) Đổi tiền Kíp tại nhân hàng Agribank ở VN sẽ lợi hơn về tỷ giá
...

Vật dụng các nhân khi đi du lịch:
  1. Thuốc ho, thuốc cảm, nhức đầu, sốt, tiêu chảy
  2. Nón, khăn choàng, áo mưa, dù che nắng, áo khoác, đèn pin
  3. Bánh snack, bánh ngọt, sữa, nước suốt,… mua sẵn để trên xe cho các F1, đề phòng trường hợp đoàn không tới kịp nhà hàng đúng bữa.

Ban tổ chức: SJW, Joseph Nguyen, Ronglua.

(Các thông tin về địa danh, hình ảnh, etc... được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet)

Cập nhật danh sách đăng ký:
  1. Joseph Nguyen.....................Escape........2L + 2N
  2. Sjw.........................................Previa..........2L + 3N
  3. TigerCar.................................Everest........2L + 1N
  4. Hungtadico.............................Escape........4L + 2N
  5. Hanson..................................BMW X5......2L
  6. Hoc Tro..................................EcoSport.....2L + 2N
  7. Steven.Nguyen........................................1L (Ghép xe với Kien.clima)
  8. RyanDuong..............................................1L + 1N (Ghép xe với Kien.clima)
  9. Gcrt........................................Focus...........2L + 1N
  10. Kien.clima..............................Everest........1L
  11. Myzo (Ken Nguyen)..........Land Cruiser....2L + 3N (Standby)
  12. NgocLuan.................................................1L (Ghép xe với Hungpg)
  13. Hungpg..................................Escape.........1L
  14. Quái Chiêu..................................................1L (Ghép xe voi Hungpg)
  15. Caunh...................................Ranger...........2L + 3N (Standby)
  16. Mr Fil....................................Tucson.......... 2L + 2N
  17. Bạn JS................................Escape......... 2L
  18. Ronglua................................Escape..........2L + 1N
  19. Nai.........................................Previa............1L (1L + 2N stanbby)
  20. Cuongf11..............................Previa............1L + 2N
  21. Huynh Huan Minh................Ranger...........2L (2N standby)
  22. NGOCHV............................Everest.......... 2L + 1N
  23. Rayban.................................Escape..........2L +2N
  24. Harrisln007...........................Escape..........1L (2N standby)
  25. Aphamvn..............................Focus.............2L
  26. Comchienvn.........................Cerato............1L
  27. Locphat68.............................Escape...........2L
  28. Phóng viên báo Phong cách Trẻ - Young Style...1L
  29. ...
  30. ..

Tổng cộng:......................................................47L + 32N
Tồng số xe........................22, trong đó:
EcoSport.........................1
Focus..............................2
Escape...........................8
Everest...........................3
Ranger............................2
Land Cruiser...................1
BMW X5..........................1
Tucson............................1
Previa..............................3
KIA Cerato......................1

Hạn chót chốt danh sách đăng ký và đóng quyết tâm: 31/03/2015


Các bác đăng ký tham gia chuyến đi Lào vui lòng chuyển tiền quyết tâm 2 triệu đồng/ 1L theo thông tin đưới đây vào TK của Mợ Rồng nhé:

Tên TK: Trần Thị Thu Hương
Số TK: 0721 000 532 761
Tại NH: VCB CN Kỳ Đồng.

Khi chuyển khoản các bác nhớ ghi rõ: Tên - Nick - Nội dung: Chi phí chuyến Caravan Lào.
Chuyển khoản xong thì xin nhắn tin vào số Mợ Rồng: 0907.960.160


Đây là file tổng hợp chương trình caravan Việt - Lào mà BTC, gồm tất cả các hướng dẫn, nội qui di chuyển theo đoàn, phòng khách sạn, size áo, ghép xe, etc... Các bác download về và tranh thủ đọc nhá.
 

Attachments

Hạng F
7/4/09
12.428
6.647
113
HCMC
www.flickr.com
Thông tin cần biết khi đi Lào

PHẦN I.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

- Vị trí địa lý: Nước Lào nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Châu Á, không có biển, bao quanh là lục địa. Có đường biên giới tiếp giáp với Việt Nam ở phía Đông, Campuchia ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Myanma và Trung Quốc ở phía Bắc.
- Diện tích: 236.800km2,
- Dân số: Khoảng 6.6 triệu người (2010),
- Mật độ dân số: 27 người/km[sup]2 [/sup]
- Ngày Quốc khánh: 02/12/1975,
- Thủ đô: Viêng Chăn (VIENTIANE),
- Quốc kì : Quốc kì của Lào hiện nay có hình chữ nhật, được chia thành 03 dải ngang, gồm một dải màu xanh ở giữa và hai dải màu đỏ ở phía trên và phía dưới. Ở giữa dải xanh có một hình tròn màu trắng.
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Lào
- Ngôn ngữ khác: tiếng Việt, Anh, Pháp.
- Tôn giáo chính: Phật giáo
- GDP: 7,7%/năm (2010), dự kiến năm 2011 đạt 8,5%
- Thu nhập bình quân đầu người: 960 USD/năm (năm 2010)
- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 05-9-1962
- Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Việt Nam 18/7/1977
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Đ/c Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn
- Chủ tịch Quốc hội: Đ/c Pa- ny Ya- tho- tu
- Thủ tướng Chính phủ: Đ/c Thong- sing Thăm- ma- vông
- Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao: Đ/c Thoong-lun Si-su-lít
- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, có 02 mùa rõ rệt, gồm mùa mưa và mùa khô; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Giao thông: Có giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không.
- Văn hoá: Chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc, tiêu biểu nhất là văn hoá Phật giáo. Do vậy, trên khắp đất nước Lào, đền chùa được xây dựng rất nhiều, với quy mô lớn và rất đẹp; có những ngôi chùa trở thành di sản văn hoá thế giới.
- Hành chính của Lào: Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh; có 17 tỉnh, thành phố và thủ đô Viêng Chăn. Cấp địa phương dưới tỉnh là quận, huyện, thị xã; cấp địa phương thấp nhất là bản (bản tương đương cấp xã của Việt Nam).
- Tài Nguyên thiên nhiên: Lào rất giàu có và phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên như:
+ Tài nguyên đất: có 3 loại đất chủ yếu như đất phù sa, đất đỏ và đất vùng núi đồi, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông - lâm - nghiệp.
+ Tài nguyên rừng: Rừng của Lào chiếm 67% diện tích toàn nước Lào, có nhiều loại gỗ quý hiếm với trữ lượng lớn và có giá trị kinh tế cao.
+ Tài nguyên khoáng sản: Các mỏ kim loại quý như: mỏ vàng, bạc, sắt, đồng, quặng bô xít, than đá,… đặc biệt, Lào có tiềm năng rất lớn về thuỷ điện.
- Nước Lào có những phong tục và văn hoá rất độc đáo như:
1. Phong tục chào:
Người Lào thường chào nhau bằng một cử chỉ giống như cầu nguyện được gọi là cúi chào (nop). Người trẻ tuổi hơn hoặc ở vị trí thấp hơn luôn cúi chào người lớn tuổi hơn hoặc ở địa vị cao hơn. Tục bắt tay khi gặp nhau của người phương Tây rất phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một nụ cười kèm theo một cái đầu hơi cúi được cho là lịch sự. Tỏ ra quá sốt sắng, thể hiện tình cảm trước công chúng, các cử chỉ khoa tay múa chân đều được xem là không lịch sự.
Đầu là bộ phận cao nhất của cơ thể, chân là bộ phận thấp nhất về nghĩa đen và nghĩa bóng. Chạm vào đầu một người nào đó hoặc chỉ vào một người hay một vật bằng chân được xem là cực kỳ thô lỗ. Cũng giống như ở các đền thờ, chúng ta cần bỏ giày dép ra trước khi vào nhà.
2. Ẩm thực:
Có đến 90% dân Lào ăn xôi và ta có thể thấy xôi trong bất kỳ bữa ăn nào của người Lào, thức ăn của người Lào thường được bày vào một đĩa lớn, thức ăn kèm với xôi là Lạp, Koy, Ping. Người Lào sống gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ nên thích ăn những thức ăn tươi sống lấy từ núi rừng như thịt gà, thú rừng vừa mới săn bắn, cây lá…
Thức ăn phổ biến thứ hai là Lạp. Lạp được làm từ thịt gà, thịt vịt, thịt bò… Có lúc Lạp làm bằng thịt hổ, “Hổ Lạp” thường được ăn sống, nhưng phần lớn các bạn được phục vụ các món ăn nấu chín từ nhà hàng. Thỉnh thoảng bạn được phục vụ những thức ăn nguội với các loại rau sống và nước dừa, các món ăn này được phục vụ trong những bữa tiệc chiêu đãi, đám cưới hay những buổi tiệc quan trọng khác. Người nước ngoài rất thích món ăn này. Một món ăn địa phương được nhiều người ưa thích đó là món Or lam của vùng Luang Prabang. Nhìn chung, thức ăn Lào đơn điệu cả về hình thức lẫn nội dung. Phần lớn khách du lịch đến Lào không quen ăn những thức ăn Lào.
3. Nhà cửa:
Nhà người Lào được xây bằng cột nhà sàn. Có hai loại nhà: nhà kiểu mái đơn và mái đôi. Số lượng bậc thang phụ thuộc vào chiều cao của nhà nhưng thông thường người Lào thường làm số bước lẻ như 3,5,7,9 bước.
4. Lễ buộc chỉ tay:
Mục đích: có nhiều dịp để người ta tổ chức Lễ buộc chỉ tay, mục đích của buổi Lễ buộc chỉ tay là để thắt chặc tình cảm của những người bạn, người thân lâu ngày không gặp nhau và cầu chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Mục đích cụ thể của từng buổi lễ tuỳ thuộc vào mức độ quan hệ của những người tham dự.
4.1. Đối với khách quí từ phương xa đến: Nhằm thể hiện sự tôn trọng, sự thân thiện mến khách của chủ nhà, mong muốn giữ lại những kỉ niệm và cầu chúc nhau cùng tiến bộ, phát triển với những lời chúc tốt nhất.
4.2. Những người trong gia đình (đi công tác xa về, sắp đi công tác hoặc bệnh mới bình phục). Chúc đem lại sự bình an, công tác thành đạt, mau chóng bình phục trở lại công việc, chúc những điều tốt lành cho người thân của mình. Việc sinh nở con trai con gái người ta cũng là lễ buộc chỉ tay ăn mừng.
4.3. Nhân các ngày lễ lớn, mừng họp mặt gia đình hoặc để hoà chung không khí vui của ngày lễ, ngày hội. Những ngày này, người ta cũng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.
- Hình thức tổ chức: Tuỳ mức độ quan hệ, đời sống kinh tế mà hình thức tổ chức buổi lễ buộc chỉ tay cũng khác nhau (tốn kém, trung bình …).
- Cách thức tổ chức:
Chủ nhà chuẩn bị sẵn một cây trang trí, trên có gắn hoa trang trí cho đẹp và các sợi chỉ để sau lấy xuống buộc chỉ tay. Cây trang trí đặt trên một thảm nhỏ, chung quanh đặt nhiều đĩa hoa quả, trái cây, gà và rượu (rượu gạo, rượu nếp).
Bắt đầu lễ, mọi người ngồi quây quần xung quanh cây trang trí, Già làng đọc bài kinh cầu chúc điều tốt lành (các bài đọc này khác nhau tuỳ theo tính chất từng buổi lễ). Đọc khoảng 15 phút, mọi người im lặng lắng nghe, hai tay chắp phía trước, ngồi xếp hai chân một bên hoặc ngồi xếp bằng.
Đọc xong, Già làng lấy chỉ buộc cho khách quý, vừa buộc vừa cầu chúc (nói tiếng Lào), để đáp lễ khách phải làm tương tự (lấy dây chỉ xuống và buộc cổ tay cho Già làng và cầu chúc (tiếng mẹ đẻ).Mọi người xung quanh sẽ làm tương tự, thời gian dự kiến: Từ 30 – 45 phút.
5. Tết cổ truyền Bunpimay của nhân dân Lào :
Người Lào cũng đón năm mới dương lịch như các nước khác trên thế giới, nhưng Tết Lào - Tết Cổ truyền Bunpimay (còn gọi là Pi Mày, Koud Song Kane hay Bunhot Nậm có nghĩa là Hội té nước) là lễ hội truyền thống lớn nhất ở đất nước triệu voi này.
Theo truyền thống, Tết Lào diễn ra trong suốt tháng thứ năm Phật lịch, bắt đầu từ ngày thứ sáu của tháng thứ năm và kết thúc vào ngày thứ năm của tháng thứ sáu, trong đó ngày lễ chính Wun Salong được tổ chức vào dịp trăng tròn. Hiện nay Tết Lào được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 dương lịch hàng năm, khi bầu trời thanh cao, các dòng sông lớn đều dồi dào nước tượng trưng cho một năm mới nhiều lộc.
Tết Bunpimay diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ. Ngày thứ hai không được tính đến vì đó là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Hội bắt đầu vào ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Ngày cuối cũng là ngày kết thúc tuần trăng. Trong ba ngày này người Lào được nghỉ, không làm việc và cũng không có các hoạt động buôn bán.
Nguồn gốc ngày Tết Bunpimay:
Đầu tiên Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Một. Tuy nhiên, thời điểm đó vào mùa đông, không thích hợp cho phong tục té nước nên ngày này đã được chuyển sang thời điểm nóng nhất trong năm. Đây cũng là thời gian ngày thường dài hơn đêm, ngày dài nhất có thể đến 14 tiếng 24 phút.
Theo các sử gia Lào, tổ tiên người Lào đến từ phía Nam Trung Quốc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ nên lấy ngày, tháng, năm theo Ấn Độ.
Riêng Tết Lào là lấy theo người Mon-Phama và người Khmer.
Người Ấn Độ coi trọng thời điểm ngày dài hơn đêm và gọi đó là Watthanasagn, có nghĩa là “nhiều bóng râm”. Khi đó mặt trời mọc ở phía Bắc và bắt đầu mùa mưa, thuận lợi cho trồng trọt hơn các mùa khác trong năm.
Ngoài ra, Tết Lào còn xuất phát từ một truyền thuyết về cuộc đấu trí giữa Thammabane và Kabinlaphom. Thời xa xưa, từ trước khi Phật giáo ra đời, có một chàng trai con nhà phú nông tên là Thammaphala hay còn gọi là Thammabane rất nhanh trí và hiểu được tiếng chim. Thammabane thường di khắp nơi để truyền dạy kiến thức.
Thời gian đó người dân vẫn coi Kabinlaphom, thần của bầu trời là người thông thái nhất. Khi biết tin dưới trần gian có Thammabane là một người rất hiểu biết, Kabinlaphom muốn thi tài với Thammabane. Ông ta đặt ra ba câu hỏi để Thammabane trả lời, nếu Thammabane trả lời được thì Kabinlaphom sẽ phải dâng đầu mình và ngược lại.
Ba câu hỏi đó là:
-Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi sáng?
-Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi chiều?
-Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi tối?
Thammabane không thể trả lời ngay, nhưng anh xin Kabinlaphom thêm 9 ngày nữa. Thammabane ra sức suy nghĩ nhưng vẫn không tìm được đáp án. Ba ngày trôi qua, đã quá mỏi mệt, anh ngủ gật dưới gốc cọ thì nghe hai vợ chồng đại bàng nói chuyện trên đầu mình. Đại bàng vợ hỏi: “Ngày mai chúng ta sẽ ăn gì đây?”. Đại bàng chồng trả lời: “Đừng lo, chúng ta sẽ ăn thịt Thammabane, vì anh ta sẽ không thể trả lời được 3 câu hỏi của Kabinlaphom và sẽ bị giết”. Khi đại bàng vợ hỏi về câu trả lời, đại bàng chồng đã nói:
-Thần sắc con người vào buổi sáng tập trung ở khuôn mặt, vì vậy buổi sáng con người phải rửa mặt.
-Thần sắc con người vào buổi chiều tập trung ở ngực, vì vậy con người thường tắm vào buổi chiều.
-Thần sắc con người vào buổi tối tập trung ở tay và chân, vì vậy con người thường rửa chân tay trước khi đi ngủ.
Nhờ biết được tiếng chim, Thammabane nghe rõ ba câu trả lời và sau đó trở lại gặp Kabinlaphom. Theo cam kết, Kabinlaphom phải chặt đầu mình. Tuy nhiên, trước khi chặt đầu, Kabinlaphom dặn bảy cô con gái của mình giữ gìn cái đầu cẩn thận, vì nếu đầu ông ta rơi xuống đất sẽ xảy ra hỏa hoạn, ném lên trời sẽ gây ra hạn hán, còn ném xuống biển thì biển sẽ khô cạn. Bảy con gái của Kabinlaphom đặt đầu cha trên một cái đĩa vàng và thờ ở động Khanthoumali, núi Phoukhaokailat. Hàng năm, các cô lần lượt đến đây rửa sạch đầu cha và đặt trở lại vào động.
- Tên của bảy cô con gái Kabinlaphom là Thoungsatheve, Khorakham, Rarksa, Mountha, Kirinee, Kinitha và Manothone. Tất cả bảy cô được gọi chung là Nang Sangkhane.
6. Các phong tục trong Tết Bunpimay:
6.1. Té nước:

Vào ngày đầu tiên của Tết Lào, người ta quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Nước thơm là một hỗn hợp gồm nước, nghệ, bồ kết nướng, hoa và dầu thơm. Nước được ướp hương hoa hoặc hương liệu thiên nhiên. Về sau người ta còn cho cả kem và bột.
Vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Sau đó, người ta rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để té nuớc thơm ấy vào người làm phước. Người ta còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa.
Để tỏ lòng tôn kính người trẻ tuổi té nước những người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh vượng. Bạn bè té nước vào nhau. Họ không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất.
Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều.
Tục lệ té nước (tạt nước) trong ngày tết của Lào cũng có phần do thời tiết nóng bức (tháng 4 là thời điểm nóng nhất ở Lào). Trước khi té nước cho nhau, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành.
6.2.Xây tháp cát:
Cát được đưa đến sân chùa và trang trí trước khi dâng cho các nhà sư để tỏ lòng thành kính. Có hai cách để làm tháp bằng cát. Người ta có thể làm ngay tại bãi biển hoặc dâng cát cho chùa. Tháp cát được trang trí bằng cờ, hoa, dây vải trắng và vẩy nước thơm. Các tháp cát này tượng trưng cho núi Phoukaokailat nơi bảy con gái của Kabinlaphom thờ đầu cha mình và được dâng cúng để cầu sức khỏe, hạnh phúc trong năm mới.
6.3. Phóng sinh:
Các loài động vật như rùa, cá, cua, chim, lươn và các con vật nhỏ khác được phóng sinh. Người ta tin rằng trong dịp Tết ngay cả động vật cũng cần được tự do. Một số người phóng sinh động vật với số lượng trùng với tuổi của con vật.
6.4. Hái hoa tươi:
Vào các buổi chiều, sư trụ trì hướng dẫn các nhà sư, ni cô và dân làng đi hái hoa tươi đem về chùa cúng Phật. Trong khi đi hái hoa người ta chơi trống và các nhạc cụ cổ truyền. Những người khác thì đem nước đến lau rửa hoa.
6.5. Ăn món Lạp:
Trong ngày Tết, người Lào rất chú trọng tới việc ăn món Lạp, đặc biệt là các doanh nhân. Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa lộc. Lạp ở đây thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt, món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo của chúng. Trong mỗi gia đình, đặc biệt là những người làm nghề kinh doanh, món lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì nếu món này trong ngày Tết mà không ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điềm xui. Lạp thường được ăn với xôi nóng.
Theo nhiều chuyên gia văn hóa Lào, thì lạp được xem như là linh hồn của người Lào trong năm mới. Người ta có thể đem chúc nhau bằng món lạp. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều lộc.
7. Các phong tục khác:
Vào những ngày này mọi người thường biếu vải, biếu khăn cho người già. Hội đua thuyền được tổ chức trên sông.
Ở các địa phương đều có đám rước, nhưng nổi tiếng nhất là đám rước Nangsangkhane ở cố đô Luang Prabang, với bảy cô gái đóng vai bảy người con của Kabinlaphom.
Ban ngày người ta đến đền chùa cầu nguyện. Vào buổi tối, mọi người tập trung ở chùa để vui chơi, biểu diễn âm nhạc truyền thống (morlam) và múa ramwong.
Nếu làng nào đặt tượng Phật trong hang núi thì lễ tắm Phật gọi là Song Namphaphou. Các nhà sư và dân làng ăn trưa ngay tại núi sau khi làm lễ.

PHẦN II.
THÔNG TIN VỀ THỊ THỰC

Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định miễn thị thực cho HCNG, HCCV ngày 17/7/1977; Công hàm trao đổi năm 1993; Hiệp định miễn thị thực cho HCPT ký ngày 05/03/2004, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004; Thoả thuận về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc khuyến khích phát triển hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước ký ngày 14/9/2007 ( Thoả thuận Hà Nội năm 2007). Cụ thể:
- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, không quy định rõ thời gian tạm trú.
- Miễn thị thực cho người mang HCPT đi việc công (có tem AB của Việt Nam hoặc ký hiệu SERVICE của Lào), cụ thể:
- Miễn thị thực cho người mang HCPT đi việc công (thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức có tư cách pháp nhân) thực hiện các hợp đồng thương mại, lao động, đầu tư và các dự án hợp tác. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, chủ dự án hoặc người sử dụng lao động phải làm đầy đủ các thủ tục đăng ký cư trú cho người lao động theo qui định hiện hành của mỗi nước.
- Công dân hai nước có Thẻ lao động và Thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh trong thời hạn của Thẻ tạm trú. Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú được cấp theo thời hạn của các hợp đồng thương mại, lao động, đầu tư, các dự án hợp tác và được gia hạn với thời hạn tối đa 12 tháng một lần.
- Miễn thị thực cho người mang HCPT đi việc công là học sinh, sinh viên, thực tập sinh theo chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ hoặc giữa các tổ chức quốc doanh hai nước. Thời hạn cư trú được cấp phù hợp với thời hạn của chương trình hợp tác.
- Miễn thị thực cho người mang HCPT còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin thị thực trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày. Lệ phí cấp hoặc gia hạn thị thực thống nhất hai Bên là 20USD/thị thực, thu bằng tiền VND và (Kíp) LAK hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi (theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Lào công bố tại thời điểm thu).
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐẾN NƯỚC BẠN LÀO
1. Khi đến thăm đất nước Lào, khi chào hỏi cần tránh việc bắt tay phụ nữ Lào mà thường chào nhau bằng một cử chỉ giống như cầu nguyện được gọi là cúi chào (nop) và kèm theo một nụ cười với cử chỉ hơi cúi đầu được cho là lịch sự.
2. Khi người Lào tổ chức Lễ buột chỉ tay cho bạn thì bạn hãy vui vẻ và rất hạnh phúc về điều này; vì mục đích của buổi Lễ buộc chỉ tay là nhằm thể hiện sự tôn trọng, sự thân thiện mến khách của chủ nhà, mong muốn giữ lại những kỉ niệm và cầu chúc nhau cùng tiến bộ, phát triển với những lời chúc tốt nhất. Bạn cũng nên cầm chỉ buộc cho những người bạn yêu quí. Người Lào quan niệm, càng nhiều chỉ buột trong buổi lễ thì càng có nhiều người quý mến và đem lại nhiều may mắn.
3. Khi bạn đến nước Lào, bạn được các bạn Lào chiêu đãi món Lạp - một món ăn rất đặc biệt của người Lào; bạn hãy tỏ ra vui mừng vì được thưởng thức món ăn này và hãy luôn khen ngon và cảm ơn vì món ăn rất đặc biệt. Bởi theo ngôn ngữ của Lào, lạp có nghĩa là lộc. Theo nhiều chuyên gia văn hóa Lào, thì lạp được xem như là linh hồn của người Lào trong năm mới. Người ta có thể đem chúc nhau bằng món lạp. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều lộc.
4. Người Lào rất hiền lành và mến khách, không có chuyện tranh cãi nhau hay có lời qua tiếng lại; khi tham gia giao thông ở Lào, bạn cần hạn chế tối đa việc bóp còi xe inh ỏi và phóng nhanh, vượt ẩu hay giành đường; vì ý thức tham gia giao thông người Lào rất tốt; họ luôn nhường đường cho nhau khi tham gia giao thông. Điểm đặc biệt ở hệ thống giao thông Lào là chỉ cho phép đèn xanh ở 1 hướng, hướng đối diện vẫn là đèn đỏ. Vì vậy, đừng thấy phía đối diện chạy thì cũng chạy theo là bị phạt đấy! Đèn bộ hành cũng như đèn xe: chỉ cho 1 hướng đi mà thôi!
5. Trong các tiệc chiêu đãi của người Lào, họ ăn uống rất nhiệt tình và mong muốn những vị khách quý cũng như họ; vì càng nhiệt tình thì họ cho rằng mình rất yêu mến và quý họ; nhưng người Lào không bao giờ có chuyện ép nhau trong việc uống rượu, bia; mà tuỳ lòng của khách.
7. Khi đến nước Lào bạn cần chú ý các trạm thu phí đường bộ của Lào, tuy rất đơn giản, bạn có thể chạy băng qua một cách dễ dàng vì không có barie chắn. Bạn cần dừng lại và chờ nhân viên ra thu phí và giao vé rồi bạn hãy tiếp tục hành trình của mình.
8. Điều cần lưu ý hiện nay khi bạn đến thăm nước Lào, bạn không được dùng từ "bộ tộc" hoặc dùng "Lào lùm, Lào thởng hay Lào xủng" như trước nữa. Vì nói như vậy là xem như không tôn trọng họ và có ý phân biệt chủng tộc, chỉ dùng “Nhân dân Lào” là đủ.

NHỮNG CHỈ DẪN CẦN THIẾT
1. Tiền:
Lào sử dụng Kíp (LAK), 1 Kíp Lào = 2.657 VNĐ (vào 03/03/2015), có thể đổi tiền Kíp tại cửa khẩu hoặc tại các chợ.
2. Sim điện thoại: Có thể mua tại cửa khẩu, nên mua loại sim Uitel (40.000kip/cái), giá cước rẻ, sóng mạnh và phủ rộng khắp (Unitel là do Tập đoàn Viettel của Bộ Quốc phòng Việt Nam đầu tư tại Lào)
3. Giá một số mặt hàng ở Lào:
- Phở: 10.000 kíp - 15.000 kíp/tô
- Bún: 10.000 kíp - 15.000 kíp/tô
- Xôi: 6000 kíp/típ
- Cà phê: 7000 kíp/ly
- Bia: 10.000 kíp/lon, 9000 kíp/chai
4. Hướng dẫn cách gọi điện thoại:
- Gọi nội bộ trong nước Lào: gọi trực tiếp các số
- Gọi từ Lào về Việt Nam: 0084 – Mã tỉnh (bỏ số 0 đầu tiên) - số máy cần gọi (nếu là di động bỏ số 0 đầu tiên)
- Gọi từ Việt Nam qua Lào: 00856 – 020 - số máy di động cần gọi

Địa chỉ liên lạc của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Lào:
1. Đại sứ quán Việt Nam tại Viêng Chăn:
+Địa chỉ: Số 85, đường 23 Sinha, Bản Phonsay, Quận Saysetha
+Điện thoại : .................................................+856-21-813409
+Fax : ............................................................+856-21-413379
+Lãnh sự : ........... ........................................413400
+E-mail: [email protected]

2. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pắc-xế:
+Địa chỉ: 31, Bản Phà Bạt, thị xã Pắc-xế, tỉnh Chămpasak
+Điện thoại : .................................................+856-031-212827
+Fax : ............................................................+856-031-214140/856-031-212058
+E-mail: [email protected]

3. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Savanakhet
+Địa chỉ: 118 đường Si sa vong, huyện Cay son phom vi han, tỉnh Savanakhet
+Điện thoại : .................................................+856-41-212418
+Fax : ............................................................+856-41-212418
+E-mail: [email protected]

4. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang
+Địa chỉ: số 427-428, bản That Bosot, tỉnh Luông-pha-bang
+Điện thoại : .................................................+856-071-254847
+Fax : ............................................................+856-071-4746
+E-mail: [email protected]


PHẦN III.
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT - LÀO

http://sgtvt.hochiminhcity.gov.vn/h...=133&Web=33151bd9-70ab-4e53-93bb-edd51010c6da

[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
Thủ tục cấp giấy phép liên vận Việt – Lào đối với phương tiện vận tải phi thương mại là xe cá nhân đi việc riêng (chỉ áp dụng đối với xe ôtô chở người dưới 09 (chín) chỗ và xe bán tải (pick-up)). (Điều 10 của Thông tư số 38/2011/TT-BGTVT){/td}
{/tr}
{tr}
{td}
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cấp giấy phép liên vận Việt – Lào đối với phương tiện vận tải phi thương mại là xe cá nhân đi việc riêng (chỉ áp dụng đối với xe ôtô chở người dưới 09 (chín) chỗ và xe bán tải (pick-up)) Theo Điểm b Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 38/2011/TT-BGTVT
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 38/2011, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào theo mẫu quy định tại Phụ lục 6b của Thông tư số 38/2011/TT-BGTVT;
- Giấy đăng ký phương tiện - Cavet (bản sao);
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (một bộ)
- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Theo quy định Điểm b Khoản 1 Điều 11 của Thông tư 38/2011/TT-BGTVT.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.(63 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)
- Lệ phí :
Lệ phí Giấy phép vận tải liên vận là 50.000 đồng / lần / phương tiện Theo thông tư số 76/2004/TT-BTC.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào theo mẫu quy định tại Phụ lục 6b của Thông tư số 38/2011/TT-BGTVT
- Thời gian nhận hồ sơ:
+Các ngày từ thứ hai đến thứ sáu:
Buổi sáng: từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30;
Buổi chiều: từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.
+Thứ bảy: Buổi sáng: từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30;{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
 
  • Like
Reactions: nai and NgocLuan™
Hạng D
20/10/10
4.687
72
48
41
ngày nào cũng lái xe hết , em thấy nếu có thể giảm bớt điểm để có time và tham quan , e thấy theo lịch trình ngày nào cũng lái xe với tối , lúc đến nơi đã mệt và tối đâu còn tham quan dc và fai ngủ dưỡng sức để hsau lái xe từ sáng đến tối tiếp
chỉ có 2 ngày là lái ít là 220,270 km còn lại toan 450-600km/ ngày
 
Chi Hội Trưởng FFC
14/9/09
5.178
2.103
113
Đây chỉ là chương trình dự kiến, chúng ta sẽ sắp xếp lại sao cho phù hợp.
 
  • Like
Reactions: mêôtô
Hạng F
7/4/09
12.428
6.647
113
HCMC
www.flickr.com
ngày nào cũng lái xe hết , em thấy nếu có thể giảm bớt điểm để có time và tham quan , e thấy theo lịch trình ngày nào cũng lái xe với tối , lúc đến nơi đã mệt và tối đâu còn tham quan dc và fai ngủ dưỡng sức để hsau lái xe từ sáng đến tối tiếp
chỉ có 2 ngày là lái ít là 220,270 km còn lại toan 450-600km/ ngày

Yếu hơn hồi trước nhiều vậy :)

Off chai, off cafe sẽ bóng bàn tiếp
 
Hạng D
13/1/11
1.235
44
48
13
Với thời gian như vậy chỉ nên đi đến Viên Chăn rồi quay lại, đi lên phía Bắc phải thêm 3-4 ngày nữa mới ổn.