Hạng B2
12/3/19
330
185
71
28
Vừa qua, nhiều người tham gia giao thông thắc mắc việc di chuyển gặp đèn đỏ mà rẽ phải có bị phạt hay không và không hiểu quy định này ở đâu. Thực tế, tại Việt Nam, nhiều người hiểu nhầm về vấn đề này.
Gặp đèn đỏ, rẽ phải có thể bị tước bằng lái 3 tháng

Ảnh minh họa

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM khi tham gia giao thông vào giờ cao điểm, thông thường lực lượng điều khiển giao thông cho phép người dân rẽ phải khi gặp đèn đỏ theo tín hiệu, từ đó gây hiểu nhầm rằng gặp đèn đỏ thì được phép rẽ phải.

Tuy nhiên, khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người tham gia giao thông chỉ được phép rẽ phải trong một số trường hợp.

Theo luật sư Khưu Thanh Tâm (Công ty Luật TNHH Giải Pháp Việt) cho biết những trường hợp được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ gồm: có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép rẽ phải được lắp đặt kèm theo; có biển báo giao thông cho phép các xe rẽ phải được lắp đặt kèm theo; có lắp đặt tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.
Trong trường hợp không có biển báo cũng như đèn giao thông thì người điều khiển phương tiện cần tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Nếu vạch mắt võng màu vàng xuất hiện ở vị trí làn phải trong cùng, cộng thêm mũi tên chỉ hướng di chuyển sát ngã tư, nghĩa là phần đường này chỉ dành cho xe rẽ phải, cấm xe đi thẳng đi vào phần đường này.

Một lưu ý nhỏ khi rẽ phải đó là các phương tiện phải bật đèn tín hiệu xin đường (xi-nhan) và phải nhường đường cho người đi bộ.

Gặp đèn đỏ, rẽ phải có thể bị tước bằng lái 3 tháng


Ngoài các trường hợp trên, người tham gia giao thông sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt nếu rẽ phải khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ.

Phạt tiền từ 1,2-2 triệu đồng và tước GPLX 1-3 tháng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (Cở sở pháp lý: điểm a, khoản 5, Điều 5 và điểm b, khoản 12, Điều 5 Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng và tước GPLX 1-3 tháng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (Cở sở pháp lý: điểm c, khoản 4, Điều 6 và điểm b, khoản 12, Điều 6 Nghị định 46 (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Do đó, người tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng và có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với hành vi rẽ phải khi đèn đỏ (không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông).
Theo baomoi
 

Attachments

Hạng C
8/7/14
928
1.295
93
Vừa qua, nhiều người tham gia giao thông thắc mắc việc di chuyển gặp đèn đỏ mà rẽ phải có bị phạt hay không và không hiểu quy định này ở đâu. Thực tế, tại Việt Nam, nhiều người hiểu nhầm về vấn đề này.

View attachment 2022376

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM khi tham gia giao thông vào giờ cao điểm, thông thường lực lượng điều khiển giao thông cho phép người dân rẽ phải khi gặp đèn đỏ theo tín hiệu, từ đó gây hiểu nhầm rằng gặp đèn đỏ thì được phép rẽ phải.

Tuy nhiên, khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người tham gia giao thông chỉ được phép rẽ phải trong một số trường hợp.

Theo luật sư Khưu Thanh Tâm (Công ty Luật TNHH Giải Pháp Việt) cho biết những trường hợp được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ gồm: có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép rẽ phải được lắp đặt kèm theo; có biển báo giao thông cho phép các xe rẽ phải được lắp đặt kèm theo; có lắp đặt tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.
Trong trường hợp không có biển báo cũng như đèn giao thông thì người điều khiển phương tiện cần tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Nếu vạch mắt võng màu vàng xuất hiện ở vị trí làn phải trong cùng, cộng thêm mũi tên chỉ hướng di chuyển sát ngã tư, nghĩa là phần đường này chỉ dành cho xe rẽ phải, cấm xe đi thẳng đi vào phần đường này.

Một lưu ý nhỏ khi rẽ phải đó là các phương tiện phải bật đèn tín hiệu xin đường (xi-nhan) và phải nhường đường cho người đi bộ.

View attachment 2022377

Ngoài các trường hợp trên, người tham gia giao thông sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt nếu rẽ phải khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ.

Phạt tiền từ 1,2-2 triệu đồng và tước GPLX 1-3 tháng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (Cở sở pháp lý: điểm a, khoản 5, Điều 5 và điểm b, khoản 12, Điều 5 Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng và tước GPLX 1-3 tháng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (Cở sở pháp lý: điểm c, khoản 4, Điều 6 và điểm b, khoản 12, Điều 6 Nghị định 46 (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Do đó, người tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng và có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với hành vi rẽ phải khi đèn đỏ (không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông).
Theo baomoi
Vậy mà nhiều thằng còn chửi người khác cản đường chúng nó rẽ phải khi đèn đỏ.
 
  • Like
Reactions: newbieq7
Hạng F
18/2/13
5.654
13.860
113
Saigon & Dalat
Trong trường hợp không có biển báo cũng như đèn giao thông thì người điều khiển phương tiện cần tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Nếu vạch mắt võng màu vàng xuất hiện ở vị trí làn phải trong cùng, cộng thêm mũi tên chỉ hướng di chuyển sát ngã tư, nghĩa là phần đường này chỉ dành cho xe rẽ phải, cấm xe đi thẳng đi vào phần đường này.
Hầu như người xử dụng xe 2b không hiểu ý nghĩa của vạch mắt võng, điển hình từ PV.Đồng rẽ phải vào PV.Trị, lần đầu em đi bấm còi để xin đường rẽ thì bị cả quân đoàn xe 2b ngừng đèn đỏ quay lại nhìn với hàng trăm đôi mắt in hình viên đạn, sau đó mỗi lần đến ngã rẽ đành dừng xe chờ đợi đèn xanh trống đường mới dám rẽ tiếp.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Trong trường hợp không có biển báo cũng như đèn giao thông thì người điều khiển phương tiện cần tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Nếu vạch mắt võng màu vàng xuất hiện ở vị trí làn phải trong cùng, cộng thêm mũi tên chỉ hướng di chuyển sát ngã tư, nghĩa là phần đường này chỉ dành cho xe rẽ phải, cấm xe đi thẳng đi vào phần đường này.
Hầu như người xử dụng xe 2b không hiểu ý nghĩa của vạch mắt võng, điển hình từ PV.Đồng rẽ phải vào PV.Trị, lần đầu em đi bấm còi để xin đường rẽ thì bị cả quân đoàn xe 2b ngừng đèn đỏ quay lại nhìn với hàng trăm đôi mắt in hình viên đạn, sau đó mỗi lần đến ngã rẽ đành dừng xe chờ đợi đèn xanh trống đường mới dám rẽ tiếp.
Diễn giải sai hiệu lực của vạch mắt võng rồi, vạch này chỉ cấm dừng trên vạch, đi kèm thêm mũi tên rẽ phải thì phương tiện phải rẽ phải do hiệu lực của vạch 9.3 này, tức là với 2 vạch này thì phương tiện buột rẽ phải liên tục trên làn này, không được dừng. Ngoài thủ đô hay kẻ như vậy, nhưng lại sai quy chuẩn, làm mất hiệu lực của cả 2 vạch vì thường kẻ chồng lên nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/17
7.465
10.162
113
thế này thì nói gì. đèn đỏ gần nhà em có kèm cái đèn xanh rẽ phải(không phân biệt phương tiện) thế mà nhiều ô tô vẫn chờ đèn xanh để rẽ phải, trong khi bao nhiêu xe ngoài sau phải đang rẽ phải chờ nó.
 
Hạng F
18/2/13
5.654
13.860
113
Saigon & Dalat
Diễn giải sai hiệu lực của vạch mắt võng rồi, vạch này chỉ cấm dừng trên vạch, đi kèm thêm mũi tên rẽ phải thì phương tiện phải rẽ phải do hiệu lực của vạch 9.3 này, tức là với 2 vạch này thì phương tiện buột rẽ phải liên tục trên làn này, không được dừng. Ngoài thủ đô hay kẻ như vậy, nhưng lại sai quy chuẩn, làm mất hiệu lực của cả 2 vạch vì thường kẻ chồng lên nhau.
Dòng trên em lấy của nội dung thớt : Nếu vạch mắt võng màu vàng xuất hiện ở vị trí làn phải trong cùng, cộng thêm mũi tên chỉ hướng di chuyển sát ngã tư, nghĩa là phần đường này chỉ dành cho xe rẽ phải, cấm xe đi thẳng đi vào phần đường này.
Theo em hiểu, vạch mắt võng tại ngã tư có tác dụng bảo đảm sự thông suốt của các phương tiện, cấm các phương tiện dừng, đỗ trên vạch và không có tác dụng phân làn cho luồng phương tiện đi thẳng hay rẽ phải.
Vạch mắt võng màu vàng ở vị trí làn phải trong cùng + mũi tên chỉ hướng di chuyển sát ngã tư là phần đường này chỉ dành cho xe rẽ phải (liên tục), cấm các loại phương tiện dừng, đậu dù đi theo hướng nào.
Còn thực tế khi gặp đèn đỏ, xe 2b dừng kín trên vạch mắt võng nên các phương tiện khác không thể rẽ phải được.
Gặp đèn đỏ, rẽ phải có thể bị tước bằng lái 3 tháng

(ảnh google)
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: diluantran
PKW confirmed
Hạng B2
1/10/12
104
29
28
thế này thì nói gì. đèn đỏ gần nhà em có kèm cái đèn xanh rẽ phải(không phân biệt phương tiện) thế mà nhiều ô tô vẫn chờ đèn xanh để rẽ phải, trong khi bao nhiêu xe ngoài sau phải đang rẽ phải chờ nó.

Cái đèn xanh rẽ phải gắn kèm đó chỉ dành cho xe máy thôi bạn. Thường thì đường mà bạn sắp rẽ phải qua đó nó là đường 1 chiều, nên xe máy rẽ qua sẽ hòa vào làn trong được dành cho xe máy. Còn xe hơi rẽ phải lúc đó sẽ phải cắt dòng xe máy để ra làn xe hơi bên ngoài. Vụ này ở nước ngoài (EU chẳng hạn) thì xe hơi bạn rẽ được vì họ không quy định làn xe hơi hay xe máy như VN mình, có điều phải rẽ vào làn trong cùng rồi xi nhan chuyển ra làn ngoài nếu cần.
 
Hạng F
18/2/13
5.654
13.860
113
Saigon & Dalat
Cái đèn xanh rẽ phải gắn kèm đó chỉ dành cho xe máy thôi bạn.
Có lẽ bác nhầm chổ này. Khi đến giao lộ tất cả phương tiện có quyền rẽ (phải, trái) theo hướng mũi tên khi đèn báo mũi tên màu xanh bật sáng, chỉ phải nhường đường cho các phương tiện đến từ các hướng khác đang được ưu tiên.
Gặp đèn đỏ, rẽ phải có thể bị tước bằng lái 3 tháng

Còn bác nói đèn xanh rẽ phải chỉ dành cho xe máy là trong trường hợp có thêm biển phụ cho biết chỉ có loại phương tiện được phép rẽ là xe máy.
Gặp đèn đỏ, rẽ phải có thể bị tước bằng lái 3 tháng