Hạng B2
27/5/10
310
2.310
93
Bạn chú ý cảm nhận tiếng máy, nhả côn thì mớm ga sao cho tiếng máy vẫn đều, không đổi, không rồ, không rung là xe lướt đi mượt.
 
Tập Lái
3/7/19
31
19
9
34
Em cũng mới cầm lái được gần 2 năm nay thôi, chỉ chạy xe nhà nên quãng đường chắc cũng chỉ gần được 30.000km, kinh nghiệm có thể chưa nhiều nhưng cũng muốn góp một số ý để bác tham khảo, em chỉ dựa trên kinh nghiệm thực tế của em thôi.
1.Ý này bác nói chuẩn, có thể nhả nhanh ở giai đoạn đầu, chậm ở giai đoạn sau. Quan trọng nhất là cảm nhận vị trí tiếp xúc của côn, và còn tùy theo côn được chỉnh như thế nào, có xe chỉ nhả 1/3 là bắt côn, nhưng có xe phải nhả nhiều hơn, ví dụ như xe em phải nhả khoảng 1/2 côn nó mới bắt.
Thông thường các xe tập lái hay chỉnh côn khá nhạy, nhả 1/3 là nó bắt rồi. Còn xe gia đình thì ít khi chỉnh nhạy, nếu nhạy quá thì khi cắt côn hay sang số cảm giác không thích và cũng nhanh hại côn.
2.Khi đã tìm được điểm tiếp xúc, lúc xe run nhẹ, thì cũng nên nhả từ từ chứ đừng nhả nhanh, nếu nhả từ từ và đều chân (đều chân rất quan trọng, có khi đã tìm được điểm tiếp xúc rồi, xe lăn nhẹ bánh rồi mà nhả không đều chân, nhả cái ào thì có khi cũng tắt máy như thường), khi đó có thể khỏi ghìm một vài giây như bác nói cũng được, nhả từ từ cho xe chạy luôn. Chỉ nhả nhanh khi nào xe đã lăn bánh khá khá một chút. Còn trong trường hợp xe run quá nhiều mà nó chưa chuyển động được nhanh thì có nghĩa là do bác nhả côn hơi nhanh, xe sắp tắt máy, khi đó phải đạp nhẹ côn trở vào (rất nhẹ, đạp một tí thôi) rồi nhả ra trở lại.
3.Thông thường theo lý thuyết các thầy nói thì nhả hết chân côn mới đệm ga. Thực tế em cũng chạy như vậy. Nhưng lưu ý là khoảng thời gian từ khi nhả hết côn tới khi đạp ga phải đảm bảo là rất ngắn, có thể gần như ngay lập tức, có nghĩa là phải phối hợp 2 chân rất nhanh. Chứ còn nếu bác nhả hết côn rồi, đủng đỉnh chờ 1 - 2 giây sau mới đạp ga là xe nó chồm lên rất khó chịu. Còn nếu chưa quen phối hợp nhanh 2 chân, bác có thể đệm ga một chút trước khi nhả hết côn cũng được, nhưng cách này theo em thấy chỉ nên áp dụng khi xe đang lên dốc nhẹ, đường mấp mô, hoặc xe yếu. Và nhất là cần lưu ý nếu chân côn chưa nhả tới mức cần thiết mà đệm ga quá sớm, đệm ga mạnh là rất hại côn nhé, khi bác tập lái thì cứ thoải mái, còn sau này khi chạy xe nhà thì phải lưu ý.
Một vài ý để bác tham khảo. Và cũng mong các bác tài có kinh nghiệm khác góp ý thêm cho chủ đề của bác chủ và góp ý cho ý kiến của em luôn, em cũng muốn học hỏi thêm.
Bác này nói là chuẩn nè, tuỳ xe mạnh yếu mà đệm ga hay không, bác chạy xe nào quen biết ga nó ntn mà xử lý thôi.. trước e học có 1 xe thì không cần đệm vẫn vô tư , có xe không đệm thì xe k đi nổi thì tắt máy thôi
 
  • Like
Reactions: khanhkntg
Hạng B2
16/4/12
222
88
28
HCM city
Theo kinh nghiệm hồi học lái xe của tôi trước khi ra đường trường thực tập: Bác chủ nên tập tại trường hoặc nơi vắng xe cộ chân côn cho chắc, bác cho nổ máy, đạp côn - vào số 1, sau đó từ từ nhả côn cho xe chạy - không cần vào ga, chuyển số. Bác cứ cho xe chạy - cắt côn - vào côn khi nào thấy nhuần nhuyễn thì khi ra đường xe không bao giờ tắt máy nữa.
Chúc bác chủ thành công.
 
Hạng D
16/5/12
1.657
1.391
113
36
XÌ GÒN
Học chưa kỹ ở cái chổ nhả côn mới bị chết. Đầu tiên nhả côn cho xe lăn bánh là nhả từ từ, đến khi cảm thấy rung nhẹ thì GIỮ ở mức côn đó và nhả thắng chân. Xe lăn được vài mét thì nhả từ từ đến hết và đệm ga. Thầy em dạy rất ngắn gọn và dể hiểu. Nhả côn, rung nhẹ, GIỮ( CÁI QUAN TRỌNG LÀ GIỮ CÔN) lăn bánh 2 mét nhả hết đệm ga. Mấy ngày đầu em cũng chết máy lia lịa. Đó là bài đề pa đường bằng. Còn đề pa dốc thì cũng vậy chỉ là mức rung phải cao hơn mức đề pa đường bằng 1 chút và dưới mức rung chết máy.