Hạng C
14/7/09
578
11
28
42
Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai

Lời giới thiệu

Một chuyến đi dài. Bộn bề, ngổn ngang và lâng lâng những cảm xúc. Đúng cả nghĩa bóng và nghĩa đen khi đến giờ thấy mình vẫn còn bồng bềnh như trên sóng. Lính hải quân người ta gọi cảm giác ấy là Say đất. Nhưng có lẽ mình đã Say sóng, giờ Say đất và sẽ còn Say mãi cái tình của những gương mặt đã gặp; dù ngắn ngủi nhưng như đã trở thành bằng hữu tâm giao. Ấy không chỉ đơn thuần là cái Tình của hai người bạn hữu duyên mà còn lớn hơn nữa; đó là cái Tình của những người con Việt đối với giang sơn cẩm tú.

Vâng, đã từng có mặt trên những con tầu ở Biển Bắc, Đại Tây dương, Địa Trung Hải, lần này tôi mới có dịp đi trên biển lớn của Tổ quốc trên một con tầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam oai hùng để đi về phía Ban Mai của tổ quốc: Về Trường Sa.

Cảm xúc đến ào ạt quá, mãnh liệt quá đặc biệt vào đúng những ngày tháng kỷ niệm chiến thắng của cả dân tộc nên quả nhiên rất khó để hệ thống lại bài bản, dẫn dắt câu chuyện một cách lớp lang, bài vở. Chỉ biết rằng, cho dù không thể đưa gia đình nhỏ bé đi xem bắn pháo hoa tối 30/4, hay duỗi dài người dưới nắng vàng, biển xanh của một resort nào đó cùng ly Margarita lạnh quắn môi (hic, dấu đôi mắt khả nghi sau cặp kính mắt để dõi theo những cô gái chân dài, mắt ướt ... tả thế cho nó hiện thực nhỉ) thì kỳ nghỉ này vẫn mãi sẽ là kỳ nghỉ có ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi.

Không có bức ảnh nào hơn để đưa vào lời giới thiệu này xứng đáng hơn ảnh tấm poster này - tầm poster mà chắc rằng có mặt trên mọi con tầu, mọi căn cứ cũng như mọi con tim của mỗi người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam

Lên đường

Mỗi lần quay lại Sài Gòn đều muốn trèo lên cao cao một chút, phóng tầm mắt ra xa. Có thế mới thấy được sự nảy nở đến từng giờ của thành phố.

Những khối nhà, những tay cẩu ken kín chân trời



Đường phố cờ hoa luôn tấp nập không chỉ trong Tết thống nhất ... Sài Gòn đẹp quá Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi ...

Sài Gòn hôm nay còn có cả những du thuyền xa xỉ cùa lớp thượng lưu ... không giống như con thuyền của các anh đi ra biển

Có chăng nét thân thuộc cũ chính là những con phà bến Thủ Thiêm A vẫn cần mẫn hàng ngày nối liền giao thông hai bờ sông Sài Gòn trong khi chờ đợi thời điểm kết thúc sứ mệnh lịch sử. Có lẽ thời khắc ấy cũng không còn xa khi thành phố đã có vô số những cây cầu và sắp tới là cả con đường ngầm rộng thênh thênh...

Vài bước loanh quanh lại thấy mình đang đứng trước nơi đã từng là Givral Cafe. Thẫn thờ vác máy ảnh về tay không vì mong muốn 1 lần nữa được ngồi ở Givral để chứng kiến nhịp đời Sài Gòn đã không thể thành hiện thực. Buồn. Có lẽ ở góc phố đó rồi sẽ có 1 Givral mới ... nhưng chắc cảm xúc sẽ chẳng được cũ kỹ như xưa.

Nên chăng tôi phải thay đổi chính mình ...

Tiễn chân chúng tôi đi về phía Ban Mai Tổ quốc có nắng sớm Sài Gòn. Một buổi sớm mai như bao buổi sớm mai. Tiếng xe, tiếng rao quà và có cả tiếng chim hót trên cao. Không khí cập rập trước phút lên đường làm tôi như sống lại những ngày xếp bút nghiên lên đường làm nghĩa vụ đời trai năm nào.

Màu trắng áo lính thủy như trắng hơn trong nắng sớm. Và phía ngoài kia, biển xanh đang vẫy gọi. Tôi thấy mình như ghen tỵ với các anh ... bởi tôi không có vinh dự được đứng trong hàng ngũ ấy ...

Tiễn chúng tôi không chỉ có những hàng quân uy vũ, có cả những nụ cười ...

Và những ánh mắt xa xăm của những người em gái hải quân

Cô bé nhà bên ... Có ai ngờ ... Cũng đi vào lính thủy

Con tầu của chúng tôi rúc lên 3 hồi còi dài âm âm chào cảng, chào những người đồng chí và hướng mũi về phía biển khơi ...

Kẻ ở, người đi. Trăm lần như một, cuộc chia tay nào hướng về nơi ấy cũng bịn rịn và đầy ý nghĩa.

Hải cảng và những con tầu đang dần lùi lại để chúng tôi đến với cực Đông, nơi đón những ánh ban mai đầu tiên Tổ quốc

Sóng nước sông Sài Gòn cũng tiễn bước chúng tôi ...

Nhịp sống lao động vẫn cứ tiếp diễn như hằng ngày vẫn thế ...

Tầu chúng tôi đi qua Cần Giờ, nơi xưa kia đã từng là căn cứ nổi tiếng của lực lượng đặc công rừng Sác. Có đi qua mới thấu hiểu sao người ta đã từng nói "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Từng rễ cây sú, cây vẹt, cây được ken chặt lấy nhau ... Che chở cho các anh còn có cả lòng dân nữa

Có lẽ cũng đã lău lắm rồi tôi mới được hưởng lại cảnh sông nước Nam Bộ như vậy ... Sảng khoái từ trong ra ngoài

Văng vẳng đâu đây một giọng hò sông nước ...

Xây nhà kiên cố để nuôi yến hoang dã đang là một nghề phát triển nơi đây. Tiếng chim yến mồi được phát ra loa nghe rất vui tai ... Có lẽ phải vào tìm hiểu cặn kẽ trong một chuyến đi khác ... "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" - Chuẩn.

Một con tầu cao tốc rẽ sóng chạy ngược về phía Sài Thành hoa lệ ...

Mô hình được nhân rộng, chắc phải có thu nhập tốt ... Sao chim yến lại thích về đây? Phải chăng, "Đất lành chim đậu"

Thấm thoắt, tầu đã ra cần đến Cấp (Vũng Tầu, cách gọi của người Sài Gòn xưa). Sóng, gió bắt đầu lớn hơn. Con tầu của chúng tôi với lượng dãn nước hơn 1.000 tấn vẫn cứ miệt mài đè sóng hướng thẳng khơi xa

Biển khơi giờ đây đã thành một màu tím thẫm; không còn màu xanh lá như phía cửa sông. Lúc này mới hiểu sao bộ binh phục hải quân lại mang màu trắng và tím thẫm ...

Mũi tầu của chúng tôi

Một con tầu Made in Vietnam với 16 năm phục vụ trong quân ngũ (có lẽ máy nhập của nước ngoài). Nếu ngày hạ thủy coi như chiếc tầu này được phong quân hàm thiếu úy chỉ huy thì năm nay cũng đã đến niên hạn phong trung tá rồi đó các bác ạ. Nghe đâu, tầu Hoa Sen cũng đã chuyển về cho Hải quân quản lý ... nếu vậy, chắc anh em đi công tác sẽ đỡ vất vả hơn nhiều đó

Boong cứu sinh (cũng là hội trường lớn ngoài trời nơi diễn ra mọi sự kiện trên tầu)

Từ mũi tầu nhìn lại boong cứu sinh và khoang lái (kabin thuyền trưởng)

Cánh tay cẩu để hạ cano

Khoang lái với những sĩ quan hải quân rất trẻ nhưng mang trong mình tình yêu biển đảo lớn lao

Hành lang dọc tầu dẫn đến phòng ăn chính của tầu (hai bên là các dãy phòng với 8 giường/phòng). Nội thất bài trí từa tựa tầu Thống Nhất Bắc Nam

Sóng trào cấp 3. Mấy hành khách trẻ lúc đầu giờ còn ra trước mũi tầu thử cảm giác giang cánh của Titanic nay đã lui xuống phòng để lấy lại thăng bằng cho cái tiền đình thành thị. Một số đã phụ lòng Tổ phục vụ mà bỏ mất bữa cơm nặng tình lính biển hết lòng chiều khách ... Cũng chẳng thiếu thứ gì so với đất liền

Thân tầu lắc, nhồi theo hình tròn (kiểu dao động như mũi khoan vậy). Đầu hơi biêng biêng và dạ dày thực sự có cảm giác quặn lại, khan và nôn nao trên cổ. Vẫn cố giữ tư thế cựu binh mà và lấy 2 lưng cơm + nước rau để làm vui lòng anh em chiến hữu. Như thấu hiểu, Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa, phó Chính ủy Hải quân cười rất hiền và nói với anh em dân sự theo đoàn: Với Hải quân thì sóng cấp 3 chưa được tính sóng đâu ...

Trường Sa Lớn - Thủ đô Đảo nổi

Cuối cùng, sau gần 50 tiếng lênh đênh, còn chưa tỉnh hẳn sau bữa rượu tối chào nhau làm quen (lính thủy cũng thẹn gớm, phải đợi đến tối thứ hai mới hiểu nhau một cách chừng mực được), tôi cũng nghe tiếng gọi nhau í ới, tiếng bước chân thình thịch trên boong ... rồi các anh chị em trong đoàn cũng rậm rịch lấy đồ lề hòm xiểng. Tới Trường Sa Lớn rồi - Thủ đô đảo nổi.

Cái ảnh này cắt cúp thì đẹp hơn chút (tính em hơi cầu kỳ đoạn ảnh ọt) ... từ cầu cảng nhìn ra phía biển

Nói thực là nhìn thấy đảo mà cảm động rưng rưng (hay là em mong manh dễ vỡ quá) ... Biết bao lần đọc báo, nghe đài, xem TV ... đến hôm nay mới đặt được chân lên đảo. Mé phải ...

Đây cũng là đảo được kiên cố hóa nhiều nhất, nhiều công trình nhất trong quần đảo Trường Sa. Mé trái đảo ...

Xuống khỏi tầu, bước lên cầu cảng mà ngỡ cứ như mơ vậy

Và kia rồi cột mốc chủ quyền, hiên ngang sừng sững ở vị trí trung tâm đảo. Trời nắng chang chang như đổ lửa, giữa đường băng nóng như chảo rang mà anh em chúng tôi trong đoàn, bất kể quân, dân, thân, sơ, phật, lương đều đứng sát bên nhau mà ngắm mãi lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật trên nền trời xanh biếc ...

Máu chạy trong huyết quản rần rật, cứ ngây cả người ra mà chẳng biết nói gì với nhau nữa

Một cách thật bản năng, trong đầu tôi văng vẳng mấy câu thơ của Lý Thường Kiệt năm nào ...
[blockquote][blockquote][blockquote]Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
[/blockquote][/blockquote][/blockquote]Cũng có những hàng quân đón tiếp chúng tôi nhưng không khí chộn rộn, ấm áp tình người ...

Khoái nhất là ku cậu này, được con xế từ đất liền gửi ra đón tận cầu cảng luôn ... mảng vui quên cả xếp hàng ... Chợt bỗng nghĩ đến, lâu lắm rồi không thấy đứa trẻ nào mong ước mình đi làm lính thủy cả ... Chẹp, trẻ con bây giờ chỉ thích làm CEO, âu cũng là thời cuộc phỏng ạ

Những công dân trên đảo cũng xúng xính quần áo ra đón đoàn chúng tôi. Tôi biết họ vui thật lòng chứ không chỉ vì quay phim chụp ảnh ...

Nguyễn Đức Thiện, nhỏ con nhưng đĩnh đạc, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa Lớn. Kỹ sư hóa thực phẩm nhưng không nề hà nhận nhiệm vụ công tác ngoài đảo xa ... Gương mặt rất lành và tươi ...

Thế rồi như chưa từng say sóng, nhóm văn công cứ thế đàn hát bập bùng ... ai có việc gì cứ làm, vừa làm vừa nghe ... Tiếng hát với cây ghi ta thùng giữa đảo xa sao mà giá trị đến thế làm tôi nhớ lại ngày nào gõ ca cho đồng đội hát trên cao điểm năm nào

Chỉ lính đảo xa mới có, cây đàn ghita một dây ... Chỉ lính đảo xa mới hát ... Át tiếng sóng, át tiếng gió ...

FROM OF
http://otofun.net/showthr..php?t=168863&page=4
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
14/7/09
578
11
28
42
Re:Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai ! (Những hình ảnh mới nhất về Trường Sa)

Trường Sa Lớn nhìn từ ngọn hải đăng xuống cũng không khác gì một làng quê nào đó trên Tổ quốc Việt Nam hình chữ S. Những mái ngói đỏ chen lẫn với một màu xanh mướt của vườn đu đủ, cây tra, cây phong ba ...

Một doi cát bên Trường Sa Lớn

Đu đủ trên đảo sai kĩu kịt, vào mùa có thể thu hoạch cả chục tấn, quân dân ăn không hết. Xanh xanh thì để làm nộm, để xào. Chín thì ăn thật lực thêm vitamin. Vị ngọt, hơi mằn mặn nên càng đậm đà. Tôi gọi đó là Đu đủ biển.

Tiếng gà cục ta cục tác trưa hè ...

Tiếng trẻ ê a đọc bài ... Tôi lặng người đi khi thấy đề bài tập đọc: "Thắng biển". Vâng, những con người đang hàng giờ, hàng ngày thắng biển ...




Thời khắc trưa trôi thật khẽ, thật chậm ... kỳ lạ biết nhường nào khi đó lại chính là Trường Sa - nơi biển đảo tiền tiêu, nơi vẫn đứng hiên ngang đầu sóng ngọn gió, nơi được triệu triệu con tim Việt vẫn hằng trông ngóng, yêu thương ...
Hôm nay, nhớ về Trường Sa, tôi muốn chia sẻ với anh em những điều gần gũi, giản dị nhất. Nói đến đời lính mà không cần có chữ "súng", nói về sự hy sinh mà không cần có từ "gian khổ". Ý tại ngôn ngoại, những gì những anh em ngoài đó đã và đang trải qua không thể nói hết bằng lời, đong đếm bằng vật chất ...
Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa, người mà đoàn chúng tôi vẫn thân mật gọi là "Tướng quân" là một nhân vật trong câu chuyện của tôi. Ông có sự đường bệ, uy vũ của vị tướng

Sự khoan thai, nho nhã của một thầy giáo

Giọng hát của một ca sĩ giọng nam trung

Và cái tình thân mật của một người cha, người chú, người anh.

Ít được tiếp chuyện với ông không phải vì ông quan cách đối với đám dân sự chúng tôi mà vì tự chúng tôi cảm thấy ông có nhiều việc cần lo lắng cho hơn 100 con người trong đoàn công tác. Dầu vậy, tôi vẫn nhớ mãi lời ông nói trong buổi đầu gặp mặt với chất giọng xứ Nghệ chậm, nhẹ nhưng rõ ràng. Nhẹ tênh như một chân lý: (đại ý)
Hòa bình là điều vô cùng quý giá và đáng trân trọng. Sau bao năm chiến tranh, cả dân tộc ta luôn hướng về hòa bình để ổn định và xây dựng đất nước. Thế nhưng, chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng và tối thượng. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đều sẵn sàng hy sinh một khi chủ quyền tối thượng ấy bị xâm phạm.
Một nhà ngoại giao có thể chuyển tải thông điệp ấy theo một cách mềm mỏng và ẩn dụ hơn. Nhưng với người lính chân chính là vậy đó, từ anh binh nhất cho đến một vị tướng, khi Tổ quốc cần chỉ có sự hy sinh ... và đó là chân lý

Cuộc đời chiến sĩ giản dị đẹp xiết bao, một chiếc ba lô, một khẩu súng trường, một ngôi sao trên mũ (hì, thiếu súng vì có khách, các chiến sĩ đã cho vào tủ súng khóa hai khóa đúng qui định rồi ạ)




Giá bát ăn cơm ... Ở đảo nội vụ càng phải nghiêm

Bắn à, ngày nào anh em cũng tập với mô hình ...

Những cây kéo vàng trên đảo Trường Sa lớn; đã là lính thủy đánh bộ, quân dung càng phải ngời sáng; đặc biệt tinh nhuệ cơ mà

Thể dục thể thao rèn tay, luyện mắt

Chiến thuật luyện chính là đây chứ đâu nữa

Giờ nào việc nấy, đã có phân công, nhiệm vụ tăng gia vẫn phải làm cho tốt. Vì thế, gần đây, bộ đội trên Trường Sa Lớn đã không còn thiếu rau xanh

Rau trong nhà kính

Vài công trình điện, đường, trường trạm trên đảo ...



Điện mặt trời phát huy rất tốt ở Trường Sa (Điện gió cũng vậy, có điều chất lượng quạt và motor kém quá; hiện đang bị hỏng nhiều nên điện sinh hoạt chưa đủ đáp ứng 24/24 cho người dân và chiến sĩ)

Bên trong ngọn Hải đăng trên Trường Sa Lớn

Nhà khách Thủ đô, bộ mặt của đảo đối với các đoàn công tác

Sóng Viettel đã phủ gần hết các đảo trong quần đảo Trường Sa (thảng thoặc khi quá đông khách thì có rớt sóng nhưng nhìn chung là ok; nếu có USB EDGE vẫn vào được Internet). Vụ iPhone 3G 0 đồng thì dở thiệt chứ vụ này tôi xin vote cho Viettel 1 phiếu; dẫu sao thì cũng là bộ đội. Đầu thu kỹ thuật số bắt rất tốt trên tất cả các kênh ... (thiếu mỗi điện hic hic)

Một góc sân bóng chiều của các chiến sĩ

Luôn có tầu trực đảm bảo bên cạnh đảo

Tối đến, dù không rực rỡ được như đường Trần Phú - Nha Trang hay Nguyễn Tất Thành - Đà Nẵng nhưng Trường Sa Lớn cũng lung linh ánh điện dọc theo các lối đường bê tông (hi hi, cái này xin cáo lỗi quý anh em vì say quá, không bò dậy mà chụp nổi)
Không hề muốn vẽ vời nên một khung cảnh thiên đường xa với thực tế nhưng trên phương diện hải sản mà nói thì Trường Sa Lớn của chúng ta ăn đứt đất liền (dĩ tất ngẫu phỏng ạ?). Không phải lúc nào cũng bắt được cá to nhưng cá để hấp, làm gỏi uống rượu chơi chơi như vầy thì coi như ở ao nhà vớt được ... Tươi và ngon

Cá hồng, chắc thế, bác nào biết rõ hơn thì chỉ giáo


Cá bò

Và con này nữa

Rau càng cua và rau gì đó tôi đá quên mất tên sau bữa nhậu, ngai ngái thơm thơm, rất lạ lùng

Cá hấp cuốn bánh tráng

Bữa nhậu trưa tại một hộ dân trên đảo đã nối liền khoảng cách xa lạ ... câu chuyện cứ miên man ...

Khách VIP đến đảo, cả đảo đứng chờ hai bên đường băng ...

Xa xa rồi tới gần gần ...

Ngay ở trên đầu rồi, tiếng cánh quạt nghe phầm phập




Không chỉ một chiếc mà nguyên đôi chuồn chuồn đáp xuống Trường Sa Lớn

Trường Sa quả nhiên không còn xa nữa ... Khách đã xuống máy bay

Thế rồi có những tiếng rít rất quen thuộc ào tới, tất cả chúng tôi trong giây phút đầu gần như chưa ai nhận thức được tiếng động phát ra từ đâu thì đã thấy "Xoẹt", "xoẹt" ngay trên đầu ... Vâng, khoảnh khắc rung rinh nhất của tôi chính là phút này ... Hai cánh én bạc của Không quân Nhân dân Việt Nam bất ngờ xuất hiện, nghiêng cánh uy dũng trên bầu trời Trường Sa Lớn ...

Như con trẻ, tôi nhảy cẫng gào lên khi tiếng động còn chưa dứt" "Su của quân ta đó". Ôi chao ôi, nghĩ lại bây giờ tôi vẫn còn thấy rung rinh ... Biển rất xanh và bầu trời cao trong ... Có gì hơn nữa khi thấy những cánh bay trên vùng chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc

Một sĩ quan không quân nói với tôi đây là phi đội bay hộ tống trực thăng đồng thời để thị uy trên vùng chủ quyền biển đảo ... Hai chiếc Su - 22

Còn lời gì để nói trong giây phút ấy ...
Hai chiếc Su 22 lượn qua đảo 3 vòng, vòng cuối cùng rất thấp ... Do không phải đôn đáo cho nghi lễ tiếp đón, gần như tôi là người duy nhất chụp ảnh được những cánh bay của Không Quân Nhân dân Việt Nam vào thời khắc ấy

Những đôi cánh bạc vần vũ trên bầu trời Trường Sa Lớn như muốn nói: Này anh em Hải quân Nhân dân, các anh không đơn độc trên biển bao la; trên bầu trời cao xanh, còn luôn có chúng tôi, những cánh bay sẵn sàng chia lửa cùng các anh. Khi các anh cần, chỉ chốc lát chúng tôi có mặt ...

Anh em Không quân bay cũng ngọt lắm. Từng chứng kiến phi công NATO bay diễn tập; đã từng đi AN 24; AN 12 do phi công Nga lái nhưng dù không có chuyên môn tôi vẫn thấy quân mình bay cũng đâu kém cạnh gì ... Có thể mới có Chiến thắng 12 Ngày đêm Điện Biên phủ trên không phỏng ạ? Và đây là vòng cuối chào đảo ...

Rất xin lỗi anh em rằng trình ảnh của tôi không thể hơn để có những góc nhìn đẹp ...


CÒN TIẾP.....
 
Hạng C
14/7/09
578
11
28
42
Re:Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai ! (Những hình ảnh mới nhất về Trường Sa)

Sự kiện đinh trong chương trình của đoàn công tác lần này là Lễ cầu siêu cho anh linh của các liệt sĩ và hương hồn của ngư dân ta tại khu vực biển đảo thuộc chủ quyền. Chủ trì buổi lễ là các cao tăng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đúng là Đạo phải gắn liền với Đời chứ không tự gò lại mới có ý nghĩa. Hoạt động này càng có ý nghĩa hơn khi đúng dịp 35 Thống nhất đất nước và Giải phóng Quần đảo Trường Sa. Sẵn có máy ảnh trong tay, tôi cũng bon chen với các bạn phóng viên làm vài kiểu ảnh về làm tư liệu ...



Hương khói ngan ngát với những tấm lòng tri ân chân thực, hy vọng rằng những anh linh liệt sĩ và hương hồn chúng sinh sẽ thêm phần mát mẻ nơi trùng khơi sóng vỗ






Bác Hoa, dù đã nghỉ nhưng vẫn quyết tâm ra đảo để thỏa tâm nguyện



Chị Vượng cũng có mặt trong đoàn công tác khi dường như chị có vẻ rất mệt mỏi. Tuy vậy, khi có người tới hỏi han hoặc yêu cầu chụp ảnh chung chị vẫn rất vui vẻ, hòa đồng.



Khói hương ngan ngát, chúng tôi, ai cũng một lòng thành kính ...

Thêm vài hình ảnh về các lực lượng vũ trang trên đảo. Hải quân màu áo trắng ...




Gương mặt lính trẻ ... Sĩ quan cũng như lính đều nhường giường và quạt cho khách để ra ngủ dọc đường băng ... anh em chiến sĩ gọi vui là "Đại lộ Trường Sa"



Luôn sát cánh bên cạnh Hải quân còn có các chiến sĩ Phòng không - Không quân. Thấp thoáng có cả áo Biên phòng ...



</h2> [blockquote] Sẽ là khiếm khuyết nếu không kể về một tối vui dân quân liên kết. Đồ nhậu thật giản dị, cây nhà lá vườn vẫn là mấy con cá hải quân ... hay cứ tạm gọi là miếng Ngon Trường Sa vậy



Rồi cá Chìa vôi hay gì gì đấy



Đặc biệt, có cặp cá bò sừng, đặc sản của đảo Trường Sa Lớn. Thịt chắc nịch, thơm nhưng khi ăn phải lột da vì da dày, không vảy ăn lại nhân nhẩn, gai gai



Kết quả là quá vui đến mức ra ngồi chân cột mốc chủ quyền trông trăng (sắp rằm), đón gió mà nhẩn nha chén lên chén xuống nói chuyện quê hương, chuyện đời, chuyện lính ... Trăng thanh, gió mát lộng từ biển thổi vào, tiếng rì rầm của biển khơi (chứ không phải tiếng ì oạp của biển resort nhé; nghe nó mãnh liệt, nội lực lắm) làm tôi cùng mấy anh em ngả lưng thiếp đi đến tảng sáng ngay dưới chân cột mốc chủ quyền. Mấy chú lính đi gác đêm chắc cũng thể tất cho những người khách bừa bãi như tôi mà không đá mông đánh thức hỏi mật khẩu theo nguyên tắc (vào giờ giới nghiêm trên đảo mà đáp sai mật khẩu là Đòm chứ không chơi đâu ạ) ... Hữu duyên. Có lẽ không phải ai trong đời cũng được một bữa rượu ý nghĩa đến thế. Mấy hôm sau này, gặp nhau, anh em chúng tôi cứ tủm tỉm gọi là Bữa Rượu Chủ Quyền và dấm dúi bảo nhau "Ấy là ông Quang (đảo trưởng Lã Tuấn Quang) ông ấy tha cho đấy nhá"

Đá Tây Thủ đô đảo chìm </h2> [blockquote] Nếu như Trường Sa Lớn là thủ đô của các đảo nổi và của cả quần đảo Trường Sa thì đảo chìm Đá Tây lại được coi là thủ đô của các đảo chìm. Cũng là "Thủ đô" nhưng so với Trường Sa Lớn thì điều kiện sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ hải quân đang đứng chân nơi đây thì quả là một trời, một vực. Theo lời "Tướng quân", gọi là một đảo nhưng thực chất đây là một cái miệng núi lửa cũ rộng hàng chục hải lý - chính nó, tạo nên một cái lòng hồ (một cái vịnh con con) ngay giữa lòng biển khơi. Để phân biệt có thể thấy màu tím ngắt của đại dương bên ngoài và màu xanh lam trong suốt của lòng hồ bên trong. Hành trình đến đá Tây mất độ non 3 tiếng. Biển lặng "như một cái ao" tịnh không một gợn sóng nhỏ. Như tôi nói vui hôm ấy với anh em "Biển lặng một cách đáng ngờ". Quân ta đứng chân tại 3 điểm trên cái bờ hồ ấy. Cùng gọi là 1 đảo nhưng đứng ở điểm này chỉ thấy 2 điểm kia là những cái chấm. Có sang thăm nhau cũng phải lập kế hoạch, báo cáo trước đàng hoàng. Lần này chúng tôi chỉ kịp thời gian vào 1 điểm, có thể coi là điểm chính Head Quarter của Đá Tây.

Tầu mẹ phải thả cano rồi để 1 cano có động cơ khác từ đảo ra lai dắt chúng tôi vào cập đảo. Có vẻ không dễ dàng khi nước cạn chỉ độ 50 - 60 cm mà trên cano có tới gần 30 người. Khi cano máy không thể lai dắt được thì chính những người chiến sĩ đã phải từ đảo lội ra ghé vai dắt cano chúng tôi vào bờ ... Chỉ riêng cái tình đồng bào không đã thấy buốt hết ruột rồi. Vừa đi vừa hồ hởi hỏi han chuyện đất liền với nụ cười bám muối biển mặn cứ như không? Nói ra thì bảo sáo, nhưng thực sự mấy anh em trên cano chỉ muốn ào xuống cùng anh em lính đảo lội nước đi vào ...

Cano hướng vào đảo



Anh em đang đợi để đưa thuyền vào



Anh em công binh Hải quân thường xuyên phải ngâm mình dưới nước cả ngày như thế này, có sai không nếu nói họ là những Thủy tinh, những Yết Kiêu thời đại ... Cảnh này thực sự làm em nhớ lại một cái clip buồn đã xem qua trên Youtube (ai cũng biết nó alf cái clip gì rồi) ... Chính xác là các anh đã từng như thế để chống chọi với quân thù



Những gói quà, đồ tiếp tế được chuyền tay nhau chuyển lên đảo ...



Một trong những công trình kiên cố lớn nhất trên các đảo chìm, khu cấp phát nước ngọt cho các tầu ngư dân. Thường khi có bão lớn, nếu không kịp về đất liền, ngư dân cũng thường ghé Đá Tây để tránh bão. Nếu ngoài vành đai san hô sóng cấp 9 - cấp 10 thì bên trong thường chỉ còn cấp 5 - cấp 6. Đây cũng là vùng biển nhiều thủy sản nên ngư dân quanh quẩn cũng đông ...



Toàn cảnh Head Quarter của Đá Tây, nằm bên trái khu trữ nước ngọt

[/blockquote]

[blockquote]

Cận cảnh hơn một chút ... Cả mỏm đảo chính là cột mốc chủ quyền. Có thể nói, anh em chiến sĩ đang ngày ngày sinh hoạt, học tập và sẵn sàng chiến đấu trên chính cột mốc chủ quyền ...






Xa đất liền nhưng có những đồ vật rất gần gũi với đất liền ... Hình ảnh quê hương vẫn trong lòng đảo



Những chú cẩu nơi đây dạn nước và bơi giỏi một cách đáng ngạc nhiên ... đúng là Hải cẩu



Ít đất cũng quyết tâm tăng gia cho dù khó khăn nhân lên bội phần khi gió biển nóng như hun, hơi biển mặn như muối



Chỉ gần 2 tiếng trên đảo, quay ra quay vào mà tôi cũng nhiều anh em khác đã có cảm giác cuồng cẳng đến khó chịu ... thế còn các anh, những người lính mà phần nhiều còn rất trẻ?
Để trở lại câu hỏi này, tôi lại nhớ đến một câu chuyện trong WM II khi Phát-xít Đức đã tiến rất gần đến Thủ đô Mátxcơva (hình như cũng đúng dịp quá, mai là duyệt binh rồi) với thế mạnh như chẻ tre, trên trận tuyến dữ dội ấy một người lính Hồng quân đã nói: Đất Mẹ Nga bao la nhưng giờ đây chúng ta không thể lùi được nữa vì ... đằng sau lưng chúng ta đã là Mátxcơva.
Mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng phải chăng, với các anh cũng vậy, biển cả, thềm lục địa của chúng ta rộng lớn là thế nhưng các anh cũng sẽ không lùi bước vì một lẽ các anh đã đang ở chính ngay trên cột mốc chủ quyền ...
[/blockquote]

[/blockquote]
 
Hạng C
14/7/09
578
11
28
42
Re:Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai ! (Những hình ảnh mới nhất về Trường Sa)

[blockquote] Viết tiếp những dòng ký sự này cũng là để chia vui với những người anh em Hải quân đang kỷ niệm sinh nhật 55 tuổi. Cái tuổi vốn đã là xế chiều của một con người nhưng lại là cái tuổi đang hừng hực khí thế của một đội quân. 55 năm chiến đấu với những thành tích như vậy có lẽ là không quá khiêm nhường. Vinh quang đi liền với hy sinh nhưng họ không tìm vinh quang trong sự hy sinh. Hy sinh khi Tổ quốc cần và chỉ thế thôi. Mỗi chiến công đều đong đếm bằng xương máu thịt da anh em ta đó.
Nhìn lại tổng thể bài ghi chép, tôi muốn tự kiểm tra lại xem liệu mình có sa đà vào những ngôn từ sáo rỗng hay không? Có rao giảng một cách nực cười về những giá trị cuộc sống hay không? Nói một cách kinh tế thị trường, là có PR vô lối cho những gì mà chính bản thân mình cũng không tin?
Thế nhưng có lẽ, lòng yêu nước và tự hào dân tộc là một cái gì đó tự thân và tự nhiên. Lòng yêu nước không thể rao giảng mà có. Có chăng, chỉ có thể giáo dục để hướng người ta thể hiện lòng yêu nước ấy như thế nào mà thôi ... cho đúng, thiết thực và hiệu quả. Chính vì vậy mà tôi để ảnh nói nhiều hơn lời thuyết minh (mà vốn tôi đã bị ảnh hưởng nặng bởi giọng văn tếu táo, tưng tửng như trong các topic khác)

Nền san hô cạn gần điểm chốt (có thể thấy rất rõ ranh giới giữa bãi cạn và đại dương)



Điểm nuôi trồng và nghiên cứu thủy sản thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (không được ra tận nơi nên cũng không biết nhiều hơn ngoài lời giới thiệu). Thấy bảo ngoài đó cũng có vài ồng nuôi nhốt cá để nghiên cứu



Một góc nhìn khác về điểm đảo Đá Tây



Góc chiến sĩ trên đảo Đá Tây

[/blockquote]

[blockquote]

Cứ bảo rằng lính đảo mê văn công biểu diễn lắm ... Đúng thật, thích xem thật nhưng giờ nào việc nấy, không thể ngơi tay được. Mời mọc chèo kéo mãi mới được hơn nửa tiếng ngồi bệt xuống nền đá hoa cùng cánh ca sĩ. Không ai xem ai cả, cứ đàn và cùng hát ...



Lính Hải quân dường như thật nhiều tài lẻ ... Nhiều giọng hát khiến ca sĩ chuyên nghiệp cũng phải ngỡ ngàng



Mấy em gái Khánh Hòa đội múa thì đã thay đồ diễn rồi mà lại phải thay ra vì thời gian không còn nữa. Chị Vượng tranh thủ chạy qua đầu kia điểm đảo, tấu đôi bài tại chỗ cho cánh lính công binh. Ấy người ta gọi là Văn công Dã chiến.

Bên cạnh Đá Tây vẫn có những chiến sĩ trực tầu không thể lên đảo nghe văn công hát ...



Thế rồi, bùi ngùi quyến luyến, giờ chia tay cũng đã đến, chính bản thân tôi cũng suýt bị nhỡ cano về tầu vì cứ quanh quẩn mãi bên cạnh các anh



Tạm biệt nhé, Đá Tây, tạm biệt nhé những người chiến sĩ



Rời Đá Tây, chúng tôi lại trở về Trường Sa Lớn thêm 1 đêm nữa ... rồi lại lên tầu lớn để quay về đất liền. Dự kiến sẽ qua thăm nhà dàn DK tại bãi Phúc Tần ... mong trời êm bể lặng để có thể lên được DK huyền thoại


[/blockquote]
 
Hạng C
8/7/07
862
17
0
Re:Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai ! (Những hình ảnh mới nhất về Trường Sa)

Tks bác đã có 1 phóng sự khá đầy đủ về cuộc sống của người lính trên đảo, nhưng sẽ thật là thiếu sót nếu thiếu đi hình ảnh tập luyện và khả năng đánh đấm của cac chú lính - nhiệm vụ chính và cũng là lý do mà những người lính này có mặt trên đảo. Hy vọng bác sẽ típ tục với những hình ảnh đậm chất lính...
 
Hạng C
5/10/08
675
2.430
93
Re:Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai ! (Những hình ảnh mới nhất về Trường Sa)

Thật ý nghĩa và giàu cảm xúc. Cám ơn bác ạh
41.gif
Em cũng luôn khao khát một lần trong đời được đặt chân lên TS thân yêu, mà không biết đến khi nào mới có cơ hội như bác nữa
18.gif
 
Hạng C
14/7/09
578
11
28
42
Re:Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai ! (Những hình ảnh mới nhất về Trường Sa)

Những vòng hoa trên biển </h2> [blockquote] Tạm biệt Trường Sa Lớn trong đêm. Tầu lớn lại hướng mũi đất liền. Kế hoạch sẽ qua thăm Nhà dàn DK 1. Rượu nồng và những cái ôm thật chặt trong đêm tối. Tiếng í ới hẹn nhau sẽ quay trở lại hay sẽ gặp nhau ở đất liền. Cả đoàn bên mạn tầu đều giơ tay vẫy thật lực, cả khi con tầu đã xa dần và không thể còn nhận ra ai trên cầu cảng được nữa. Chỉ thấp thoáng những cánh tay vẫy. Chúng tôi đang chia tay Đảo, chia tay cái tình ở Đảo. Thực ra, không ai biết chắc sẽ còn gặp lại nhau một lần nữa hay không? ở một nơi nào đó? Nhưng tôi thì tôi tin hữu tình sẽ hữu duyên … Trên tầu, có một cậu sĩ quan trẻ, nhà chỉ cách nhà tôi 1 con phố … ấy thế, mà ra Trường Sa Lớn mới biết nhau …

Sáng hôm sau, nghe rục rịch bảo đã nhìn thấy nhà dàn. “Báo động chiến đấu, tầu thả neo trước, các bộ phận báo cáo vị trí về đài chỉ huy” – Khẩu lệnh của Thiếu tá thuyền trưởng lại âm âm trong loa truyền thanh nội bộ. Rồi tiếp đó là bài hát “ Nơi đảo xa” của nhạc sĩ Thế Song do cố Nghệ sĩ Nhân dân Tiến Thành được phát lên loa. Giữa biển trời mênh mang. Bài hát làm nao lòng ta quá quá.

Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thươ ng quê nhà
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua


Như đã thành luật bất thành văn, con tầu nào ra thăm DK cũng thả neo làm lễ thả hoa những chiến sĩ Hải quân Nhân dân đã anh dũng hy sinh trên vùng thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Rất mới đây thôi, VTV3 đã phát cuộc gặp gỡ giữa những chiến sĩ nhà dàn DK 1 năm xưa … Người còn, người ở lại mãi mãi với biển xanh … và hóa thân thành muôn vàn con sóng trên đại dương



Có lẽ không ai không gai người lên vào những thời khắc ấy khi chuẩn Đô đốc Hòa nhắc tới những tấm gương liệt sĩ như: thượng úy Nguyễn Hữu Quảng - Phó chỉ huy trưởng về Chính trị Nhà giàn DK1/3 Phúc Tần, rời nhà giàn xuống biển giữa lúc sóng to, gió lớn cùng đồng đội, giữa cái sống và cái chết, anh đã nhường phần sống cho đồng đội khi cởi chiếc áo phao và nhường phần lương khô ít ỏi còn lại của mình cho người đồng đội bơi yếu nhất; đại úy Vũ Quang Chương - Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên; năm 1999, trước sự hung dữ và tàn khốc của cơn bão số 8, anh đã bình tĩnh chỉ huy cán bộ, nhân viên rời trạm xuống tàu an toàn, còn mình và đảng viên Nguyễn Văn An ở lại thu tài liệu, cuốn lá cờ Tổ quốc vào lòng và rời nhà giàn nhưng mãi mãi đã không trở về được đất liền. Còn Chuẩn úy QNCN Lê Đức Hồng đã bám trụ đến cùng để giữ vững thông tin liên lạc với đất liền, gửi lời chào “Vĩnh biệt đất liền” khi nhà giàn bị sóng đánh sập. Nghe kể chuyện rằng, những người nhận điện trong đất liền đã mất rất nhiều đêm không ngủ vì những dòng điện cuối ấy ...




Chúng tôi thả những cánh hoa xuống biển. Nước trong suốt nhìn thấu đáy. Các anh đang ở nơi đâu trên biển bao la?






Rồi những tấm gương dũng cảm hy sinh quên mình của: Thượng úy Phạm Tảo, Đại úy Nguyễn Văn Tư, Trung úy Lê Tiến Cường và các đồng chí: Thượng úy Ngô Sỹ Nga - Máy trưởng, chiến sĩ Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Đức Hanh... Các anh đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh, trực chốt kiên cường, dũng cảm cứu vớt đồng đội và hy sinh trong khi tìm và cứu vớt đồng đội.










Có một điều thật kỳ lạ là cùng với tiếng cầu kinh của các cao tăng cứ rì rầm nhanh dần, không phải chỉ mình tôi mà nhiều người trong đoàn bỗng thấy ở hướng 3 giờ, ngang hông tầu xuất hiện những dòng chảy rất nhỏ, mảnh dẻ từ tất cả các hướng tập trung, cuộn vào nhau thành một cái xoáy nhỏ (mà trước đó, biển vô cùng lặng không có đến 1 gợn sóng). Thế rồi hương hoa chúng tôi thả xuống nước xứ trôi về phía đó rồi chìm xuống đại dương. Với 1 tấm ảnh duy nhất này, có thể thấy phần nào cái xoáy đó



Phải chăng các anh đã hiển linh chứng kiến cho sự thành tâm tri ân của chúng tôi ... trên đời quả thật có nhiều sự lạ khó mà giải thích ... Nhưng tôi tin, vào những thời khắc đó, có các anh bên cạnh chúng tôi ...

Nhạc hồn tử sĩ vang lên, biển lặng không gió. Nắng trời đổ xuống hầm hập và hắt hơi nóng từ boong tầu sắt dội ngược lên. Mồ hôi như tắm đầm đìa. Mắt tôi mờ đi. Cay nơi sống mũi. Không phải là người duy nhất trên tầu phải đưa tay vuốt mồ hôi ... Tôi biết trong đó có cả những giọt nước mắt. Như của một người đồng đội. [/blockquote]
 
Hạng C
14/7/09
578
11
28
42
Câu chuyện Nhà Dàn DK [blockquote] Nhà dàn DK 1, cái tên nghe thật "lành" ... nhưng chỉ những người hiểu chuyện mới biết những thách thức cả về vật chất lẫn tinh thần mà những người lính đứng chân trên DK hàng ngày đối mặt ... nói cho đúng, những người lính đang trực chiến ở nơi ấy.
Ai đã từng một thời qua lính thì đã hiểu mỗi khi đơn vị trong tình trạng báo động chiến đấu cao là như thế nào. Nhưng đối với lính bộ thì nâng cấp sẵn sàng chiến đấu cũng chỉ trong vài ngày, cùng lắm 1 tuần ... rồi hạ cấp dần. Còn đối với những người lính DK tôi biết, họ luôn trực chiến trong suốt cả năm ... trên hơn 100 m vuông nhà dàn chông chênh giữa biển ... Vâng, chông chênh lắm giữa biển khơi vô tận, trước sự nhòm ngó rình rập của "tàu lạ" ...

Tại bãi Phúc Tần, các DK của ta nằm rải rác như những đầu tăm trên biển. Từ điểm này đến điểm khác cũng có thể nhìn nhau bằng ống nhòm chuyên dụng. Thẳng phía trước chúng tôi là DK 1/2 Phúc Tần ... Các anh linh liệt sĩ đã phù hộ cho chúng tôi trởi êm bể lặng hôm nay, để chúng tôi có thể lên được thăm anh em DK



Lên DK không phải lúc nào cũng dễ như hôm nay ... Nhiều chuyến tầu vào thăm DK đã phải neo từ xa mà chào nhau qua Icom, văn công cũng hát qua Icom vì sóng từ cấp 4 - 5 trở lên việc đưa cano cập chân DK đã là cực khó ... trèo lên được còn khó hơn. Biển lặng tênh như thế này đây; độ sâu tầm 50 m,; nước trong nhìn thấu đáy



Cẩu lại thả cano để lai dắt chúng tôi đến sát chân DK



Nhà dàn đã gần hơn một chút; đã thấy những bóng người đưa tay vẫy






Gần hơn nữa ...







[/blockquote]


 
Last edited by a moderator: