Giao Thông
22/3/19
1.044
2.495
131
34
Hàng trăm máy đo nồng độ cồn của lực lượng công an có nguy cơ lệch chuẩn do sai phạm liên quan đến cán bộ kiểm định của các thiết bị này khi mua, sử dụng cồn không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, không được chứng nhận chuẩn đo lường.

Hàng trăm thiết bị đo nồng độ cồn của lực lượng CSGT có nguy cơ lệch chuẩn


Cuối năm 2021, Viện Đo lường Việt Nam báo cáo lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc mua và sử dụng khí cồn chuẩn được dùng để kiểm định/hiệu chuẩn/đo thử nghiệm cho các phương tiện đo nồng độ cồn mà lực lượng Cảnh sát giao thông đang sử dụng.

Cụ thể, trong năm 2016, Phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn (thuộc Viện Đo lường Việt Nam) đã thực hiện 73 lần mua chất chuẩn tương ứng với 73 bộ hồ sơ. Việc mua được trải đều trong năm 2016.

Số lượng khí cồn chuẩn mua năm 2016 được xác định không thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ghi độ chính xác mà chỉ ghi hàm lượng của khí cồn chuẩn trên tờ hóa đơn (thể hiện trong hồ sơ mua, thanh quyết toán). Kinh phí khách hàng trả là hơn 6,2 tỷ đồng. Kinh phí mua chất chuẩn khoảng 2,4 tỷ đồng. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 8,7 tỷ đồng.

Kết quả xác minh của tổ công tác Viện Đo lường chỉ rõ: ông Ngô Huy Thành - Trưởng phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn chịu trách nhiệm chính. Ông Thành cùng các cán bộ liên quan có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật như: Cố ý làm trái quy định trong quy trình kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở theo ĐLVN 107:2012, gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 2,4 tỷ đồng.

Hàng trăm thiết bị đo nồng độ cồn của lực lượng CSGT có nguy cơ lệch chuẩn


Dùng thủ đoạn gian dối để thay đổi chất chuẩn (mua, sử dụng cồn không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, không được chứng nhận chuẩn đo lường, không thực hiện đúng quy định tại ĐLVN 107:2012...), là dấu hiệu lừa dối khách hàng để cấp các chứng nhận kết quả kiểm định/đo thử nghiệm không đúng.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kết luận tại cuộc họp, đồng thời đánh giá các vi phạm của ông Ngô Huy Thành, Viện Đo lường Việt Nam kiến nghị lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng một số nội dung. Đối với hành vi vi phạm pháp luật đo lường, Viện Đo lường Việt Nam sẽ xem xét xử lý viên chức theo quy định của pháp luật; đồng thời kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, cố ý làm trái quy định theo quy trình kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở theo ĐLVN 107:2012 nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, có dấu hiệu tham ô, Viện Đo lường xin ý kiến chỉ đạo lãnh đạo Tổng cục và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với hành vi có dấu hiệu dùng thủ đoạn gian dối là thay đổi chất chuẩn nhằm lừa đối khách hàng để cấp các chứng nhận kết quả kiểm định/đo thử nghiệm không đúng để chiếm đoạt tiền của khách hàng khoảng 6,2 tỷ đồng, Viện đề nghị lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó tháng 7/2021, ông Ngô Huy Thành - Trưởng Phòng Đo lường Hóa lý- Mẫu chuẩn đã có phản hồi với lãnh đạo Viện Đo lường Việt Nam về vấn đề này. Trong đó, ông Thành khẳng định: Thời hạn lưu trữ các loại hồ sơ liên quan đến các hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, đo thử nghiệm phương tiện đo của Viện được quy định: chu kỳ kiểm định phương tiện đo là 12 tháng; thời hạn lưu trữ hồ sơ từ thời điểm quyết định được ban hành đến hết 5 năm sau. Như vậy tính từ thời điểm 2016 đến tháng 7/2021 đã quá 5 năm, Phòng Đo lường Hóa lý - Mẫu chuẩn không có trách nhiệm phải lưu hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm định/thử nghiệm từ năm 2016.

Hàng trăm thiết bị đo nồng độ cồn của lực lượng CSGT có nguy cơ lệch chuẩn


Đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, Tổng cục đã nắm được vụ việc và đang trong quá trình xử lý.

Về chất lượng cồn, theo vị này, quy định nồng độ chất thử cồn đã có ĐLVN 107:2012, cồn phải chuẩn thì hơi thở trong máy mới lên.

Về quy trình kiểm định phương tiện đo nồng độ cồn, vị này cho biết, tất cả quy trình kiểm định được làm nghiêm ngặt. Nếu ở Hà Nội hay ở gần thì khách hàng mang trực tiếp máy đo đến Viện để hiệu chuẩn. Ở các địa phương xa thì Viện Đo lường phối hợp với Cục Quản lý Khoa học Công nghệ và Môi trường (H46), Bộ Công an. Trong 2 năm 2015 - 2016, khi cán bộ Viện đi kiểm định đều có cán bộ H46 cùng công an địa phương về tận trụ sở công an để thực hiện kiểm định. Sau khi kiểm định, máy đo cồn được kiểm lại và bàn giao luôn cho khách hàng.

Đại diện Tổng cục nhận định: “Không có chuyện tham ô vì tiền mua đều chuyển về tài khoản của đơn vị. Cán bộ cấp trưởng phòng không có thẩm quyền đứng ra mua hay nhận tiền về tài khoản”.

Xem thêm:
 
Hạng D
31/3/11
1.385
1.892
113
40
sau vụ Kit xét nghiệm Việt Á bị phanh phui, chắc tiếp theo sẽ có nhìu phim hay để xem ! mà hay hay dở cũng do cách a đạo diễn chỉ đạo diễn xuất thôi mình chỉ là khán giả ngồi xem cho vui ! kaka…..