Hạng B1
25/9/07
98
8
8
Hổm rày bác Golf bàn nhiều về Germany nhưng chưa nói về mấy cái vụ học hành, theo em cái này cũng nên bàn qua 1 chút

Theo em hóng hớt được thì bên Đức đa số là miễn học phí or học phí tượng trưng, nên bác nào có muốn F1 đi học thì ngó qua 1 tí :D

Nhưng mà em thắc mắc sao có cái trường dạy MBA tới 4k E cho 1 học kỳ. Mà nghe nói là hochschule lại là dạng trường "hạng B" ? Rồi còn vụ exchange student gì nữa mỗi semester đi 1 nước trong EU học cũng được?

Bác Golf có rảnh viết 1 bài bàn về nền giáo dục và hệ thống trường đại học ở Germany cho em được mở tầm mắt với. Hiện em đang cũng đang học ké với mấy prof ở 1 hochschule , lại nghe nói (again) là trường này giống như trường dạy nghề
bash.gif
 
Hạng D
27/4/09
1.535
8
38
50
E hỏi ngu tí chứ nếu du ho5c ở Ger thì học = ngôn ngữ German hay international ?
Cho F1 đi du học ở mà phải luyện gút ten tag từ bây giờ thì tội nghiệp quá :)
 
Hạng D
1/12/06
3.031
100
38
Không rõ các bác quan tâm cụ thể việc gì, trả lời chung chung vậy (thế chắc cũng đủ dài lắm rồi!)

I. Học ĐH ở Đức: Đức là quốc gia có số lượng SV nước ngoài chỉ sau Mỹ và Pháp. Có trên 160.000 sinh viên nước ngoài ghi danh theo học tại trên 300 trường đại học của Đức. Ở Đức có cả thẩy trên 300 trường đại học với ~8500 chương trình đào tạo đại học. Việc học tập chủ yếu bằng ngôn ngữ Đức nhưng gần đây có nhiều trường khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xã hội có các khóa học tiếng Anh (với các buổi giảng trên giảng đường và thảo luận ở lớp đều bằng tiếng Anh, viết luận án tốt nghiệp cũng bằng tiếng Anh).

II. Các hệ thống trường Đại học:
Hệ thống giáo dục đại học Đức có hai loại trường đào tạo khác nhau: trường đại học truyền thống Universität/Technische Universität, và trường đại học chuyên ngành (Fachhochschule). Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được bằng tốt nghiệp kỹ sư (Diplom Ingenieur), hoặc bằng cử nhân dành cho các ngành nhân văn (Magister Artium).

1. Các trường hệ đại học truyền thống Universität (Uni) gắn giảng dạy với nghiên cứu theo "hình mẫu Humboldt" có từ những năm đầu TK 19. Các Đại học Uni ở Đức được quyền tập trung nghiên cứu tự do từ cơ bản đến chuyên sâu ở hầu như tất cả các ngành khoa học quan trọng nhất, trong đó các sinh viên cũng có trách nhiệm tham gia trong các nhóm làm đề tài do các giáo sư hướng dẫn, đặc biệt trong các kỳ thực tập và khi viết luận văn tốt nghiệp.

Các chuyên ngành học được gộp chung vào các khoa khác khác nhau như: y dược, khoa học tự nhiên (naturwissenschaften như toán, lý, hóa, sinh vật), kỹ sư khoa học (Ingenieurwissenschaften / Ingenieurwesen hay là mọi chuyên ngành về kỹ thuật), khoa học xã hội (sozialwissenschaften), khoa học kinh tế (wirtschaftswissenschaften), khoa học nhân văn, khoa học luật pháp, thần học, khoa học nông lâm v.v...

Bằng cấp cao nhất của hệ Uni ở Đức là bằng tiến sĩ (Dr. Ing. - Tiến sĩ Kỹ sư, hoặc Dr. rer. nat - Tiến sĩ Khoa học tự nhiên, thí dụ như bà Thủ tướng Đức là Dr.rer.nat).

2. Các trường đại học chuyên ngành Fachhochschule (FH) thì hướng đào tạo các chuyên ngành mà nền kinh tế đòi hỏi, trên cơ sở yêu cầu của thực tế sản xuất. Ngày càng nhiều học viên ngày nay học tại các trường cao đẳng chuyên ngành, lý do là thời gian học ngắn hơn, chương trình cũng nhẹ hơn, gắn liền với thực hành nhiều hơn là lý thuyết tại các đại học (Uni). Các ngành học và giờ học được tổ chức trong từng nhóm, các kỳ thi và các bài học, bài thực tập sẽ trực tiếp xoay quanh các mục tiêu hướng nghiệp.

Tại các trường cao đẳng chuyên nghiệp ngoài việc giảnh dạy học tập dĩ nhiên bạn cũng có thể làm các công việc nghiên cứu như tại các đại học. Nhưng các nghiên cứu này cũng ưu tiên hướng đến các nhu cầu thực tiễn, các áp dụng thực tế. Đó cũng là lý do mà các ngành nặng lý thuyết không có tại các cao đẳng chuyên ngành. Các ngành học được mở theo nhu cầu về các nghề kỹ sư, kinh kế xí nghiệp, hoặc các lĩnh vực rất thực tế như máy tính và trang trí đồ họa.

Học hệ chuyên ngành FH sẽ có lợi điểm là ngắn hơn hệ Uni tới 1 năm tới 1 năm rưỡi. Sinh viên ra trường từ các cao đẳng chuyên ngành sẽ có bằng tốt nghiệp là bằng kỹ sư thực hành. Yếu điểm là nếu muốn làm bằng Tiến sỹ (Dr.) thì người có bằng tốt nghiệp FH sẽ không được chấp nhận mà còn phải học thêm một số môn cho ngang bằng hệ Uni, trước khi có thể thực hiện công tác nghiên cứu để làm bằng TS (sẽ mất thêm 4-5 năm nữa).

Trung bình có ~1/3 các sinh viên tốt nghiệp được ra từ các trường FH. Trong một vài lĩnh vực như đào tạo kỹ sư thì đã có hơn phân nửa số KS là tốt nghiệp từ các FH. Trên card visit sau đó thì cũng phải đề rõ ràng là Dipl. Ingenieur (FH) (thay vì Dipl. Ingenieur Uni). Khi ra trường Kỹ sư FH cũng dễ kiếm việc, nhưng lương trung bình cũng sẽ thấp hơn lương kỹ sư Uni tương đương độ 10-15%.

Mức lương khởi điểm khi ra trường trung bình của KS Đức là từ 35-40k EUR/năm.

3. Ngoài ra còn có các trường đại học âm nhạc và mỹ thuật Đức nổi tiếng với chất lượng đào tạo loại một trên các lĩnh vực chuyên môn của mình.

III. Tính tương đương với hệ Anh Mỹ: tính về số năm học thì bằng cử nhân Đại học Diplom của Đức với thời gian học trung bình là 5-6 năm sẽ bằng hệ 5 năm của Anh Mỹ (M.S. degree). Trong những năm gần đây ở Đức cũng có nhiều trường dạy những ngành học với các bằng cấp tốt nghiệp tương đương với các chuẩn chung Anh Mỹ như là Bachelor và Master.

Bằng Dr. của Đức sẽ tương đương với Ph. D. ở Anh Mỹ. Ngoài ra ở Đức còn có bằng TS khoa học hay là Dr. habil. mà hệ Anh Mỹ không có (Dr. of Science trong các nước XHCN cũ). Bằng này nặng về nghiên cứu khoa học và là một đảm bảo tương lai cho ai muốn tiếp tục con đường làm Giáo sư giảng dạy bậc Đại học.

IV. Đời sống sinh viên và giá cả: giá sinh hoạt tại Ðức khá cao. Trung bình mỗi người sẽ cần ít nhất từ 550-650 Euro để sống tằn tiện trong một tháng.

Các trường đại học chính qui đều không thu học phí. Tuy nhiên trong quá trình học bạn phải trả một số lệ phí như phí quản lý sinh viên: 50 EUR/học kỳ và học phí chung: từ 100 tới 500 EUR/học kỳ. So với Anh Mỹ coi như là không đáng kể!

Ngoài ra thì tất cả các sinh viên đều bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế, khoảng ~300 Euro cho một học kỳ (6 tháng).

V. Khả năng ở lại làm việc: SV các ngành kỹ thuật ở Đức nếu khá nói chung cũng dễ kiếm việc làm sau khi ra trường. Nếu tìm được việc thì bạn sẽ được đóng Visa với thời hạn ban đầu là 2 năm, rồi 5 năm. Sau thời hạn 5 năm sẽ được đóng Visa cư trú vĩnh viễn.

Trả lời thế không biết đã trúng với câu hỏi của các bác chưa :)?
 
Hạng C
1/3/07
742
7.809
93
Như vậy là quá đủ thông tin rồi Bác! đâu có chung chung đâu. Bây giờ tôi mới biết cái Fất Hốt Shun là cái gì, hồi trước có nghe nhưng không phân biệt được. Xe xe nị!
 
Hạng B1
25/9/07
98
8
8
Cảm ơn bác Golf nhiều lắm

Không có học phí thì chắc sinh viên nước ngoài nhào vô học nhiều lắm, vậy chính phủ sao chịu nổi? Chắc là còn có chiêu nào đó hạn chế bớt. Xúi đầu trọc xử bớt chẳng hạn
bash.gif
 
Hạng D
1/12/06
3.031
100
38
Đúng nhu bác nói là đại học mà free, không lấy học phí thì tất nhiên sẽ có sức hấp dẫn lớn với con nhà nghèo :)

Nước có nhiều SV đến Đức nhất là TQ. Từ những năm 80 TK trước, sau khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu chương trình 4 hiện đại hóa đất nước thì Đức là một trong những nước yêu thích nhất ở châu Âu được các SV TQ nhắm tới du học. Ngoài việc học tập ở Đức là miễn phí, CP TQ cũng có nhiều chính sách trợ giúp cho các SV TQ, đặc biệt là các SV đến từ nông thôn TQ (không có bố mẹ giàu như các SV TP). Mặt khác do tầm quan trọng ngày càng lớn của TQ trong quan hệ KT song phương với Đức và EU mà các trường ĐH ở Đức gần đây quảng bá rất mạnh mẽ ở TQ để "cạnh tranh" với các trường phương Tây khác (xu hướng cũng đang lan dần sang VN), thế nên các trường ĐH ở Đức cũng cuốn hút SV thêm.

Các ranking của TQ đánh giá các trường ĐH ở Đức cũng cao hơn hẳn các ranking khác của Anh Mỹ. Đó cũng là lý do khích lệ các SV TQ sang Đức học. Tuy nhiên về số lượng thì SV TQ vẫn sang Mỹ, Can, Úc ... học nhiều hơn. Sau 30 năm TQ "mở cửa" đã có ~1 triệu 4 SV TQ ra nước ngoài học tập. Số lượng quay về nước sau khi tốt nghiệp là chỉ có 25% (khoảng 370k người).

Số lượng SV nước ngoài ở Đức là ~200k (10% là SV nước ngoài), như vậy Đức là nước thứ 3 trên TG có nhiều SV nước ngoài tới học, sau Mỹ và Anh.

Bản thân SV Đức ra học nước ngoài cũng rất nhiều, học cả khóa hoặc học 1, 2 học kỳ (exchange semester như bác nói) với số lượng là đứng thứ 4 TG. Bốn nước có SV học nước ngoài nhiều nhất là TQ (trên 400k), Ấn độ (~150k), Nam Hàn (~100k) và Đức. SV Đức thích qua các nước láng giềng như Hà lan (gần nhà) hoặc Áo (dễ kiếm chỗ học, thí dụ trong ngành y).

Các exchange semester có giá trị lớn cho sự phát triển toàn diện của các SV. Thế nên các nhà tuyển nhận việc làm sau này sẽ đánh giá cao các sinh viên có thời gian học tập ở nước ngoài, ở một môi trường văn hóa khác đòi hỏi sự năng động và tự lập của SV (trong c.v. xin việc các SV sẽ tự hào viết là có Auslandserfahrung hay là kinh nghệm học tập ở nước ngoài).

Chất lượng các trường ĐH ở Đức khá đồng đều chứ không như ở Anh Mỹ. Có nhiều ĐH tốt như Aachen, Munich, Heidelberg, Berlin, Karlsruhe ... Các bằng ĐH ở Đức đều được nhìn nhất là có chất lượng khá và không như ở Mỹ, sau này sẽ có ít người hỏi bác đã làm bằng đó ở trường nào ở Đức :D, tuy nhiên các ranking chung của Mỹ đánh giá các trường Đức không cao và nói chung chỉ được xếp vào Top50 chứ không có trường nào lọt Top10, Top20.

Để vào được các trường đại học hàng đầu ở Đức thì HS tốt nghiệp trung học phổ thông hệ Gymnassium phải có điểm tốt (trên 1.5 với hệ điểm 1 là cao nhất). Các trường ĐH tốt nhất ở Đức (nên cũng có nhiều SV xin vào và phải qua hệ thống chọn SV theo điểm) như là ĐH Mannheim về quản trị kinh tế, Koeln (Cologne) về kinh tế quốc dân, Đại học Heidelberg đứng đầu ngành luật, Đại học Kỹ thuật Aachen với vị trí dẫn đầu về các ngành cơ khí chế tạo máy, điện tử và kinh tế xây dựng, Đại học Kỹ thuật Karlsruhe đứng đầu về CNTT, còn Đại học Kỹ thuật Darmstadt khẳng định được thương hiệu với ngành Kinh tế tin học. Ở bang Bavaria có ĐH Muenchen và Erlangen cũng nổi tiếng là trường tốt về nhiều chuyên ngành.

Đại học Muenchen, luôn đứng cao trong ranking của các trường ĐH Đức:

800px-22651715_b765764f49_b.jpg


Đại học Heidelberg, cổ nhất trong các trường ĐH Đức (hơn 700 tuổi) nổi tiếng với chuyên ngành y và luật:

800px-Uni-Heidelberg_Aula.jpg


ĐH Kỹ thuật Dresden, nổi tiếng từ thời Đông Đức và có công đào tạo nhiều chuyên gia cho VN:

800px-Slub-dresden-reading-room-2.JPG


Danh sách các trường ĐH ở Đức theo wiki
 
Hạng F
8/12/09
6.044
1.066
113
66
Sài Gòn
Cám ơn bác Golf06 đã cung cấp nhiều thông tin.
Để biết thêm các thông tin chính thống bác chủ thớt có thể tìm hiểu trong trang: [link]http://www.daadvn.org/vn/index_GFfair2010.html[/link]
hoặc
[link]http://www.daad.de[/link]
 
Hạng D
27/4/09
1.535
8
38
50
Thông tin bổ ích ! Cám ơn bác gộp
080402cool_prv.gif


E đang rất quan tâm phần kindergarten / play house bác cho e xin vài website hoặc chổ nào tìm thông tin về lãnh vực này với nhé :D
Đăng kơ bác :)
 
Hạng F
8/12/09
6.044
1.066
113
66
Sài Gòn
củ cải nói:
Thông tin bổ ích ! Cám ơn bác gộp
080402cool_prv.gif


E đang rất quan tâm phần kindergarten / play house bác cho e xin vài website hoặc chổ nào tìm thông tin về lãnh vực này với nhé :D
Đăng kơ bác :)

Nếu bác ở HN thì liên hệ:
Văn phòng Đại diện DAAD Hà Nội
Trung Tâm Việt-Đức
Đại học Bách khoa Hà Nội
1 Đại Cồ Việt
Hà Nội
Điện thoại: 04 3868 3773
Fax: 04 3868 3772
eMail: [email protected]

Còn nếu bác ở HCMC thì liên hệ:

TT Thông tin DAAD Tp Hồ Chí Minh
Trung tâm Đức, Lầu 2
99 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1
Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 39252008
Fax: 08 39252008
eMail: [email protected]
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/08
199
20
18
E cũng đang tìm hiểu về mối trường giáo dục tại Đức, quan trọng nhất là sau khi học ra trường có việc làm ổn định, F1 của e đang học ĐH tại UK nhưng hình như sẽ khó kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp ĐH. Không biết có nên học tiếp sau ĐH tại Đức để làm bước chuyển tiếp khi ra đời không bác Golf06 và bác Wusnat ?