VETERAN
15/3/05
731
10
0
Cà Mau
Nhân thấy các bác bàn chuyện sôi nổi về cái chết thương tâm của cô gái trẻ 20t Annie, bữa nay thấy có bài viết bên này : http://vnexpress.net/Vietnam/Oto-Xe-may/2006/04/3B9E7F8D/
mời các bác tham khảo thêm

Hiểm họa từ những đoạn đường cong

Chất lượng đường xá được nâng cấp từng ngày nhưng ít người quan tâm tới việc điều chỉnh các đoạn đường cong để hạn chế ảnh hưởng của lực ly tâm. Đây chính là nguyên nhân gây ra những tai nạn "bí hiểm".

Lực ly tâm làm đồ vật trên xe chuyển động ngược với hướng lái. (Hyperphysics)
Minhhoa_1B.jpg

Có thể đưa ra những đoạn đường cong thường xuyên xảy ra tai nạn do lực ly tâm. Thứ nhất, đó là đoạn cong từ thành phố Thái Bình về thị trấn Diêm Điền. Có thời gian, trên quãng đường này xảy ra đến 20 vụ tai nạn cùng một hiện tượng: Xe máy, ôtô đều bị đẩy về một phía bên đường, đập vào cây hoặc đẩy xuống ruộng, gây hỏng xe và tử vong cho người điều khiển và hành khách.

Đoạn đường sắt cong trên đèo Lăng Cô cũng ở vào tình trạng đó, bán kính cong không thay đổi, nhưng thời gian hành trình được khuyến khích giảm dần nên tốc độ tàu chạy tăng lên, lại không có những cảnh báo, hạn chế tốc độ cụ thể, chi tiết, tai nạn là khó tránh khỏi.

Đặc biệt nhất có lẽ là tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn đường thường xảy ra các vụ tai nạn lạ thường trong thời gian qua. Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân do địa điện từ gây ra. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Hà Duyên Châu, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, khó có thể khẳng định như vậy, vì chỉ có bão từ xảy ra với cường độ mạnh mới ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ông Châu nói: "Trên đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ nếu có vấn đề về từ trường thì đó chỉ là những dị thường về từ trường mà thôi, không có liên quan đến việc lái xe an toàn".
Các thành phần của lực ly tâm. (Apollo)
Hiểm họa từ những đoạn đường cong


Những tai nạn dị thường trên đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ là do lực ly tâm gây nên. Nguyên nhân chính là do nền đường không vững, sụt lún nhiều làm cho mặt đường vồng lên, lõm xuống, không phẳng. Nguy hiểm hơn nữa là đoạn vồng lên, lõm xuống nối tiếp nhau. Đứng ở phía bên đường, nhìn dọc theo tuyến rất dễ nhận ra những đoạn đường kiểu này. Ôtô hoặc xe máy chạy với tốc độ cao trên những đoạn đường như thế này sẽ tạo ra lực ly tâm đứng, tác động vào xe. Khi xe đi từ đoạn vồng lên sang đoạn lõm xuống, trọng lượng xe đang từ nhẹ bỗng trở lên rất nặng, tự như ta nhồi quả bóng, khiến xe trở nên bất định, bị lắc và lăng sang ngang. Quy trình này lặp đi lặp lại liên tiếp vài lần thì tai nạn xảy ra là điều dễ hiểu.

Dưới đây xin nêu ra cách tính toán cụ thể lực ly tâm, phát sinh khi xe chạy trên đoạn đường cong. Có hai loại đường cong là: cong trên mặt bằng và cong trên mặt phẳng đứng. Ở hai loại đường cong này tuy lực ly tâm khi xe chạy là một, nhưng chiều của lực so với mặt phẳng ngang là khác nhau.
Đoạn đường cong trên mặt phẳng nằm ngang

Khi xe chạy trên đoạn đường cong, sẽ xuất hiện một lực ly tâm có điểm gốc là trọng tâm xe, phương nằm ngang, chiều hướng từ tâm của đoạn cong ra ngoài. Độ lớn của lực ly tâm bằng khối lượng xe nhân với bình phương của vận tốc và chia cho bán kính cong của đoạn đường.
Hình mô tả lực ly tâm khi đi vào đoạn đường cong. (Muextension)
Center of Gravity: Trọng tâm
Tires becomes pivot points: Lốp trở thành những điểm chịu lực
Centrifugal force: Lực ly tâm
Direction of turn: Hướng lái
Hiểm họa từ những đoạn đường cong


Ví dụ, một xe có khối lượng là 5.000 kg, chạy trên đoạn đường cong có bán kính cong là 50 m. Tốc độ xe chạy là 50 km/h, tức 13,89 m/s, bình phương lên được con số 192,9 (m/s)2. Lực ly tâm khi đó sẽ là 19.290 N, đẩy vào trọng tâm xe theo phương nằm ngang, theo chiều từ tâm của đoạn đường cong hướng ra ngoài. Ngoài lực ly tâm, xe còn có trọng lực. Trọng lực bằng khối lượng xe nhân với gia tốc trọng trường (g=10 m/s2). Lực ly tâm và trọng lực tạo thành một hợp lực.

Hợp lực này cũng xuất phát từ trọng tâm xe kéo xuống theo một phương nghiêng, điểm chạm với mặt đường sẽ có khoảng cách đến tim của mặt đế xe bằng độ cao của trọng tâm xe trên mặt đường nhân với tỷ số của lực ly tâm với trọng lực xe. Như ở ví dụ trên, tỷ số của lực ly tâm với trọng lực xe là 0,39, nếu trọng tâm xe cao hơn mặt đường là 1,5 m thì khoảng cách từ điểm chạm mặt đường của hợp lực đến tim mặt đế là 0,585 m. Trong trường hợp này nếu mặt đế xe có chiều rộng nhỏ hơn hai lần khoảng cách trên, tức là nhỏ hơn 1,17 m thì xe bị đổ về phía đối diện với tâm của đoạn đường cong. Chiều rộng mặt đế xe là khoảng cách giữa hai mặt ngoài của bánh xe.
Cũng với trường hợp này, nếu xe chạy với vận tốc 80 km/h, tức là 22,22 m/s, lực ly tâm sẽ tăng lên gần gấp đôi và bằng 49.372 N. Điểm chạm mặt đường của hợp lực sẽ cách tim bản đế xe 1,5 m. Nếu chiều rộng của xe nhỏ hơn 3 m thì xe sẽ bị đổ.

Như vậy có thể đưa ra 4 yếu tốc tác động tới hiện tượng lật xe. Thứ nhất, tốc độ càng cao càng nguy hiểm, như đã thấy ở ví dụ trên, tốc độ xe tăng 60%, lực ly tâm tăng 160%. Thứ hai, bán kính cong của đoạn đường càng nhỏ càng bất lợi. Thứ ba, xe càng chất nặng, xếp cao càng nguy hiểm, vì trọng tâm xe càng cao so với mặt đường. Cuối cùng, chiều rộng đế càng hẹp xe càng dễ đổ.

Điều này giải thích tai nạn đổ tàu E1, vì tuy bán kính cong của đường sắt thường không nhỏ hơn 100 m, nhưng khoảng cách giữa hai thanh ray tức là chiều rộng của mặt đế lại hẹp, thường không quá 1,2 m, nên hợp lực của trọng lực và lực ly tâm dễ kéo ra ngoài mặt đế, gây đổ tàu. Do đó, ở đoạn đường ray có bán kính cong 100 m, thường phải hạn chế tốc độ dưới 60 km/h. Nếu chạy quá 60 km/h thì tai nạn xảy ra là khó tránh khỏi.

Đoạn đường cong theo mặt phẳng đứng:

Đây là đoạn đường có tuyến thẳng trên mặt bằng, nhưng bị uốn vồng lên hoặc lõm xuống, trường hợp này lực ly tâm vẫn tính như trên và xuất phát từ trọng tâm xe, nhưng có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên nếu đường cong vồng lên. Còn chiều từ trên xuống dưới, nếu đường cong lõm xuống.

Với ví dụ xe có khối lượng 5.000 kg, chạy với tốc độ 60 km/h trên đoạn đường cong theo mặt phẳng đứng, vồng lên, với bán kính cong 50 m. Trường hợp này, lực ly tâm bằng 27.750 N, nhưng có chiều thẳng đứng từ dưới lên trên. Trọng lực xe vẫn tính như trên bằng 50.000 N. Do lực ly tâm và trọng lực ngược chiều nên trọng lực xe còn 22.250 N, tức là xe nhẹ đi quá nửa, xe sẽ có hiện tượng như đi trên đường trơn, hệ số ma sát nhỏ đi quá nửa, dễ bị trượt sang ngang do tay lái đột nhiên nhẹ bỗng. Cũng trường hợp này, nếu xe chạy với tốc độ 80 km/h, lực ly tâm sẽ bằng 49.327 N, nghĩa là xấp xỉ bằng trọng lực. Lúc này hầu như xe không bám đường nữa, giống như bị nhấc bỗng lên, tay lái mất tác dụng và xe hoàn toàn bất định, bị lăng sang ngang theo quán tính.

PGS. TS. Nguyễn Duy Hạnh
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
27/5/05
1.058
14
38
somewhere
RE: Hiểm họa từ những đoạn đường cong

vụ đổ tàu, theo em được biết là do sự liên kết giữa "Đầu máy" và "Toa" bị đứt nên mới ...:( (các toa chỉ còn chịu tác động của quán tính + lực ly tâm và mất hẳn lực kéo tới)

còn vụ đường nhựa cong, thì khi thiết kế đường người ta có xu hướng làm cho mặt đường phía bên bán kính lớn cao hơn phía bên bán kính nhỏ (lòng chảo) để hạn chế ly tâm ...
 
VETERAN
15/3/05
731
10
0
Cà Mau
RE: Hiểm họa từ những đoạn đường cong

Em post bài xong mới quay trở lại đọc thì lượm thấy vài "hạt sạn" của ngài PGS. TS. này ( hoặc lỗi của tòa soạn)
thấy cần phải đánh chánh lại để làm rõ
Lực ly tâm làm đồ vật trên xe chuyển động ngược với hướng lái. (Hyperphysics)


Lực ly tâm tác động lên vật đang chuyển động quay vòng theo hướng từ tâm quay vòng ra phía ngoài như hình này
Hiểm họa từ những đoạn đường cong

chớ ngược lại với hướng lái là hướng nào?!

. Do lực ly tâm và trọng lực ngược chiều nên trọng lực xe còn 22.250 N, tức là xe nhẹ đi quá nửa, xe sẽ có hiện tượng như đi trên đường trơn, hệ số ma sát nhỏ đi quá nửa, dễ bị trượt sang ngang do tay lái đột nhiên nhẹ bỗng.

xét lực ma sát tác dụng lên bề mặt theo phương thẳng đứng , N là trọng lượng của vật , k là số ma sát giữa 2 vật liệu tiếp xúc với nhau ( giả sử là cao su và bê tông át phan)

Fms= N * k

khi N bị giảm đi 1/2 thì Fms sẽ giảm theo, còn k với mỗi loại chất tiếp xúc là hằng số ( Const) vậy đâu có thể nói hệ số ma sát giảm đi một nửa được

hệ số ma sát k chỉ thay đổi khi thay đổi vật chất tiếp xúc của 2 bề mặt mà thôi
Ví dụ , khi đang đi đường gặp trời mưa ta thấy xe dễ trượt hơn vì lúc này chính là do hệ số ma sát thay đổi
 
Hạng D
22/2/06
1.297
7.856
113
46
Sài Gòn
RE: Hiểm họa từ những đoạn đường cong

Iem nghi ngờ bác Hai Lúa là thầy giáo dạy vật lý :D:D. Bác nói toàn đúng:D
Iem bổ sung thêm: Lực ly tâm luôn tỷ lệ với vận tốc, lực ma sát tỷ lệ với hệ số k ( đường trơn vì mưa hoặc cát hoặc dầu đổ thì k giảm ---> F ma sát giảm)

Hiểm họa từ những đoạn đường cong


Khi các bác ôm cua quá nhanh đến khi F>F' thì tèo theo đúng hướng mũi tên đỏ:D
Hoặc đường cua trơn quá làm giảm F ma sát ( F' < F) thì cũng tèo luôn:D

Vì vậy đụng khúc cua , các bác PMU18 thường làm đường nghiêng về bên trong để giảm lực ly tâm
Kiến thức từ hồi học phổ thông của iem chỉ có vậy:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
26/12/05
132
11
18
51
Hà Nội
RE: Hiểm họa từ những đoạn đường cong

thấy bài viết của bác có nhắc đến vụ đổ tàu E1, em lại thấy tủi thân cho ngành đường sắt việtnam, giá như lại giá như đường ray làm 1,2m* thì sẽ không co tai nạn này và bác Bình cũng không bị quả "đòn knock-out" tắm bùn.
*(thế giới người ta làm tư lâu rồi, ngay cái vụ phải chuyển tàu liên vận quốc tế VN-TQ đã thấy sự khác biệt rõ ràng, tàu chợ của họ chạy còn nhanh hơn tàu DL của mình mà vẫn êm ái lắm, không biết ngồi trên tàu đệm từ thì như thế nào)
 
RE: Hiểm họa từ những đoạn đường cong

Hưởng ứng bài viết của bác Hai Lúa, cách đây 2 hôm Lái Xe Cẩu phải đi giúp chú bé này trên đường QL5. Số là chú Mẽo này đang kéo theo một cái đuôi 40f chạy trong vòng cung leo lên cầu vượt. Chắc tại nó lấy đà mạnh quá nên đến đầu cầu thì ngã xoài ra đường, chả đụng vô ai, chả bác nào làm sao sất. Hỏi lái xe “thì tự nhiên thấy ngã như có ma làm”

Trong ảnh là nó đi từ phải qua trái, gặp quả cua tròn vo lại tiếp giáp với 1 đường khác nên cánh lính của bác bộ trưởng Bình sáng tạo làm mặt đường đang nghiêng vào tâm vòng cua thì biến thành phẳng trùng với mặt làn đường giao tuyến kia.

Đây là đáp số lần thứ 7 cho thành tích sáng tạo của các kỹ sư cầu đường trên đoạn cua này , trong vòng có 2 năm trời.
daukeo9hk.jpg


Còn đây là vụ khác nằm trên phía bắc cầu Đuống, Gia Lâm. Các kỹ sư cầu đường cũng thực hiện phương án tương tự. Chiều đi từ Yên viên về thì được nghiêng vào tâm của vong cua còn chiều đi từ Đông anh về thì không được ưu tiên mà bị nghiêng ngược ra ngoài tâm vòng cua theo độ nghiêng của chiều bên kia ( vì chỗ đó 2 đường nhập chung vào một để chạy lên cầu Đuống) Và ảnh sau đây là kết quả lần thứ 3 đúng tại điểm này.

cauduong46bx.jpg
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
7/11/05
164
52
28
RE: Hiểm họa từ những đoạn đường cong

Trích đoạn: cuonghanoi

thấy bài viết của bác có nhắc đến vụ đổ tàu E1, em lại thấy tủi thân cho ngành đường sắt việtnam, giá như lại giá như đường ray làm 1,2m* thì sẽ không co tai nạn này và bác Bình cũng không bị quả "đòn knock-out" tắm bùn.
*(thế giới người ta làm tư lâu rồi, ngay cái vụ phải chuyển tàu liên vận quốc tế VN-TQ đã thấy sự khác biệt rõ ràng, tàu chợ của họ chạy còn nhanh hơn tàu DL của mình mà vẫn êm ái lắm, không biết ngồi trên tàu đệm từ thì như thế nào)
chưa bao giờ có khổ đường 1m2 bác ạ. chỉ có đường 1m và 1m435 thui.
VN cũng có đường 1m435 đấy. nhưng ko dùng nên gỡ bán sắt vụn gần hết rùi.
 
Hạng B2
26/12/05
132
11
18
51
Hà Nội
RE: Hiểm họa từ những đoạn đường cong

nếu đúng vạy thì chác là em nhầm
vì lần trước đi sang TQ em có hỏi đứa bạn người TQ tại sao phải đổi toa, TQ không cho Tàu VN sang à.
nó trả lời là đường ray TQ rộng 1,2m (chạy được nhanh và an toàn hơn) việt nam chỉ có 1m thôi.
chắc nó cũng nhầm
nếu đường ray rộng 1m435 thì càng tốt nhưng rất khó thực hiện tại Vn (vì không tiền đền bù giải tỏa):D:D:D

Trích đoạn: quangdzung

Trích đoạn: cuonghanoi

thấy bài viết của bác có nhắc đến vụ đổ tàu E1, em lại thấy tủi thân cho ngành đường sắt việtnam, giá như lại giá như đường ray làm 1,2m* thì sẽ không co tai nạn này và bác Bình cũng không bị quả "đòn knock-out" tắm bùn.
*(thế giới người ta làm tư lâu rồi, ngay cái vụ phải chuyển tàu liên vận quốc tế VN-TQ đã thấy sự khác biệt rõ ràng, tàu chợ của họ chạy còn nhanh hơn tàu DL của mình mà vẫn êm ái lắm, không biết ngồi trên tàu đệm từ thì như thế nào)
chưa bao giờ có khổ đường 1m2 bác ạ. chỉ có đường 1m và 1m435 thui.
VN cũng có đường 1m435 đấy. nhưng ko dùng nên gỡ bán sắt vụn gần hết rùi.
 
Hạng C
14/2/05
735
2
18
57
Hà Nội
RE: Hiểm họa từ những đoạn đường cong

Có bài này về việc thay đổi khổ đường sắt ở VN:

http://vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2004/07/177888/

Đường sắt Việt Nam được xây dựng và phát triển đến nay đã trên 120 năm. Hiện tại có 2.632km đường chính tuyến, 403km đường ga và 108km đường nhánh. Trong đó 85% là đường khổ 1.000mm, 6% là đường khổ 1.435mm và 9% là đường lô`ng (lô`ng chung 2 khổ 1.000mm và 1.435mm).

Về khổ đường sắt, Chính phủ thấy rằng những ưu điểm của khổ đường sắt 1.435 mm đã được khẳng định, nhưng việc chuyển đổi đường hiện tại (1.000mm) sang khổ đường 1.435mmm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không khả thi trong điều kiện hiện nay. Ông Bình dẫn chứng: ''Kinh nghiệm trên thế giới như Ấn Độ năm 1978 đã phải bỏ dở kế hoạch chuyển đổi đường sắt từ khổ 1.000mm sang khổ 1.435mm và Nhật Bản hiện nay còn phải duy trì tới 93% khổ đường hẹp (1.067mm), còn lại 7% đường 1.435mm''. Mặt khác khổ đường 1.000mm nếu được cải tạo nâng cấp vẫn phục vụ tốt cho kinh tế, đồng thời phù hợp với khổ đường sắt của các nước ASEAN hiện nay
 
Hạng B2
27/12/05
158
15
18
53
SG
RE: Hiểm họa từ những đoạn đường cong

Kinh quá các Bác nhể, nhưng em thấy trong bài viết về phần đường cong theo mặt phẳng đứng chưa thuyết phục lắm ở mấy điểm sau:

1. Con số bài báo đưa ra chỉ tính toán thuần túy trên lý thuyết với bán kính cong là 50m, nhưng tác giả đâu có chỉ ra được ở đâu (đặc biệt là trên đường Pháp Vân Cầu Rẽ) có bán kính cong theo mặt phẳng đứng đến 50m, em đã thử tính lại thì với đoạn đường khoảng 40m mà có bán kính cong 50m thì đã tạo ra hố sâu ~ 3m rồi và với đoạn đường dài 78m thì cái hố đó sâu đến 15m! Với những cái hố sâu như vậy thì các tài xế ít ai có thể quất lến đến 50, 80km/h. Chính vì lẽ đó, anh em ta đã, đang và sẽ quất 80/100 thậm chí có người quất 120 hoặc 140km/h vấn chưa sao:D. Như vậy mấy cái lồi lõm trên đường cao tốc sẽ có bán kính lớn hơm rất nhiều.

2. Bài báo viết khi chạy tốc độ 80km/h thì tổng hợp lực của trọng lực và lực ly tâm rất nhỏ (gần tới 0) nên xe không bám đường và bị "lăng sang ngang theo quán tính" là không đúng! chẳng nhẽ tất cả anh em chúng ta lái xe chạy ngang à? Nếu tác giả viết là xe không bám đường nên nếu lái xe ít kinh nghiệm không giữ chặt vô lăng để xe tiếp tục chạy thẳng thì dễ bị văng ngang thì có vẻ hợp lý hơn.

3. Theo bài báo thì khi đi vào đoạn đường cong theo mặt phẳng đứng sẽ bị như vậy nhưng em thấy mỗi đoạn đường vồng lên thì xe của chúng ta đều phải qua 2 giai đoạn: leo dốc và "đổ đèo". Có Bác nào thấy xe bị bồng bềnh khi đang trong giai đoạn leo dốc không? mặc dù cả khi leo dốc và đổ đèo chúng ta đều chịu tác dụng của cái lực ly tâm quái ác kia!

Theo em thì khi xe trong giai đoạn leo dốc xe của chúng ta chịu tác động của 3 lực chính sức kéo của động cơ, lực ly tâm (vuông góc với mặt đường) và trọng lực. Trong đó tổng hợp lực của lực ly tâm và trọng lực sẽ là một vector ngược chiều với lực kéo của động cơ cản trở xe tiến lên, nó thúc ép anh em ta phải nhấn ga để tăng lực kéo bù lại. Ngược lại, khi đổ đèo, tổng hợp 2 lực đó sẽ hỗ trợ cho động cơ đẩy nhanh tốc độ xe nên nếu có chút ít kinh nghiệm, anh em ta sẽ giảm ga cho phù hợp, còn nếu không có kinh nghiệm thì sẽ giữ nguyên ga và xe sẽ bồng bềnh.

Em bi bô tý, có gì các Bác cứ chỉ giáo nhé:D

Còn về trọng tâm của xe khi đi vào đường cua thì em có nghe 1 số thông tin như thế này về các xe chở chất lỏng (xăng, dầu, nước, ...) Trong các xi téc chở chất lỏng người ta bắt buộc phải làm rất nhiều vách ngăn thẳng đứng để khi xe vào cua, các vách ngăn này sẽ cản trở chất lỏng xô lệch trong thùng chứa. Hãy tưởng tượng rằng khi vào cua, toàn bộ số chất lỏng trong xe nếu không có vách ngăn sẽ xô lệch hẳn sang 1 bên và làm thay đổi trọng tâm của xe về phía bên ngoài của vòng cua thì việc lật xe là khó tránh khỏi. Nên bài học rút ra ở đây là nếu xe có chở đồ thì tốt nhất là phải tìm cách cố định tất cả các đồ đạc trên xe trước khi lăn bánh.
 
Last edited by a moderator: