Hạng B1
15/5/19
76
30
18
38
Theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ, các cơ quan đăng kiểm phải chấm dứt việc từ chối kiểm định ô tô vi phạm luật giao thông.

Hiểu đúng việc bỏ chặn đăng kiểm xe vi phạm giao thông


Có hiệu lực từ đầu năm (1-1-2020), Nghị định 100/2019 đưa ra một quy định mới đáng lưu ý về việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô thuộc trường hợp có vi phạm giao thông mà chưa nộp phạt.

Xe vi phạm vẫn được kiểm định nhưng hiệu lực ngắn

Với quy định mới của Nghị định 100/2019, thay cho việc bị từ chối đăng kiểm không có căn cứ pháp lý từng xảy ra trong thời gian dài, các ô tô chưa hoàn tất việc đóng phạt vi phạm luật giao thông vẫn được cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định. Tuy nhiên, giấy và tem này chỉ có hiệu lực trong 15 ngày.

Cũng theo Nghị định 100/2019, đến khi người vi phạm thực hiện xong việc nộp phạt và được người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo đến cơ quan đăng kiểm, chiếc xe sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định có thời hạn hiệu lực dài hơn. Thời hạn hiệu lực cụ thể dựa theo chu kỳ kiểm định theo quy định nhưng không vượt quá ngày hết hạn của giấy đăng ký xe (nếu có) hoặc ngày xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.

Chi tiết hơn, dự thảo thông tư mới của Bộ GTVT về việc kiểm định xe bỏ một điều khoản đang có trong thông tư hiện hành của bộ này liên quan đến việc từ chối đăng kiểm (Thông tư 70/2015).

Theo dự thảo, không còn việc các cơ quan đăng kiểm từ chối kiểm định xe theo văn bản đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền (trước khi có Nghị định 100/2019 thì thường là các cơ quan CSGT) hoặc xe có vi phạm đã cảnh báo trên chương trình quản lý kiểm định.

Chấm dứt việc tùy tiện chặn đăng kiểm

Như vậy, cần phải hiểu đúng là sau khi có Nghị định 100/2019, Bộ GTVT phải bỏ việc chặn đăng kiểm xe chưa nộp phạt vi phạm luật giao thông. trước giờ không có quy định nào cho phép các cơ quan đăng kiểm được từ chối như thế.

Trên thực tế, vì muốn dễ thu tiền phạt các xe bị phạt nguội, CSGT ở nhiều địa phương đã vịn vào quy định không cụ thể nêu trên của Thông tư 70/2015 (đã được dự thảo bãi bỏ) để tự yêu cầu không đăng kiểm.

Điều rất không hay là các cơ quan đăng kiểm đã dễ dàng đáp ứng đề nghị không có đủ căn cứ pháp lý này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ xe, nhất là các chủ xe không nhận được thông báo về việc xe đã vi phạm luật giao thông.

Từ chỗ đó, Bộ Tư pháp đã bắt lỗi quy định trên của Thông tư 70/2015 (không xác định rõ cơ quan nào có quyền đề nghị không đăng kiểm; không nêu rõ căn cứ, điều kiện đề nghị…). Trên cơ sở đó, Nghị định 100/2019 đã chính thức điều chỉnh bằng việc cho cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định có giá trị trong 15 ngày nhằm tạo điều kiện cho các chủ xe được đăng kiểm xe và chấp hành việc đóng phạt.


Các hành vi bị cấm trong kiểm định xe cơ giới (ô tô, rơmoóc, sơmi rơmoóc được kéo bởi ô tô):
  • Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định.
  • Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn.
  • Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định.
  • Bố trí người thực hiện công việc kiểm định không đủ, không đúng với quy định.
  • Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
  • Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu.
  • Kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
  • Lập hồ sơ cho xe cơ giới, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định.
(Theo Điều 4 dự thảo thông tư mới của Bộ GTVT
quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ)


Theo báo Pháp luật
 
Hạng C
7/10/19
918
1.366
58
44
Làm thế còn hơn là không đăng kiểm, mới nghe tưởng mở lối thoát ai dè đóng luôn. 15 ngày đi đăng kiểm lại, mỗi lần tầm 250k chưa tính thời gian đi, chi phí có khi ngồi tính còn hơn tiền phạt. Quá ư là thông thái cho ai nghĩ ra chiêu này
 
Hạng D
14/6/09
2.580
2.964
113
Theo em biết, vi phạm giao thông là phạt thằng cầm lái, tự dưng không bắt được thằng cầm lái --> lôi đầu chủ xe ra chịu ???
Ví dụ em là chủ xe (không có bằng) cho thuê xe, thằng thuê có bằng lái. Nó bị phạt nguội, trốn mẹ mất...
Tới khi nhận giấy phạt, em chứng minh được là ngày đó em không đi và thằng kia không ra mặt đóng phạt (em dưa giấy tờ chứng minh nó thuê xe ngày đó + cam) thì em phải đóng à ???
Giống giờ em cho thuê cưa, thằng thuê cưa dùng cưa phá cây nhà người ta rồi trả lại em, thế CA không kiếm ra được thằng thuê thì bắt em chịu đền à ?
 
Hạng D
21/5/14
2.456
29.787
113
33
Theo em biết, vi phạm giao thông là phạt thằng cầm lái, tự dưng không bắt được thằng cầm lái --> lôi đầu chủ xe ra chịu ???
Ví dụ em là chủ xe (không có bằng) cho thuê xe, thằng thuê có bằng lái. Nó bị phạt nguội, trốn mẹ mất...
Tới khi nhận giấy phạt, em chứng minh được là ngày đó em không đi và thằng kia không ra mặt đóng phạt (em dưa giấy tờ chứng minh nó thuê xe ngày đó + cam) thì em phải đóng à ???
Giống giờ em cho thuê cưa, thằng thuê cưa dùng cưa phá cây nhà người ta rồi trả lại em, thế CA không kiếm ra được thằng thuê thì bắt em chịu đền à ?
Thế như nước ngoài thì sao :)))) cái gì cũng đòi như nước ngoài cái phạt thì ko chịu?