30 năm sau thảm họa Tchernobyl 1986, 10.000ha đất bị nhiễm xạ vùng Narodytchi có thể được cải tạo để khai thác nông nghiệp và cải thiện sức khỏe người dân trong vùng thông qua “Chương trình khôi phục và phát triển Tchernobyl do Chương trình của Liên Hiệp Quốc về Phát triển (UNDP) đưa ra.
Trong khuôn khổ chương trình này, cây cải dầu sẽ được trồng tại vùng đất nhiễm sạ Narodytchi với sự giúp đỡ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
Trong khi đó tại Nhật Bản, theo báo Yomiuri Shimbun đưa tin, một dự án trồng cây hướng dương để khử chất phóng xạ trong đất cũng sẽ được triển khai trong năm nay xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
Theo ông Tomiyo Hara, người tham gia chương trình phát triển Tchernobyl, việc sử dụng cây cải dầu sẽ giúp hấp thu lượng nguyên tố phóng xạ Cesium (Cs) nằm trong đất ở Narodytchi.
Chất phóng xạ cesium (Cs) có các tính chất tương tự kalium (Ka), một nguyên tố phổ biến trong phân bón hóa học. Trong trường hợp lượng Ka trong đất không đủ, cây hướng dương sẽ hấp thu Cs để sinh trưởng.
Cũng theo ông Tomiyo Hara, dầu chiết xuất từ cải dầu có thể dùng để sản xuất ra những nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, sinh khối (thân và lá) tích tụ các nguyên tố phóng xạ đã hút từ đất còn có thể dùng để sản xuất biogaz.
Chưa bao giờ có một dự án được thực hiện trên quy mô lớn như thế trên thế giới. Một khi giai đoạn khó khăn này vượt qua, vùng Narodytchi sẽ lại có thể trồng những cây trồng khác… Người ta cũng hy vọng sẽ giảm được nhiều lượng phóng sạ nhiễm trong hàng nông sản đang tác động từng ngày đến đời sống và sức khỏe của cư dân địa phương. Việc làm sạch đất của Tchernobyl còn mở ra triển vọng cho việc ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
Được biết vẫn còn 15 lò phản ứng hạt nhân hoạt động ở Ucraina. Gần 46,6% điện được sản xuất ra trong nước là do các lò phản ứng này cung cấp. Đây là mức dùng điện hạt nhân nhiều nhất thế giới, đứng sau Pháp (77,1%) và đứng trên Thụy Điển là 42,6%.
(tổng hợp)