Hạng B2
16/8/11
332
286
63
Một cuộc họp kín do Bộ Tài chính tổ chức lấy ý kiến quyết định giá ô tô (thực ra bàn điều chỉnh về thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nhập khẩu) diễn ra chiều 27/5. Ở đó, mỗi bên tham gia đều có lợi ích riêng. Một cuộc họp cho thấy: Quyền lợi người tiêu dùng rất xa vời…

Họp một đằng,góp ý một nẻo

Mở đầu, Vụ trưởng Chính sách thuế Phạm Đình Thi khẳng định cuộc họp bàn về tính công bằng trong giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Thế nhưng không hiểu do người phiên dịch dịch sai hay các bên có cách hiểu khác nhau, mà đại diện Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) lại nói về một nội dung khác, theo hướng: Tạo nhiều ưu đãi, bảo hộ hơn nữa cho các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo đó, ông Toshihisa Maruta, Tổng Giám đốc Cty Toyota Việt Nam đồng thời là chủ tịch luân phiên VAMA, đề nghị: Giá tính thuế TTĐB đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước phải chuyển từ giá bán buôn sang giá xuất xưởng. Lý do là để đảm bảo đúng chiến lược phát triển ngành ô tô đã được phê duyệt cũng như mở rộng thị trường. Tuy nhiên, ông Thi nhắc: Đây là cuộc họp về tính công bằng trong cách tính thuế TTĐB, không phải họp xác định ưu đãi, bảo hộ cho doanh nghiệp hay phát triển ngành ô tô.

Lãnh đạo Toyota liên tiếp quay lại “cầu cứu” thư ký đi theo. Tuy nhiên, sau mỗi ý kiến thư ký của vị này phân tích, chỉ thấy khán phòng cười ồ lên. Nhiều thành viên dự họp lắc đầu ra điều không hiểu ý của người phát biểu.

Chưa hết, ngay giữa cuộc họp, nội bộ VAMA bỗng dưng thể hiện sự bất đồng. Một trong 3 thành viên có ý kiến khác với đa số thành viên còn lại là Cty CP Ô tô Trường Hải (Thaco). Ông Trương Đình Huy, phụ trách chiến lược Thaco khẳng định ủng hộ với đề xuất của Bộ Tài chính (tăng thuế TTĐB-đồng nghĩa giá ô tô nhập đáng lý giảm theo cam kết, sẽ bị tăng). Trong quá trình thảo luận tại VAMA, Thaco đã gửi 2 công văn với nội dung cần nghiên cứu kỹ trước khi góp ý. “Với tư cách doanh nghiệp có đến 90% xe sản xuất, lắp ráp trong nước, suy đi tính lại, chúng tôi thấy đề nghị của Bộ Tài chính sẽ đảm bảo công bằng”, ông Huy nêu quan điểm.

Sự khác biệt quan điểm trong nội bộ VAMA còn thể hiện rõ hơn khi hai hãng xe đến từ Nhật Bản Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam có nhìn nhận khác nhau. Phó Tổng Giám đốc Honda Việt Nam Hồ Mạnh Tuấn nói giá xe nhập về chưa có các chi phí liên quan đến marketing, bán hàng… Tuy nhiên, ông Maruta lập tức quay sang “đính chính” và khẳng định họ vẫn có sự hỗ trợ chi phí đó từ các công ty mẹ phụ trách khu vực.

Ở đâu tiếng nói người tiêu dùng?


oto-4342e.jpg


Người tiêu dùng đang chờ Bộ Tài chính quyết định vì dân hay vì doanh nghiệp. Ảnh: Hồng Vĩnh

Cao trào của buổi họp diễn ra khi các bên bàn đến giá tính thuế. Mỗi bên đưa ra một quan điểm. Bên nọ đòi áp giá nhập khẩu, bên kia muốn áp giá xuất xưởng, hãng khác đòi áp giá bán buôn. Các ý kiến tham gia từ hãng xe bình dân như Hyundai Thành Công, Suzuki Việt Nam hay các ông lớn hạng sang đều thể hiện các quan điểm khác nhau khi dựa trên vị thế của họ.

Còn ông Phạm Đình Thi nói: Với tư cách người làm chính sách, áp giá nào phải đảm bảo hài hòa lợi ích ba bên gồm: nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vị này cũng cho biết, Vụ Chính sách thuế đã nhận được ý kiến thống nhất của 20 cơ quan bộ, ban ngành và địa phương liên quan. Không thấy ông này nói gì tới tiếng nói của hội bảo vệ người tiêu dùng hoặc cơ quan tương tự.

Tổng Giám đốc một Cty nhập khẩu ô tô phân tích: “Thuế TTĐB đánh vào người tiêu dùng, tại sao lại áp dụng cách tính thuế khác nhau giữa các nhà sản xuất. Thuế TTĐB không phải là công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp, mà đánh vào người tiêu dùng có nhu cầu đặc biệt”.

Một nhà nhập khẩu khác tuyên bố: Hoặc giữ nguyên phương án hiện tại, hoặc là áp dụng giá bán tới tay người tiêu dùng. Có thể điều này sẽ tạo ra sự công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, nhưng lại gây bất lợi cho người tiêu dùng. Vị này nói: “Nếu áp dụng cách tính giá bán tới tay người tiêu dùng, giá xe chắc chắn tăng tối thiểu 10%”. Điều này là hiện thực trong bối cảnh chưa biết thuế nhập khẩu sẽ như thế nào tới năm 2018.

Dự là tiền vào tay quan trên - dân ngu cu đen bỏ tiền ra nuôi nhé
 
29/12/14
547
677
93
Ho Chi Minh City, Vietnam
nói chung vẫn là lợi ích nhóm.
nghiên cứu xem làm cách nào lách được cam kết AFTA và AEC.
nghịch lý chỉ có ở VN: thuế giảm thì giá sẽ tăng.
VN đang thể hiện rõ sự lúng túng gần như hoảng loạn trước thềm AEC, một loạt dự thảo liên tục được đưa ra tại thời điểm "nước đến chân". hoàn toàn bị động và thiếu khoa học, ko hề có chút gì gọi là động thái chuẩn bị cho sự chuyển biến mới.

chiến lược nằm ở đâu khi chỉ còn đúng 6 tháng nữa AEC chính thức mở cửa? vận mệnh cả nền kinh tế đất nước chỉ được quyết định trong 6 tháng? thậm chí tới giờ vẫn chưa có dấu hiệu "ánh sáng cuối đường hầm".

đâu phải vô duyên cớ mà Thái lan rục rịch mua chuỗi metro và mới đây đòi thâu tóm công nghiệp ôtô VN. ngta đã chuẩn bị đón đầu diễn biến từ lâu. viễn cảnh anh cả VN làm thuê cho các em Lào, Campuchia là có thật với các chỉ số cạnh tranh chỉ hơn mỗi Myanmar, tức áp chót trong khu vực.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
7/4/13
866
625
93
Em xin các bác cho em xin làm trọng tài cho việc này. Tốt nhất tăng thuế cho 2 bên để bảo vệ quyền lợi cho cả 2 nhé ===> Knock out (người tiêu dùng)??? Bó tay các bác.:(
 
Hạng C
15/6/13
774
538
93
Bạn em làm bên sale ô tô mới post fb bài dân lục đục đi mua ô tô vì sợ thuế tăng, đúng là ngược đời, hội nhập kinh tế thế giới mà người dân toàn phải mua sp tăng giá.
 
Hạng B2
16/8/11
332
286
63
Tất cả các loại Thuế, Phí đều do NN ban hành và tận thu. Nên khi thuế NK giảm thì phải tăng cái khác để bù vào túi, Thuế NK tăng hay giảm cũng vào túi quan chứ ai.
Cho nên khi thuế NK giảm theo TG thì thuế khác mọc lên để bù
=> không có chuyện giảm giá ôtô mà chỉ ở đó hoặc tăng thôi , đừng có mơ mua xe rẻ
 
  • Like
Reactions: thimaudoantrang
Hạng B2
2/12/14
260
494
93
33
Bạn em làm bên sale ô tô mới post fb bài dân lục đục đi mua ô tô vì sợ thuế tăng, đúng là ngược đời, hội nhập kinh tế thế giới mà người dân toàn phải mua sp tăng giá.
Ậy, chính sách thuế của ta là để "hài hòa lợi ích" và để "công bằng" cho người tiêu dùng nhé
 
Hạng D
24/3/15
1.637
2.421
113
nói chung vẫn là lợi ích nhóm.
nghiên cứu xem làm cách nào lách được cam kết AFTA và AEC.
nghịch lý chỉ có ở VN: thuế giảm thì giá sẽ tăng.
VN đang thể hiện rõ sự lúng túng gần như hoảng loạn trước thềm AEC, một loạt dự thảo liên tục được đưa ra tại thời điểm "nước đến chân". hoàn toàn bị động và thiếu khoa học, ko hề có chút gì gọi là động thái chuẩn bị cho sự chuyển biến mới.

chiến lược nằm ở đâu khi chỉ còn đúng 6 tháng nữa AEC chính thức mở cửa? vận mệnh cả nền kinh tế đất nước chỉ được quyết định trong 6 tháng? thậm chí tới giờ vẫn chưa có dấu hiệu "ánh sáng cuối đường hầm".

đâu phải vô duyên cớ mà Thái lan rục rịch mua chuỗi metro và mới đây đòi thâu tóm công nghiệp ôtô VN. ngta đã chuẩn bị đón đầu diễn biến từ lâu. viễn cảnh anh cả VN làm thuê cho các em Lào, Campuchia là có thật với các chỉ số cạnh tranh chỉ hơn mỗi Myanmar, tức áp chót trong khu vực.
Đón đầu hội nhập chuyển biến gì khi mà lợi ích nhóm nó phủ hết rồi . Tiền vào tay quan là trước nhất, đẹp nhất sau đó mới nói chuyện.
 
  • Like
Reactions: porche911gt3
Hạng B2
13/10/13
112
96
28
Ngày xưa Tài nguyên còn nhiều nên bác Quân ca: Quê hương là chùm khế ngọt
bi giờ vét sạch, nên chỉ còn: nhân...răng là chụp khuê ngọt
em mới sắm xe độp rồi nên ngồi rung đùi hóng...