Hạng D
27/4/07
1.320
1.013
113
TP.HCM
kính 3M, cả nhà e đeo mấy năm nay rồi, có kính trắng để đi buổi tối, kính ôm sát mắt, nên rất ít bụi vô
 
Hạng D
25/3/19
1.037
1.852
116
44
Kinh nghiệm bán hàng bình dân của em khi chọn gọng là chọn hợp với khuôn mặt và túi tiền mình trước, sau đó đến chất liệu và thương hiệu ạ.

Gởi bác tham khảo chất liệu và ưu nhược điểm của từng loại vật liệu làm gọng kính nhựa :
  • TR90:
TR90 được sản xuất thông qua công nghệ Thụy Sĩ như là một vật liệu nhựa nhiệt dẻo cực kỳ bền, linh hoạt và rất nhẹ, một loại chất liệu mà bạn chắc chắn sẽ yêu thích, do chúng mềm dẻo, nên có thể uốn cong để phù hợp tuyệt đối với khuôn mặt của bạn.
Sự linh hoạt này cũng làm cho kính TR90 có tính đàn hồi cao. Bởi vì vật liệu mềm dẻo nên chúng ít có khả năng bị vỡ hoặc uốn cong do va chạm. Nếu bạn là “chuyên gia” rơi kính thì gọng nhựa TR90 là sự lựa chọn tuyệt vời
Cuối cùng, điều đáng ngạc nhiên nhất chính là kính TR90 vô cùng nhẹ. Ngay cả với những kiểu to bản nhất bạn cũng sẽ không cảm thấy sự nặng nề khi đeo kính trong thời gian dài.
  • ULTEM:
Ultem là vật liệu polyetherimide nhiệt dẻo vô định hình (PEI) có tính chất đặc biệt hoàn hảo cho các gọng kính. Hầu hết các gọng làm từ chất liệu Ultem đều nhẹ, mỏng và có thiết kế rất sang so với các loại gọng nhựa khác. Tuy nhiên, điểm hạn chế duy nhất ở loại gọng này đó là dễ gãy, vì thế nếu đã ưng gọng Ultem thì bạn nên cẩn thận với chúng.
  • INJECTION:
Đây là một loại vật liệu khá mới với ưu điểm có trọng lượng khá nhẹ và màu sắc tươi sáng, tuy nhiên vì giá thành khá rẻ nên loại gọng nhựa này cũng có nhược điểm. Là loại nhựa đổ khuôn, không có lõi kim loại khiến cho gọng khá dòn và dễ gãy, ngoài ra loại gọng này có hình dáng cố định nên không thể chỉnh sửa để phù hợp với từng gương mặt.
  • ACETATE
Với nhiều đặc trưng nổi bật, gọng Acetate được sử dụng ở hầu hết các thương hiệu mắt kính nổi tiếng. Được đệm lớp kim loại bên trong càng kính, gọng Acetate được biết đến với độ bền rất cao, dễ dàng chỉnh sửa và không hề gây dị ứng. Hơn nữa, gọng kính được làm từ nhụa Acetate cũng được biến tấu với nhiều kiểu dáng và màu sắc hợp thời trang.
  • OPTYL
Vật liệu này có trọng lượng nhẹ hơn cả Acetate. Tuy nhiên, gọng được tạo bằng optyl khó điều chỉnh hơn vì vật liệu khá giòn và không có lõi kim loại. Gọng Optyl được ứng dụng vào các mẫu kính cao cấp như Dior, Gucci…

và kim loại:

  • ALUMINUM
Đặc tính của nhôm là rất nhẹ, độ mềm dẻo cao mà lại rất chắc chắn và không bị biến dạng nên dễ chế tạo những kiểu dáng độc đáo, bên cạnh đó thì các sản phẩm từ nhôm khi hoàn thiện rất đẹp. Do vậy nhôm thường được những nhà thiết kế nổi tiếng ưa dùng. Nhôm thường được trộn thêm một số lượng nhỏ Silicon và Sắt để tạo thêm độ cứng cáp và độ bền.

  • STAINLESS STEEL
Stainess Steel hay còn gọi là thép không gỉ, chủ yếu là sắt pha trộn một hỗn hợp của niken, mangan và crôm. Thép không gỉ là rất bóng, dễ cáng mỏng và chắc chắn với khả năng chống ăn mòn mạnh.

Đặc trưng của gọng thép không gỉ là trọng lượng nhẹ, không gây dị ứng và dễ dàng uốn cong. Hầu hết không gỉ thép có chứa từ 10 đến 30% crôm, đáp ứng tuyệt vời khả năng chống ăn mòn, mài mòn và chịu được nhiệt độ cao.

  • TITANIUM
Titanium là một vật liệu khung kim loại phổ biến. Nó là vật liệu cao cấp được biết đến với độ bền, đàn hồ và cực nhẹ. Bao gồm 3 loại: Titanium, Titanium Z và Excellence Titan.

Đặc biệt, Titanium còn có đặc tính không bị gỉ khiến nó trở thành vật liệu rất phổ biến cho gọng kính. Tuy nhiên, cũng vì những phẩm chất tuyệt vời đó mà Titanium thường có giá đắt hơn các kim loại khác và bị hạn chế trong phạm vi màu sắc của nó. Khung gọng kính bằng titanium tuyệt đối không gây dị ứng. Rất nhiều nhà thiết kế các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng titanium làm gọng kính đặc trưng của họ, như Charmant Z (sử dụng Titanium Z), Line Art (sử dụng Excellence Titan)…
Đang dùng một cái Charmant Z (Titanium Z) đúng là rất đã.