Chuyên
16/6/22
568
477
63
Sau 12 năm quy hoạch, Vành đai 3 TP HCM sẽ khởi công vào tháng 6 tới, kỳ vọng tạo đột phá hạ tầng, mở ra không gian phát triển ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Kỳ vọng đột phá từ Vành đai 3 TP HCM


Được quy hoạch từ năm 2011, Vành đai 3 dài hơn 90 km đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Đây là tuyến đường mang vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, khó khăn về nguồn vốn cùng cơ chế thực hiện, đến nay toàn tuyến mới có hơn 15 km đi qua tỉnh Bình Dương hoàn thành.

Tháng 6 năm ngoái, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư phần còn lại (hơn 76 km) của Vành đai 3 TP HCM, mở ra hy vọng thay đổi diện mạo cho hạ tầng giao thông đang quá tải của Đông Nam Bộ. Với tổng vốn hơn 75.300 tỷ đồng, đây là dự án có kinh phí lớn nhất trong các công trình giao thông phía Nam đến thời điểm này.

Vành đai 3 được chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án gồm xây lắp và giải phóng mặt bằng. Tuyến đường có quy mô 6-8 làn xe, giai đoạn một sẽ làm trước 4 làn, hai bên xây đường song hành. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện toàn bộ để tránh tăng kinh phí giải phóng mặt bằng, với chiều rộng 63-120 m, tổng diện tích hơn 642 ha.
Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nếu theo hướng đa dạng hóa nhu cầu sẽ chủ động hơn. Nêu rõ địa điểm, quy mô, thiết kế, diện tích từng lô đất hoán đổi, căn hộ, giá đất, giá nhà để người dân lựa chọn, nhận đất hoặc nhà hay nhận tiền để tự lo nơi ở mới.

TP.HCM đã dự kiến giá bồi thường đoạn qua địa bàn quản lý dài hơn 47 km theo dự toán với đất ở từ 18,7-40,1 triệu đồng/m2, hỗ trợ chuyển đổi nghề với đất trồng cây lâu năm từ 3,8-8,2 triệu đồng/m2, với đất trồng cây hàng năm dự kiến từ 3,2 đến 6 triệu đồng/m2.

Công trình được giao cho TP HCM (chiếm hơn 50% chiều dài toàn tuyến) làm cơ quan đầu mối triển khai, dự kiến khởi công vào tháng 6, hoàn thành sau 3 năm. Để đẩy nhanh tiến độ, dự án được áp dụng cơ chế chỉ định thầu các gói tư vấn, di dời hạ tầng kỹ thuật; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong hai năm đầu. Nhà thầu cũng không phải làm thủ tục cấp phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Kỳ vọng đột phá từ Vành đai 3 TP HCM
Công nhân cắm cọc giải phóng mặt bằng Vành đai 3 TP HCM đoạn qua Thủ Đức hồi tháng 10/2022. Ảnh: Thanh Tùng

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư dự án thành phần ở thành phố), nói Vành đai 3 sẽ kết nối 5 tuyến cao tốc hướng tâm, gồm: TP HCM - Trung Lương, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, TP HCM - Mộc Bài và TP HCM - Chơn Thành tạo liên kết cho cả vùng. Công trình sẽ giúp giảm ùn tắc cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển.

Tuyến đường khi hoàn thành cũng mở ra không gian mới, hình thành các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển, giảm thời gian đi lại cũng như chi phí logistics. Điều này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho khu vực. "Công trình sẽ tạo động lực mới cho kinh tế, xã hội cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hơn 20 triệu người", ông Phúc nói.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi ví von Vành đai 3 là "con gà cao sản đẻ trứng vàng", vì tuyến đường khi hình thành sẽ tạo động lực lớn để phát triển kinh tế, xã hội cả vùng, mở ra hướng mới để phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Theo ông Mãi, việc khai thác quỹ đất dọc tuyến sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo nguồn thu lớn cho ngân sách các địa phương, nhằm tái đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế. "Tiến độ chung của Vành đai 3 hiện cơ bản đáp ứng. 4 tỉnh, thành liên quan đang khẩn trương triển khai các phần việc để kịp khởi công dự án vào tháng 6", ông Mãi nói.

Kỳ vọng đột phá từ Vành đai 3 TP HCM
Hướng tuyến Vành đai 3 TP HCM Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Ông Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, thành viên hội đồng cố vấn cho dự án Vành đai 3, cho rằng công tác giải phóng mặt bằng là thách thức lớn nhất, nên các chính sách bồi thường, tái định cư phải thống nhất giữa các tỉnh, thành và chặt chẽ trong việc triển khai. Đồng thời, các địa phương phải tính toán chủ động nguồn vật liệu thi công, trong bối cảnh khu vực phía Nam đang triển khai nhiều dự án lớn khác.

Theo TS Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, Vành đai 3 không chỉ là con đường chiến lược tạo liên kết vùng, mà cho thấy thay đổi rất lớn trong cách làm. Đây là dự án trọng điểm quốc gia nhưng TP HCM được giao làm đầu mối triển khai. Điều này thể hiện rõ cơ chế phân cấp, phân quyền cũng như vai trò của địa phương khi làm công trình lớn.

"Dự án cũng được áp dụng một số giải pháp đặc thù nên nếu làm tốt có thể tính toán tạo thành cơ chế chung cho các dự án lớn khác", ông nói và cho rằng từ việc triển khai Vành đai 3, nên nghiên cứu hình thành cơ chế khai thác quỹ đất gắn với xây dựng hạ tầng, vì nếu khai thác tốt quỹ đất dọc tuyến sẽ tạo nguồn lực khổng lồ để tái đầu tư.
Xem thêm:
Theo VnExpress
=>>> Các bác thấy dự án nào sẽ được hưởng lợi khi Vành Đai 3 hoàn thành?
 
Hạng D
1/4/15
1.193
2.211
113
Cái này tầm nhìn 10 năm. Làm xong thì đẹp thiệt :)
Vđ3 đoạn long phước - đồng nai này thật ra chưa cấp bách, gần đó ko có dân ở mấy, kcn, cảng cũng ko nên 10 năm thậm trí 20 cũng chẳng sao, nó chỉ cần thiết cho vài dự án bđs to to gần đó nâng tầm chứ đi lại cũng chẳng cần vì vào trung tâm mới cần chứ dân đó qua đồng nai làm gì, mấy cái cần thiết kết nối hiện nay nên ưu tiên thông vđ2, cầu nói q2, q7 qua nhơn trạch, nút giao và mở rộng cao tốc cấp bách hơn, đường sắt long thành cũng cần làm song song sân bay, chứ sân bay song ko có đường sắt đi taxi ai đi, lại giống bến ce miền đông.
 
Hạng F
29/10/14
8.489
11.119
113
Vđ3 đoạn long phước - đồng nai này thật ra chưa cấp bách, gần đó ko có dân ở mấy, kcn, cảng cũng ko nên 10 năm thậm trí 20 cũng chẳng sao, nó chỉ cần thiết cho vài dự án bđs to to gần đó nâng tầm chứ đi lại cũng chẳng cần vì vào trung tâm mới cần chứ dân đó qua đồng nai làm gì, mấy cái cần thiết kết nối hiện nay nên ưu tiên thông vđ2, cầu nói q2, q7 qua nhơn trạch, nút giao và mở rộng cao tốc cấp bách hơn, đường sắt long thành cũng cần làm song song sân bay, chứ sân bay song ko có đường sắt đi taxi ai đi, lại giống bến ce miền đông.
Quy hoạch để các xe lưu thông hàng hoá phát triển kinh tế. Chứ ko phải cho mấy anh chạy xe hơi đâu mà ko cần. Đoạn mỹ phước tân vạn có dân ở ko?? Sao kẹt xe ngày đêm thế
 
Hạng B2
12/3/17
122
148
43
tiêu đề đúng ra là "kỳ vọng lợi ích từ vành đai 3" mới đúng chứ
chứ ai lại đi "kỳ vọng đột phá"
chưa làm gì hết mà đã đòi "đột" với "phá" rồi :confused:
 
Hạng B2
27/9/04
278
362
78
Thực ra mấy bác ra HN trải nghiệm cái vành đai 3 của họ mới thấy sự đột phá về giãn dân, phát triển đô thị vệ tinh. Bây giở VĐ3 HN cũng ket rồi nhưng có thể thấy được các văn phòng cty, ks 5 sao dịch chuyển ra đoạn Mỹ Đình hiệu quả ntn. Dân thì ra ngoài ở, phi xe hơi vô thành phố cũng đỡ phải đi qua các con đường phố cổ rất nhiều.nói đột phá là vậy!