Hạng D
16/4/14
2.580
3.849
113
Sử dụng ô tô - phương tiện đại diện cho thế giới văn minh hiện đại, nhưng văn hóa của một bộ phận người cầm lái còn thấp kém, đúng như câu chuyện “kỳ đức chưa xứng với y phục”.

Hình ảnh những chiếc xe hơi chen lấn, vượt ẩu hay không nhường đường cho người đi bộ tại khu vực có kẻ vạch ưu tiên… đã trở nên quen thuộc tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Vì xe máy đang chiếm ưu thế, nên nhiều người cho rằng loại phương tiện này chính là nguyên nhân chính khiến cho giao thông hỗn loạn, nhưng một bộ phận lớn người ngồi sau vô lăng của những chiếc xe hơi sang trọng cũng “đóng góp” không nhỏ dẫn đến tình trạng này.​

lai-xe-o-to-thanhnien_jdel.jpg

Lái xe hơi sang trọng, nhưng nhiều tài xế vẫn mắc phải “bệnh” vô tổ chức, ích kỷ thù vặt - Ảnh: An Huy​

Vô tổ chức, vô kỷ luật


Có một điều khá “ngược đời”, là nhiều người Việt khi đi đến những nước phát triển như Nhật Bản, Singapore hay châu Âu tự nhiên sẽ trở nên kỷ luật và cư xử có ý thức nơi công cộng, nhưng khi về nước lại hoàn toàn khác biệt, những hành vi như khạc nhổ vứt rác bừa bãi, không xếp hàng hay vi phạm pháp luật… diễn ra thường xuyên. Điều này có nghĩa là khi ở trong môi trường tốt thì ý thức của con người cũng được cải thiện theo. Đáng tiếc thay, tại nước ta, số người gương mẫu chỉ như hạt cát rất dễ bị sóng người vô ý thức cuốn đi, thậm chí đôi khi còn phải “nuốt cục tức” khi làm việc tốt mà còn bị “ăn chửi”.​
Tính vô tổ chức dường như đã ăn sâu vào tâm tưởng của đa phần người Việt, kể cả những người đã ngồi trên ô tô cũng không tránh khỏi thói quen này. Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi đâu đâu cũng nhìn thấy cảnh chen lấn, nào là chen lên trước mặt người đã đến trước tại điểm đổ xe hay cây xăng, tạt ngang đầu xe khác tại các lối ra/vào đường cao tốc, chen vào bất cứ kẻ hở nào khi tắt đường… Nếu xe buýt ở nước ngoài được xem là phương tiện đại diện cho văn minh đô thị, thì tại Việt Nam lại được ví như hung thần, chạy ẩu, dừng đón trả khách không đúng vị trí, cắt ngang đầu xe… gây ảnh hưởng không nhỏ đến người đi đường.​
Vô kỷ luật ở đây chính là vi phạm luật giao thông. Việc coi thường pháp luật dẫn đến hành động thiếu ý thức, từ vượt đèn đỏ, lấn làn, đi vào đường ngược chiều, không tuân thủ giới hạn tốc độ, vượt xe khác trên cầu hẹp, chở hàng cồng kềnh quá khổ quá tải… xảy ra như “cơm bữa”. Hàng ngày không biết bao nhiêu tài xế ô tô bị xử phạt, nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Tất nhiên vẫn có người chấp hành luật, nhưng con số này giống như “muối bỏ biển”, và việc người lái xe hơi ít vi phạm luật hơn xe máy chưa hẳn do văn hóa giao thông cao hơn, mà thực chất do mức tiền phạt lỗi cao nên họ thường đề phòng.

Ích kỷ, thù vặt


Ở một quốc gia còn chưa phát triển như nước ta, mua được chiếc ô tô chứng tỏ chủ nhân là người có tiền, đa phần có thu nhập và vị trí cao hơn những ai chỉ mới sắm được xe máy. Chính điều đó đã nảy sinh ra tư tưởng sỉ diện và coi thường người đi xe máy. Khi hai loại xe này đang cùng lưu thông trên đường, nếu thấy xe máy đi trước hoặc đi cạnh hơi có nguy cơ va chạm vào xe hơi của mình, thì tài xế thường nhấn còi hồi lâu kiểu “không thấy xe lớn đang đi cạnh hay sao” kèm theo đó là vài câu chửi lẩm bẩm.​
Ngồi trên ô tô tất nhiên sẽ rất oai, xe càng sang càng oai, mà ai lại không muốn cho mọi người thấy được cái oai của mình. Chẳng may có chiếc xe nào không xịn bằng mà đòi vượt thì tâm lý chung chắc chắn là nhất quyết không cho vượt, lỡ bị vượt thì phải cố tăng tốc để vượt lại cho bằng được. Khi bị xe khác vô tình hoặc cố ý cắt mặt suýt gây va chạm, nhiều tài xế bất chấp nguy hiểm, cố tình lạng lách vượt lên để tạt đầu nhằm “cảnh cáo”, chẳng may không xử lý kịp lại gây ra tai nạn thật, thậm chí còn kéo theo bên thứ ba là người đi xe máy gặp nạn.​

Vào giờ cao điểm, ai cũng tỏ ra vội vã, cố gắng luồng lách bất cứ chỗ nào còn trống để tiến về phía trước mà không quan sát tình huống giao thông. Khi có xe quay đầu, chuyển làn hay đi qua giao lộ… không ai chịu nhường nhịn nhau làm cho cả trăm xe khác bị ùn tắc theo, tạo nên cảnh tượng hỗn loạn. Người đi bộ thì không thể sang đường dù đang đi trong làn ưu tiên, người đi xe máy thì đội nắng/mưa đứng chờ, người lái ô tô đôi khi bị cuống dẫn đến đạp nhầm chân ga… Qua những tình huống trên, có thể thấy rõ bản tính ích kỷ cá nhân, không quan tâm cộng đồng, thậm chí còn thiếu trách nhiệm với an toàn của chính bản thân của người Việt.
Là chủ nhân của xe hơi đắt tiền, hãy cư xử một cách hòa nhã và lịch thiệp hơn. Tuy nhiều lúc nhìn vào mọi người xung quanh, chẳng có ai làm như mình, nhưng mỗi người một hành động nhỏ cũng đủ để góp thành thói quen lớn, ai cũng tâm niệm làm sao để “kỳ đức tương xứng với y phục” thì môi trường giao thông chắc hẳn sẽ không còn hỗn loạn như hiện nay.​
 
Hạng D
16/4/14
2.580
3.849
113
Bây giờ, tài xế vô văn hóa nhất trên đường là tài biển xanh, biển đỏ và taxi. Vụ đang nóng hổi, vô văn hóa điển hình là tên tài già của Tổng Cục HQ ngang nhiên đi ngược chiều, coi thường mọi người dù đã gây tai nạn :(
 
Hạng D
9/5/16
1.186
3.933
113
125
Cơ bản là luật chưa nghiêm, người thực thi pháp luật có khi lại vô tư vi phạm pháp luật. Sử lý vi phạm thì nửa vời, không rõ ràng. Gom nhiều thứ trái khoáy lại thì sẽ hiểu tại sao dân nhờn luật
 
Hạng D
15/12/15
1.502
1.322
113
44
người việt khi ra nước ngoài thường có ý thức là vì : nếu bạn đi qua đường kg đúng luật bạn bị đụng thì ráng chịu thậm chí đền cho ngừơi ta , và chi phí vô bệnh viện rất cao so với việt ( quy đổi ngoại tệ ) và nơi xứ lạ cũng kg có " ông chú " để mà giải cứu . Nói chung vì tỷ giá khác biệt , kg có " ông chú " nên mới như vậy .

Tại sao kg xử phạt 2b ngang nhau bằng giá tiền 4b để cho 2b cảnh giác cao như 4b , lúc đó giao thông trật tự và cũng kg có chuyện 2b vo tình tạt đầu 4b . Tại sao lại có khai niệm vô tình ? là vì chưa bao giờ cần đặt mình vào vị trí người cầm vô - lăng để nhìn thấy tình huống đó nguy hiểm ra sao ? Nhìn vào tấm hình minh họa thì có bao nhiêu xe gắn máy chuyển làn kg mở xi nhan ?

Hãy làm 1 bài test luật giao thông bằng cách trả lời chứ kg phải trắc nghiệm thử có bao nhiêu xe máy nói đúng . Biển hướng đi trên mỗi làn đường của vạch kẻ đường là gì ? hình dáng ? . Hết
 
Hạng C
23/12/13
513
527
93
Sử dụng ô tô - phương tiện đại diện cho thế giới văn minh hiện đại, nhưng văn hóa của một bộ phận người cầm lái còn thấp kém, đúng như câu chuyện “kỳ đức chưa xứng với y phục”.

Hình ảnh những chiếc xe hơi chen lấn, vượt ẩu hay không nhường đường cho người đi bộ tại khu vực có kẻ vạch ưu tiên… đã trở nên quen thuộc tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Vì xe máy đang chiếm ưu thế, nên nhiều người cho rằng loại phương tiện này chính là nguyên nhân chính khiến cho giao thông hỗn loạn, nhưng một bộ phận lớn người ngồi sau vô lăng của những chiếc xe hơi sang trọng cũng “đóng góp” không nhỏ dẫn đến tình trạng này.​

lai-xe-o-to-thanhnien_jdel.jpg

Lái xe hơi sang trọng, nhưng nhiều tài xế vẫn mắc phải “bệnh” vô tổ chức, ích kỷ thù vặt - Ảnh: An Huy​

Vô tổ chức, vô kỷ luật


Có một điều khá “ngược đời”, là nhiều người Việt khi đi đến những nước phát triển như Nhật Bản, Singapore hay châu Âu tự nhiên sẽ trở nên kỷ luật và cư xử có ý thức nơi công cộng, nhưng khi về nước lại hoàn toàn khác biệt, những hành vi như khạc nhổ vứt rác bừa bãi, không xếp hàng hay vi phạm pháp luật… diễn ra thường xuyên. Điều này có nghĩa là khi ở trong môi trường tốt thì ý thức của con người cũng được cải thiện theo. Đáng tiếc thay, tại nước ta, số người gương mẫu chỉ như hạt cát rất dễ bị sóng người vô ý thức cuốn đi, thậm chí đôi khi còn phải “nuốt cục tức” khi làm việc tốt mà còn bị “ăn chửi”.​
Tính vô tổ chức dường như đã ăn sâu vào tâm tưởng của đa phần người Việt, kể cả những người đã ngồi trên ô tô cũng không tránh khỏi thói quen này. Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi đâu đâu cũng nhìn thấy cảnh chen lấn, nào là chen lên trước mặt người đã đến trước tại điểm đổ xe hay cây xăng, tạt ngang đầu xe khác tại các lối ra/vào đường cao tốc, chen vào bất cứ kẻ hở nào khi tắt đường… Nếu xe buýt ở nước ngoài được xem là phương tiện đại diện cho văn minh đô thị, thì tại Việt Nam lại được ví như hung thần, chạy ẩu, dừng đón trả khách không đúng vị trí, cắt ngang đầu xe… gây ảnh hưởng không nhỏ đến người đi đường.​
Vô kỷ luật ở đây chính là vi phạm luật giao thông. Việc coi thường pháp luật dẫn đến hành động thiếu ý thức, từ vượt đèn đỏ, lấn làn, đi vào đường ngược chiều, không tuân thủ giới hạn tốc độ, vượt xe khác trên cầu hẹp, chở hàng cồng kềnh quá khổ quá tải… xảy ra như “cơm bữa”. Hàng ngày không biết bao nhiêu tài xế ô tô bị xử phạt, nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Tất nhiên vẫn có người chấp hành luật, nhưng con số này giống như “muối bỏ biển”, và việc người lái xe hơi ít vi phạm luật hơn xe máy chưa hẳn do văn hóa giao thông cao hơn, mà thực chất do mức tiền phạt lỗi cao nên họ thường đề phòng.

Ích kỷ, thù vặt


Ở một quốc gia còn chưa phát triển như nước ta, mua được chiếc ô tô chứng tỏ chủ nhân là người có tiền, đa phần có thu nhập và vị trí cao hơn những ai chỉ mới sắm được xe máy. Chính điều đó đã nảy sinh ra tư tưởng sỉ diện và coi thường người đi xe máy. Khi hai loại xe này đang cùng lưu thông trên đường, nếu thấy xe máy đi trước hoặc đi cạnh hơi có nguy cơ va chạm vào xe hơi của mình, thì tài xế thường nhấn còi hồi lâu kiểu “không thấy xe lớn đang đi cạnh hay sao” kèm theo đó là vài câu chửi lẩm bẩm.​
Ngồi trên ô tô tất nhiên sẽ rất oai, xe càng sang càng oai, mà ai lại không muốn cho mọi người thấy được cái oai của mình. Chẳng may có chiếc xe nào không xịn bằng mà đòi vượt thì tâm lý chung chắc chắn là nhất quyết không cho vượt, lỡ bị vượt thì phải cố tăng tốc để vượt lại cho bằng được. Khi bị xe khác vô tình hoặc cố ý cắt mặt suýt gây va chạm, nhiều tài xế bất chấp nguy hiểm, cố tình lạng lách vượt lên để tạt đầu nhằm “cảnh cáo”, chẳng may không xử lý kịp lại gây ra tai nạn thật, thậm chí còn kéo theo bên thứ ba là người đi xe máy gặp nạn.​

Vào giờ cao điểm, ai cũng tỏ ra vội vã, cố gắng luồng lách bất cứ chỗ nào còn trống để tiến về phía trước mà không quan sát tình huống giao thông. Khi có xe quay đầu, chuyển làn hay đi qua giao lộ… không ai chịu nhường nhịn nhau làm cho cả trăm xe khác bị ùn tắc theo, tạo nên cảnh tượng hỗn loạn. Người đi bộ thì không thể sang đường dù đang đi trong làn ưu tiên, người đi xe máy thì đội nắng/mưa đứng chờ, người lái ô tô đôi khi bị cuống dẫn đến đạp nhầm chân ga… Qua những tình huống trên, có thể thấy rõ bản tính ích kỷ cá nhân, không quan tâm cộng đồng, thậm chí còn thiếu trách nhiệm với an toàn của chính bản thân của người Việt.
Là chủ nhân của xe hơi đắt tiền, hãy cư xử một cách hòa nhã và lịch thiệp hơn. Tuy nhiều lúc nhìn vào mọi người xung quanh, chẳng có ai làm như mình, nhưng mỗi người một hành động nhỏ cũng đủ để góp thành thói quen lớn, ai cũng tâm niệm làm sao để “kỳ đức tương xứng với y phục” thì môi trường giao thông chắc hẳn sẽ không còn hỗn loạn như hiện nay.​
Thanh Trà
Bài viết hình như hơi thiếu sót và chưa đi sâu vào nguyên nhân chính. Tác giả chỉ nêu lên những yếu tố "hậu quả" mà có vẻ bỏ qua vấn đề "nguyên nhân".​
Phần Nguyên Nhân thì tác giả có vẻ như vô tình ( hay cố ý) bỏ qua. Nguyên nhân từ đâu thì không nêu lên như vậy thì làm sao giải quyết được vấn đề? Bài viết quy kết hết trách nhiệm cho người dân, người sử dụng phương tiện như vậy là không hợp lý. Theo em thì có 1 vài nguyên nhân như sau và mong các bác bổ sung thêm:​
- Giáo dục: Từ khi còn học Mẫu giáo cho đến hết Phổ thông, thì xin hỏi có chương trình nào giáo dục học sinh về An toàn giao thông và những Quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông một cách có hệ thống và xuyên suốt không? Em ko đề cập đến Luật hay thông tư, nghị định..blah..blah.. gì nhé. Vì ba cái đó người lớn nghe còn ko hiểu hết huống chi là trẻ nhỏ. Ý thức và kỷ luật là phải được học tập, rèn luyện mà ra chứ có phải tự nhiên nó rơi vào đầu đâu mà đòi phải có ngay. Theo em nguyên nhân chính gây ra những chuyện như vầy là do những Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ GTVT.. đã không làm tốt nhiệm vụ của mình nên mới khiến người dân thiếu ý thức và kỷ luật khi tham gia giao thông ( trong đó có bản thân em luôn...kakakak...)​
- Cơ sở hạ tầng không theo kịp sự phát triển: Cái này thì quá rõ, ai cũng thấy rồi. Em không nói nhiều.​
- Luật pháp chưa nghiêm hay có thể nói là những người thực thi pháp luật chưa làm đúng theo luật. Như chúng ta tham gia giao thông thường xuyên thì đều hiểu rõ là ở đâu đó vẫn luôn tồn tại những Luật bất thành văn như: Xe lớn đền xe nhỏ, xe đạp đền đi bộ...nếu xảy ra va chạm cho dù bên nào lỗi đi chăng nữa. Thêm vào đó, có những Con Sâu chỉ chăm chăm Gặm Tiền mà bỏ qua những đạo đức cũng như an toàn của bản thân và người dân ( gài bẫy, chặn xe bất ngờ trên cao tốc...). Hơn nữa, rất nhiều các xe biển số xanh, đỏ, xe vua... đã và đang ngồi xổm lên Luật ( đơn cử như việc mới xảy ra ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, còn muốn biết thêm thì xin các bác Google giúp em). Thử hỏi, Luật như vậy, người thi hành luật như vậy và người ngồi xổm lên luật cũng như rứa thì làm sao mà đòi hỏi toàn dân phải đúng luật???​
Túm cái váy lại, theo ý kiến của bản thân em thì Bài viết trên không hề mang lại 1 ý nghĩa tích cực gì cả, nói chung là vô giá trị; chỉ nêu lên phần ngọn của vấn đề mà bỏ qua phần gốc rễ. Cố tình quy chụp mọi trách nhiệm cho người tham gia giao thông mà bỏ qua trách nhiệm của các cơ quan chức năng ( những người sống bằng vào tiền thuế).​
Haizz.. viết bài này xong em thấy hối hận quá. Vì đã bỏ lỡ mất 20 phút cuộc đời để đọc và comment cho 01 bài viết vô giá trị như trên. Nhưng lỡ viết dài quá rồi mà xoá đi thì cũng uổng công sức nên đành post luôn vậy. Kakaka... Các bác góp ý thêm nhé.​
Cám ơn các bác vì đã đọc bài.​
 
  • Like
Reactions: IdolAuto
Hạng F
1/6/15
5.526
29.418
113
Năm nay là năm nào rồi mà còn gọi người đi xe hơi là người giàu, chiếc xe em đi không hơn chiếc SH300 bao nhiêu, vì công việc phải đầu tư chiếc xe để đi lại, cày trả nợ thấy bà luôn, so với nhiều người đi 2B em thua xa lắc nên làm gì dám coi thường.
 
Hạng D
11/3/15
1.875
5.805
113
Bài này chỉ được mỗi đoạn này:
"Tuy nhiều lúc nhìn vào mọi người xung quanh, chẳng có ai làm như mình, nhưng mỗi người một hành động nhỏ cũng đủ để góp thành thói quen lớn, ai cũng tâm niệm làm sao để “kỳ đức tương xứng với y phục” thì môi trường giao thông chắc hẳn sẽ không còn hỗn loạn như hiện nay."
Nhưng mà dùng từ thuần Việt đi cho dễ hiểu chứ chơi nho nhe có bao nhiêu lái xe hiểu đâu;)
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Sử dụng ô tô - phương tiện đại diện cho thế giới văn minh hiện đại, nhưng văn hóa của một bộ phận người cầm lái còn thấp kém, đúng như câu chuyện “kỳ đức chưa xứng với y phục”.


Hình ảnh những chiếc xe hơi chen lấn, vượt ẩu hay không nhường đường cho người đi bộ tại khu vực có kẻ vạch ưu tiên… đã trở nên quen thuộc tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Vì xe máy đang chiếm ưu thế, nên nhiều người cho rằng loại phương tiện này chính là nguyên nhân chính khiến cho giao thông hỗn loạn, nhưng một bộ phận lớn người ngồi sau vô lăng của những chiếc xe hơi sang trọng cũng “đóng góp” không nhỏ dẫn đến tình trạng này.​

lai-xe-o-to-thanhnien_jdel.jpg

Lái xe hơi sang trọng, nhưng nhiều tài xế vẫn mắc phải “bệnh” vô tổ chức, ích kỷ thù vặt - Ảnh: An Huy​

Vô tổ chức, vô kỷ luật


Có một điều khá “ngược đời”, là nhiều người Việt khi đi đến những nước phát triển như Nhật Bản, Singapore hay châu Âu tự nhiên sẽ trở nên kỷ luật và cư xử có ý thức nơi công cộng, nhưng khi về nước lại hoàn toàn khác biệt, những hành vi như khạc nhổ vứt rác bừa bãi, không xếp hàng hay vi phạm pháp luật… diễn ra thường xuyên. Điều này có nghĩa là khi ở trong môi trường tốt thì ý thức của con người cũng được cải thiện theo. Đáng tiếc thay, tại nước ta, số người gương mẫu chỉ như hạt cát rất dễ bị sóng người vô ý thức cuốn đi, thậm chí đôi khi còn phải “nuốt cục tức” khi làm việc tốt mà còn bị “ăn chửi”.​
Tính vô tổ chức dường như đã ăn sâu vào tâm tưởng của đa phần người Việt, kể cả những người đã ngồi trên ô tô cũng không tránh khỏi thói quen này. Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi đâu đâu cũng nhìn thấy cảnh chen lấn, nào là chen lên trước mặt người đã đến trước tại điểm đổ xe hay cây xăng, tạt ngang đầu xe khác tại các lối ra/vào đường cao tốc, chen vào bất cứ kẻ hở nào khi tắt đường… Nếu xe buýt ở nước ngoài được xem là phương tiện đại diện cho văn minh đô thị, thì tại Việt Nam lại được ví như hung thần, chạy ẩu, dừng đón trả khách không đúng vị trí, cắt ngang đầu xe… gây ảnh hưởng không nhỏ đến người đi đường.​
Vô kỷ luật ở đây chính là vi phạm luật giao thông. Việc coi thường pháp luật dẫn đến hành động thiếu ý thức, từ vượt đèn đỏ, lấn làn, đi vào đường ngược chiều, không tuân thủ giới hạn tốc độ, vượt xe khác trên cầu hẹp, chở hàng cồng kềnh quá khổ quá tải… xảy ra như “cơm bữa”. Hàng ngày không biết bao nhiêu tài xế ô tô bị xử phạt, nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Tất nhiên vẫn có người chấp hành luật, nhưng con số này giống như “muối bỏ biển”, và việc người lái xe hơi ít vi phạm luật hơn xe máy chưa hẳn do văn hóa giao thông cao hơn, mà thực chất do mức tiền phạt lỗi cao nên họ thường đề phòng.

Ích kỷ, thù vặt


Ở một quốc gia còn chưa phát triển như nước ta, mua được chiếc ô tô chứng tỏ chủ nhân là người có tiền, đa phần có thu nhập và vị trí cao hơn những ai chỉ mới sắm được xe máy. Chính điều đó đã nảy sinh ra tư tưởng sỉ diện và coi thường người đi xe máy. Khi hai loại xe này đang cùng lưu thông trên đường, nếu thấy xe máy đi trước hoặc đi cạnh hơi có nguy cơ va chạm vào xe hơi của mình, thì tài xế thường nhấn còi hồi lâu kiểu “không thấy xe lớn đang đi cạnh hay sao” kèm theo đó là vài câu chửi lẩm bẩm.​
Ngồi trên ô tô tất nhiên sẽ rất oai, xe càng sang càng oai, mà ai lại không muốn cho mọi người thấy được cái oai của mình. Chẳng may có chiếc xe nào không xịn bằng mà đòi vượt thì tâm lý chung chắc chắn là nhất quyết không cho vượt, lỡ bị vượt thì phải cố tăng tốc để vượt lại cho bằng được. Khi bị xe khác vô tình hoặc cố ý cắt mặt suýt gây va chạm, nhiều tài xế bất chấp nguy hiểm, cố tình lạng lách vượt lên để tạt đầu nhằm “cảnh cáo”, chẳng may không xử lý kịp lại gây ra tai nạn thật, thậm chí còn kéo theo bên thứ ba là người đi xe máy gặp nạn.​

Vào giờ cao điểm, ai cũng tỏ ra vội vã, cố gắng luồng lách bất cứ chỗ nào còn trống để tiến về phía trước mà không quan sát tình huống giao thông. Khi có xe quay đầu, chuyển làn hay đi qua giao lộ… không ai chịu nhường nhịn nhau làm cho cả trăm xe khác bị ùn tắc theo, tạo nên cảnh tượng hỗn loạn. Người đi bộ thì không thể sang đường dù đang đi trong làn ưu tiên, người đi xe máy thì đội nắng/mưa đứng chờ, người lái ô tô đôi khi bị cuống dẫn đến đạp nhầm chân ga… Qua những tình huống trên, có thể thấy rõ bản tính ích kỷ cá nhân, không quan tâm cộng đồng, thậm chí còn thiếu trách nhiệm với an toàn của chính bản thân của người Việt.
Là chủ nhân của xe hơi đắt tiền, hãy cư xử một cách hòa nhã và lịch thiệp hơn. Tuy nhiều lúc nhìn vào mọi người xung quanh, chẳng có ai làm như mình, nhưng mỗi người một hành động nhỏ cũng đủ để góp thành thói quen lớn, ai cũng tâm niệm làm sao để “kỳ đức tương xứng với y phục” thì môi trường giao thông chắc hẳn sẽ không còn hỗn loạn như hiện nay.​
Thanh Trà

Trên những chiếc xe càng sang trọng thì người lái xe phần nhiều là người lái thuê.​
Họ chỉ là người lái thuê, họ phải lái xe theo ý chủ nhân, thậm chí cách ăn mặc, nói năng, xử thế,...đều phải theo ý chủ nhân.​
Chửi người lái xe tội nghiệp cho họ.​
Phải chửi thằng chủ xe!​
 
  • Like
Reactions: Bônba6b
Hạng D
11/3/15
1.875
5.805
113
Trên những chiếc xe càng sang trọng thì người lái xe phần nhiều là người lái thuê.​
Họ chỉ là người lái thuê, họ phải lái xe theo ý chủ nhân, thậm chí cách ăn mặc, nói năng, xử thế,...đều phải theo ý chủ nhân.​
Chửi người lái xe tội nghiệp cho họ.​
Phải chửi thằng chủ xe!​

Bác đang nói tới đám lái xe biển xanh đỏ chứ gì. Chứ lái xe cho em mà chạy vớ vẩn em đuổi việc liền :3dcuoigif:
http://vietnamnet.vn/vn/chuyen-trang/oto-xemay/327384/nhung-chiec-xe-bien-xanh-nguoc-chieu.html
 
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng D
16/4/14
2.580
3.849
113
Bài viết hình như hơi thiếu sót và chưa đi sâu vào nguyên nhân chính. Tác giả chỉ nêu lên những yếu tố "hậu quả" mà có vẻ bỏ qua vấn đề "nguyên nhân".​
Phần Nguyên Nhân thì tác giả có vẻ như vô tình ( hay cố ý) bỏ qua. Nguyên nhân từ đâu thì không nêu lên như vậy thì làm sao giải quyết được vấn đề? Bài viết quy kết hết trách nhiệm cho người dân, người sử dụng phương tiện như vậy là không hợp lý. Theo em thì có 1 vài nguyên nhân như sau và mong các bác bổ sung thêm:​
- Giáo dục: Từ khi còn học Mẫu giáo cho đến hết Phổ thông, thì xin hỏi có chương trình nào giáo dục học sinh về An toàn giao thông và những Quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông một cách có hệ thống và xuyên suốt không? Em ko đề cập đến Luật hay thông tư, nghị định..blah..blah.. gì nhé. Vì ba cái đó người lớn nghe còn ko hiểu hết huống chi là trẻ nhỏ. Ý thức và kỷ luật là phải được học tập, rèn luyện mà ra chứ có phải tự nhiên nó rơi vào đầu đâu mà đòi phải có ngay. Theo em nguyên nhân chính gây ra những chuyện như vầy là do những Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ GTVT.. đã không làm tốt nhiệm vụ của mình nên mới khiến người dân thiếu ý thức và kỷ luật khi tham gia giao thông ( trong đó có bản thân em luôn...kakakak...)​
- Cơ sở hạ tầng không theo kịp sự phát triển: Cái này thì quá rõ, ai cũng thấy rồi. Em không nói nhiều.​
- Luật pháp chưa nghiêm hay có thể nói là những người thực thi pháp luật chưa làm đúng theo luật. Như chúng ta tham gia giao thông thường xuyên thì đều hiểu rõ là ở đâu đó vẫn luôn tồn tại những Luật bất thành văn như: Xe lớn đền xe nhỏ, xe đạp đền đi bộ...nếu xảy ra va chạm cho dù bên nào lỗi đi chăng nữa. Thêm vào đó, có những Con Sâu chỉ chăm chăm Gặm Tiền mà bỏ qua những đạo đức cũng như an toàn của bản thân và người dân ( gài bẫy, chặn xe bất ngờ trên cao tốc...). Hơn nữa, rất nhiều các xe biển số xanh, đỏ, xe vua... đã và đang ngồi xổm lên Luật ( đơn cử như việc mới xảy ra ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, còn muốn biết thêm thì xin các bác Google giúp em). Thử hỏi, Luật như vậy, người thi hành luật như vậy và người ngồi xổm lên luật cũng như rứa thì làm sao mà đòi hỏi toàn dân phải đúng luật???​
Túm cái váy lại, theo ý kiến của bản thân em thì Bài viết trên không hề mang lại 1 ý nghĩa tích cực gì cả, nói chung là vô giá trị; chỉ nêu lên phần ngọn của vấn đề mà bỏ qua phần gốc rễ. Cố tình quy chụp mọi trách nhiệm cho người tham gia giao thông mà bỏ qua trách nhiệm của các cơ quan chức năng ( những người sống bằng vào tiền thuế).​
Haizz.. viết bài này xong em thấy hối hận quá. Vì đã bỏ lỡ mất 20 phút cuộc đời để đọc và comment cho 01 bài viết vô giá trị như trên. Nhưng lỡ viết dài quá rồi mà xoá đi thì cũng uổng công sức nên đành post luôn vậy. Kakaka... Các bác góp ý thêm nhé.​
Cám ơn các bác vì đã đọc bài.​

Chơi Diễn đàn mà bác, đừng sợ mất thời gian, miễn sao qua đó bác "cho ra" được những suy tư, bức xúc, bất mãn, góp ý, quan điểm...là tốt cho bác và gia đình, vì có nhiều bác cứ "xả" khi gặp vợ con thì khổ họ quá :3dcuoi:
 
  • Like
Reactions: thaibinhdo