Hạng D
2/12/03
1.557
3.954
113
Vietnam
Làm gì nếu xe không nổ máy (P.2)
Không nổ máy là triệu chứng của nhiều loại "bệnh" khác nhau của xe. Một số rất đơn giản và dễ giải quyết nếu các bác biết 1 số mẹo sau đây.[pagebreak][/pagebreak]


Kiểm tra mạch điện khởi động

Khi bấm nút hay xoay chìa khóa sang vị trí “start”, nếu bạn không nghe thấy tiếng trục khuỷu (crank shaft) động cơ quay hoặc quay chậm và tất nhiên máy không nổ, bạn phải nghĩ ngay đến nguyên nhân xuất phát từ mạch điện khởi động (starter circut).

Một mạch khởi động điển hình bao gồm các bộ phận sau:

Pin, ắc quy (battery), công tắc đánh lửa (ignition swich), cầu chì, ở một số xe nhằm bảo đảm an toàn có công tắc điện ở số N và P, một số trang bị công tắc an toàn ở phanh (brake pedal) hoặc ly hợp (clutch pedal), bô bin (ignition coil), bộ chia điện (distributor), dây phin cao áp, các đầu nối điện, rờ le khởi động (stater relay) và động cơ điện khởi động (starter motor).
Làm gì nếu xe không nổ máy (P.2)
Đến đây, có thể một số bạn sẽ thắc mắc sao không thấy liệt kê các thành phần quan trọng như bô bin lửa (ignition coil) bộ chia lửa (distributor ) và dây phin cao áp. Xin thưa những thành phần này từ thập niên 80 đã bắt đầu được tích hợp vào nắp chụp bu gi. Ô tô hiện nay sử dụng cuộn lửa trên nắp bu gi (coil-on-plug (COP) ignition), không sử dụng bô bin lửa và bộ chia lửa nữa vì từ trường do dây phin cao áp tạo ra có thể gây nhiễu cho các thiết bị vi tính ngày hiện diện nhiều trên ô tô. Còn 1 lý do nữa là bắt đầu từ năm 2016, ở VN những xe 25 tuổi trở lên sẽ không được phép tham gia giao thông.

Để khi máy nổ xe không vọt tới trước gây tai nạn, lái xe phải vào số N hoặc P và đạp chân phanh hoặc ly hợp khi khởi động. Đề phòng lái xe quên thao tác này, ở xe đời mới nhà sản xuất đã lắp đặt thêm công tắc an toàn (Safety Switch) vào số N, P và chân phanh, chân ly hợp. Nếu tài xế quên các thao tác này sẽ không thể khởi động được. Ở một số xe còn trang bị khóa liên động (Ignition Switch Interlock) buộc lái xe phải thắt đai an toàn mới có thể nổ máy.

Ngoài ra nếu xe bạn có lắp đặt hệ thống chống trộm (Anti-theft systems ), khi hệ thống này trục trặc có thể bạn cũng không khởi động được xe, gặp trường hợp này bạn phải liên hệ với nhà sản xuất để được giúp đỡ.

Một thành phần quan trọng trong mạch điện khởi động có thể là nguyên nhân của vấn đề không nổ máy là dây dẫn điện và các đầu nối không được thể hiện trong sơ đồ, có lẽ do tác giả nghĩ rằng đó là thành phần đương nhiên phải có.

Nguyên lý

Trước khi dùng đồng hồ đo điện hoặc công cụ chuyên môn để xác định nguyên nhân vấn đề không nổ máy, bạn có thể chẩn đoán nhanh bằng giác quan. Cụ thể trong việc định bệnh mạch khởi động bạn sử dụng thị giác và thính giác.

Như đã đề cập ở phần 1, muốn nổ máy, tốc độ quay máy (cranking speed) phải đủ nhanh. Động cơ cần được quay ở tốc độ từ 200 đến 300 vòng/phút để nổ. Việc này do động cơ điện khởi động (starter) đảm trách. Vì vậy một starter yếu không thể quay động cơ đủ nhanh để tạo ra lực nén (compression), động cơ không nổ.

Ngoài ra, battery phải cung cấp đủ điện cho starter. Thông qua một đường dây dẫn điện và những đầu nối điện trở thấp, không bị tổn thất nhiều điện trên đường truyền dẫn. Các động cơ khởi động (starter) chỉ hoạt động khi điện thế tối thiểu 10 Volt. Battery bị cho là có vấn đề khi không duy trì được điện thế 12 Volt khi khởi động vài lần.

Starter là dụng cụ hút điện nhiều nhất trong ô tô. Nếu ô tô đang mở đèn chiếu sáng, khi bấm “start” đèn sẽ mờ đi. Tùy theo khả năng cấp điện của battery và tình trạng của starter hút điện nhiều hay ít, đèn sẽ mờ đi nhiều hay ít hoặc tắt hẳn. Starter hỏng sẽ hút điện nhiều hơn bình thường và làm đèn mờ hẳn đi hoặc tắt.
Bạn có thể quan sát ánh đèn bằng việc chiếu đèn vào tường garage hoặc nhờ người khác “đề” máy và đứng bên ngoài quan sát.

Khi bấm nút “đề”, chúng ta nghe thấy 1 tiếng “click” của ống nam châm điện (solenoid) còn được gọi là rờ le khởi động (Starter Relay) đẩy nhông starter bắt vào răng bánh đà động cơ. Và gần như cùng một lúc ta nghe tiếng động cơ quay. Tiếng động cơ quay “e,e” lớn hơn và có thể át đi tiếng “click” của starter relay, nhưng khi động cơ không quay bạn có thể nghe rõ tiếng “click”. Khi động cơ quay chậm không đủ đà để nổ, ta nghe âm trầm hơn, “è,è” hoặc “ẹc, ẹc” đứt quãng.

Như vậy, quan sát ánh đèn và nghe âm thanh có thể giúp bạn chẩn đoán bệnh cho mạch khởi động:
Đèn không sáng, động cơ không quay : Battery hết điện, đứt cầu chì, hở mạch. Khởi động bằng pin dự phòng và sạc điện, làm sạch các đầu nối bằng WD 40 và bóp chặt, thay cầu chì, thay dây điện nếu cần.

Trên nguyên tắc mỗi lần “đề”không kéo dài quá 5 giây và phải nghỉ 2,3 phút giữa các lần đề để battery kịp phục hồi. Do vậy sau khi bạn đề kéo dài hoặc thời gian ngưng đề quá ngắn, rất nhiều khả năng cầu chì bị đứt.
Đèn sáng bình thường và không nghe động tĩnh gì : Khóa đánh lửa không ăn điện ở nấc “start” hoặc hở mạch trên đường tuyền điện đến starter. Thử phun WD 40 vào lỗ khóa để làm sạch mặt tiếp xúc thay ổ khóa mới nếu cần, kiểm tra các mối nối.

Đèn hơi mờ, động cơ không quay, nghe tiếng động lạ Nhông starter không ăn khớp với răng bánh đà, starter yếu do điện trở lớn. Vệ sinh nhông và răng bánh đà, vệ sinh vành góp điện, thay chổi than starter và vệ sinh các mối nối.

Đèn mờ nhiều, động cơ không quay nhưng có nghe tiếng “click” : Động cơ bị khóa cứng, starter bị kẹt hoặc bị đoản mạch, battery yếu. Kiểm tra động cơ, sửa chữa starter, sạc hoặc thay thế battery nếu cần
Đèn mờ nhiều hoặc tắt, động cơ quay chậm : Battery quá yếu, starter hỏng, cáp battery quá nhỏ, trục trặc cơ khí trong động cơ. Kiểm tra, nạp và thay thế battery nếu cần, sửa chữa starter, thay cáp battery lớn thích hợp, kiểm tra động cơ.

Ngay từ bây giờ, thay vì dành toàn thời gian ngồi sau tay lái nghe nhạc, bạn hãy để 1 ít thời gian lắng nghe âm thanh khi “đề” máy, và khi xe đang chạy. Thói quen này sẽ giúp bạn phát hiện những trục trặc của xe để kịp thời sửa chữa qua việc nghe thấy những âm thanh lạ.

Phần kế tiếp sẽ giúp các bạn định bệnh hệ thống nhiên liệu và hệ thống điều khiển su-páp.
Tổng hợp
 
Hạng C
31/3/12
576
1.533
93
Nam Định
www.lilama69-1.com.vn
View attachment 396747 Không nổ máy là triệu chứng của nhiều loại "bệnh" khác nhau của xe. Một số rất đơn giản và dễ giải quyết nếu các bác biết 1 số mẹo sau đây.[pagebreak][/pagebreak]
Đến đây, có thể một số bạn sẽ thắc mắc sao không thấy liệt kê các thành phần quan trọng như bô bin lửa (ignition coil) bộ chia lửa (distributor ) và dây phin cao áp. Xin thưa những thành phần này từ thập niên 80 đã bắt đầu được tích hợp vào nắp chụp bu gi. Ô tô hiện nay sử dụng cuộn lửa trên nắp bu gi (coil-on-plug (COP) ignition), không sử dụng bô bin lửa và bộ chia lửa nữa vì từ trường do dây phin cao áp tạo ra có thể gây nhiễu cho các thiết bị vi tính ngày hiện diện nhiều trên ô tô. Còn 1 lý do nữa là bắt đầu từ năm 2016, ở VN những xe 25 tuổi trở lên sẽ không được phép tham gia giao thông.
Tổng hợp
Bác cho iem hỏi mấy tý nhóe:
1, Về việc các xe hiện đại ko dùng bộ chia điện hay mobil thì đúng òi, thía những xe đang dùng thì có cần kt hay ko, hềnh như bác đang chú trọng đến các xe hiện đại, còn các xe cũ mà đặc biệt là cũ thì mới hay trục trặc thì lại ko thấy đề cập đến.
2, Bắt đầu từ 2016 ở VN những xe trên 25 năm ko đc tham gia giao thông: cái này ở quy định nào thía, nếu xe bản tải - tải - hay chở người trên 9 chỗ thì đúng từ ngày xửa ngày xưa, còn với xe ô tô con (dưới 9 chỗ) thì iem chưa nghe.
Bác thông lão cho iem phát nhóe.
 
  • Like
Reactions: supercharger
Hạng D
3/7/12
1.840
7.015
113
Hôm qua xe mình rơi vào trường hợp này. Giờ đọc thấy sáng ra nhiều vấn đề. Thanks!