Hạng B2
25/3/08
492
4
18
my city SÀI GÒN 1
Lịch sử phát triển Fiat
agnellinf4.jpg


Fiat từng có thời là trung tâm của nền công nghiệp Italy với đầu tàu phát triển là Fiat Auto, thâu tóm trong tay tất cả các nhãn hiệu xe hơi hàng đầu của nước này là Ferrari, Iveco, Maserati, Alfa Romeo hay Lancia.

Năm 1899, Giovanni Agnelli và các cộng sự bắt tay thành lập nên công ty Fiat. Với chiến lược phát triển vào mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp cùng với nỗ lực không ngừng mở rộng sự có mặt ra nhiều quốc gia, đến những năm 1920, Fiat đã trở thành công ty lớn thứ ba tại Italy.


Fiat 500, mẫu xe mang lại thành công cho Fiat tương tự như Beetle của VW.

Trong quá trình phát triển thành một tổ hợp đa quốc gia khổng lồ (có mặt tại hơn 50 quốc gia với hơn 500 chi nhánh), Fiat đã lần lượt thu nạp các hãng xe hơi tiếng tăm và lâu đời nhất Italy. Hiện nay ngoài nhãn hiệu Fiat, thuộc sở hữu của tập đoàn này còn có Iveco, công ty chuyên sản xuất xe tải và xe bus hàng đầu châu Âu, cùng những nhãn hiệu mà bất kỳ một người đam mê ôtô nào cũng muốn sở hữu một chiếc xe như Ferrari hay Maserati.

Năm 1969, Fiat mua lại Lancia. Cũng là một hiệu xe phổ thông, ngày nay Lancia hầu như chỉ còn được lưu hành tại Italy. Cùng năm đó, Fiat bỏ tiền ra để sở hữu 50% cổ phiếu của Ferrari. Được sáng lập bởi Enzo Ferrari vào năm 1940, ngày nay, đây là hiệu xe thể thao hàng đầu thế giới với số lượng xuất xưởng hạn chế và giá bán đôi khi tới hàng trăm nghìn USD một chiếc. Tới năm 1988, số vốn của Fiat tại Ferrari tăng lên tới 90%.

Tương tự Ferrari, hai công ty Alfa Romeo và Maserati đều được coi là những ngôi sao sáng trong ngành công nghiệp ôtô Italy, luôn đi đầu trong công nghệ cũng như thiết kế kiểu dáng. Năm 1987, Fiat mua Alfa Romeo. Đây chính là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Fiat S.p.a, chi nhánh chuyên sản xuất ôtô của tập đoàn Fiat. Chỉ một năm sau đó, năm 1988, Fiat S.p.a giành vị trí số một thị trường ôtô châu Âu, trên cả những đối thủ mạnh như Volkswagen (Đức) hay Renault (Pháp). 5 năm sau, cũng những khó khăn tài chính đã tạo điều kiện cho Fiat thâu tóm nốt tên tuổi lớn còn lại, niềm tự hào của xe hơi Italy là Maserati.

Đặt nền móng cho những thành công nói trên là Giovanni Agnelli (1866-1945), một người đam mê ôtô từ nhỏ. Góp vốn ít nhất trong số các thành viên sáng lập Fiat và thuộc hàng xã hội thấp hơn cả, nhưng nhờ bản tính quyết đoán và đầu óc chiến lược, Agnelli được cử làm giám đốc điều hành công ty và tới năm 1920, giữ cương vị chủ tịch.


Mẫu xe Enzo Ferrari.

Trong những năm chiến tranh thế giới lần I, chính sách khắc nghiệt mà Agnelli thực thi đã giúp Fiat trụ vững qua khó khăn. Hai chuyến thăm nhà máy sản xuất của Ford các năm 1906 và 1912 đã giúp Agnelli học hỏi được nhiều điều và một trong số đó là việc áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt. Sau Thế chiến I, Fiat vươn từ thứ 13 lên thứ 3 trong các công ty công nghiệp Italy.

Với tầm nhìn xa và đầu óc không thành kiến, Agnelli chính là người đã đề nghị hợp tác sản xuất ôtô với Liên Xô. Ông chết năm 1945 ở tuổi 79, hai năm sau khi rời bỏ cương vị giám đốc điều hành.

Định hướng đúng đắn của Agnelli giúp Fiat phát triển mạnh mẽ trong vòng hơn hai thập kỷ đầu thế kỷ 20. Đó là thời điểm bùng phát ngành công nghiệp xe hơi thế giới với rất nhiều công ty ra đời. Cạnh tranh với các đối thủ, Fiat đã biết chọn cho mình hướng phát triển phục vụ nhu cầu của số đông với đa dạng các sản phẩm, từ xe tải, xe khách đến xe con.
Fiat ngày nay

Nếu như Giovanni Agnelli ông gắn liền tên tuổi với thời kỳ xây dựng ban đầu của Fiat thì Agnelli cháu lại là người biến Fiat thành một tập đoàn quốc tế hùng mạnh.

Vượt qua thời kỳ khó khăn sau Thế chiến II, Fiat bắt đầu đà hồi phục cùng với nền kinh tế Italy, dựa vào nguồn trợ cấp từ kế hoạch Marshall của chính phủ Mỹ. Năm 1966, Agnelli cháu trở thành chủ tịch công ty.

Kể từ đó, Fiat thật sự trở thành động lực cho đà khôi phục kinh tế của Italy, đưa nước này trở lại vị trí những quốc gia công nghiệp hoá hàng đầu thế giới. Lặp lại bước đi của người ông, Agnelli cháu đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia, biến Fiat thành một tổ hợp kinh tế khổng lồ. Riêng tại Italy, số nhân công làm việc cho Fiat có thời điểm lên tới hơn 20.000 người. Sự phát triển của nền kinh tế Italy chịu ảnh hưởng không nhỏ từ kết quả kinh doanh của Fiat. Người ta nói, bất kỳ một khó khăn nào của tập đoàn này không chỉ gây sốt trên thị trường chứng khoán mà còn khiến cả chính trường Italy cũng phải lao đao. Điều đó lý giải vì sao Fiat nói chung và dòng họ Agnelli nói riêng nhận được sự tôn trọng từ chính phủ và người dân Italy. Hiện gia đình Agnelli vẫn sở hữu khoảng 30% số vốn của Fiat.


Giovanni Agnelli cháu.

Có một điều trùng hợp, những thăng trầm của Fiat có một liên hệ mật thiết với hai ông cháu nhà Agnelli. Vào những năm cuối đời, Agnelli ông đã không thể làm gì để ngăn chặn đà xuống dốc của tập đoàn. Một phần nguyên nhân là do các điều kiện khách quan. Dưới thời Mussollini, Fiat gần như phải tập trung hoàn toàn vào sản xuất các sản phẩm phục vụ cho quân đội, từ chế tạo ôtô cho tới động cơ tàu biển.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Fiat cũng bắt đầu vấp phải nhiều khó khăn, nhất là trong lĩnh vực xe hơi. Những quyết định độc đoán của Agnelli cháu trong sử dụng nhân sự hay việc thất bại khi mở rộng sản xuất mẫu xe Seicento ở Ba Lan khiến cho Fiat S.p.A không còn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tập đoàn như trước đây.

*Lịch sử Fiat
Ngoài Ferrari vẫn là nhãn xe thể thao số một thế giới hay Iveco là nhà sản xuất xe tải, xe bus hàng đầu, tất cả các hiệu ôtô còn lại đều không hoạt động tốt. Maserati sản xuất cầm chừng sau nhiều năm thua lỗ, Alfa Romeo không thể biến thành một nhãn xe hạng sang được ưa chuộng ở nhiều nơi như giấc mơ ngày nào, còn Lancia thì hầu như không thể tìm được thị trường bên ngoài Italy.

Dường như sau khi Agnelli cháu qua đời năm 2003, Fiat không còn thật sự mặn mà với lĩnh vực ôtô. Năm 2000, tập đoàn Fiat bán lại 20% cổ phần của Fiat Auto (chỉ gồm nhãn xe hơi Fiat) cho General Motors với giá 2,4 tỷ USD, bản hợp đồng “thòng” thêm điều kiện cho phép Fiat buộc General Motors phải mua toàn bộ phần còn lại. Thay vì giúp tìm lại ánh hào quang, sự liên minh này khiến cả hai gặp thêm nhiều khó khăn. Trong các năm 2000-2004, Fiat Auto lỗ 9 tỷ USD. Một tháng trước đây, General Motors đã chấp nhận bỏ ra số tiền 2 tỷ USD đền bù cho Fiat, thay cho việc phải mua lại chi nhánh sản xuất ôtô của tập đoàn này.

Tại Việt Nam, Fiat là một trong những hiệu xe nước ngoài thành lập liên doanh đầu tiên ở Việt Nam (góp vốn cùng Iveco và Ssangyong trong liên doanh Mekong), nhưng Fiat không phải là mẫu xe được ưa chuộng.

Một bất lợi là Fiat chủ yếu sản xuất xe bình dân, hạng nhỏ và rẻ tiền - gần như là lĩnh vực độc quyền của các nhà sản xuất Nhật Bản như Toyota và Mitsubishi ở thị trường nội địa. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam, năm 2004, Mekong chỉ chiếm 1,8% trên tổng lượng tiêu thụ 40.141 xe của toàn bộ thị trường, trong đó chỉ có 499 xe Fiat các loại.


Fiat Albea sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: Anh Tuấn

Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, sai lầm của Fiat là đã không chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Chiếc sedan Tempra trước đây xuống cấp quá nhanh, trong khi Albea có nhiều tiện nghi cao cấp thì giá thành lại tới 29.000 USD khi ra mắt tháng 4/2003, thời điểm các hãng ôtô đang đua nhau khuyến mại và giảm giá trước khi giá xe tăng cao vào cuối năm.

Không kể chất lượng không được chú trọng, việc có quá ít mẫu xe được giới thiệu cũng khiến Fiat mất điểm. Hiện tại nhà máy của Mekong chỉ sản xuất 3 mẫu xe Fiat, trong đó có hai mẫu sedan là Siena và Albea, một mẫu đa dụng Doblo.

Khó khăn lớn nhất đối với Fiat giờ đây là làm sao thay đổi được quan niệm của khách hàng Việt Nam về những chiếc xe rẻ tiền, chất lượng không cao. Đây là một thách thức không nhỏ với Fiat nói riêng và liên doanh Mekong nói chung khi Ssangyong cũng không phải là nhãn xe được nhiều người hâm mộ. Công ty mẹ của Ssangyong tại Hàn Quốc mới đây đã bị bán cho tập đoàn ôtô Thượng Hải của Trung Quốc do những khó khăn về tài chính.

(VietNamNet) - Trên thế giới, Fiat sở hữu những mác xe thể thao rất được ưa chuộng như Ferrari, Maserati, Alfa Romeo. Tại sao sau hơn 10 năm trụ ở Việt Nam, Fiat vẫn chưa chiếm được cảm tình của người sử dụng?

Fiat là tập đoàn xe hơi nước ngoài đầu tiên thành lập liên doanh ở Việt Nam (Mekong Auto) và tham gia thị trường với 3 dòng xe không hẳn bắt mắt là Albea, Sienna và Doblo.


Ferrari.


Tại Việt Nam, Fiat sản xuất 3 mẫu xe gồm Siena, Albea và Doblo. Albea có động cơ 1.6, 103 mã lực và tốc độ tối đa 183km/h, giá 27.800 USD, trội ở sự tiện nghi, an toàn, gọn nhẹ. Rất tiện ích khi đi trong thành phố vì tốn ít xăng, thao tác nhẹ nhờ bộ côn thủy lực. Sienna không hề kém cạnh dòng Daewoo và Huyndai.

Doblo có hình thù hơi kỳ dị nhưng là chiếc van rộng rãi nhất tại thị trường Việt Nam. Năm 2004, Mekong chiếm 1,8% tổng lượng tiêu thụ 40.141 xe của thị trường, trong đó có 499 xe Fiat các loại. Một con số rất khiêm tốn nhưng dường như đúng với bức tranh Fiat toàn cầu. Sẽ không hề đơn giản khi muốn cải tổ triệt để xương sống của nền công nghiệp Italia: Fabbrica Italiana Automobili Torino hay FIAT.

Các chuyên gia châu Âu cho rằng Fiat mất khả năng cạnh tranh trước các đối thủ hoặc là sừng sỏ về công nghệ, chất lượng ở Đức và Mỹ hoặc là về bình diện giá đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Từ năm 1998 đến nay Fiat thua lỗ 3,87 tỷ euro. Xe Fiat ế ẩm. Nợ lên 25,8 tỷ euro.


Maserati.


Đến thời điểm hiện nay, Fiat sống xót nhờ món “hỗ trợ tài chính” không tự nguyện của GM từ đầu năm 2005 khi trả 1,55 tỷ Euro để không phải mua FIAT (năm 2000, GM ký một điều khoản ràng buộc là sẽ mua lại toàn bộ phần sản xuất xe hơi FIAT). Không có tiền của GM thì ngay trong quý I, Fiat đã lỗ 387 triệu euro.

Hiếm hãng xe nào thăng trầm nhiều như Fiat trong hơn 1 thế kỷ qua. Sự kỳ diệu là Fiat vẫn đứng vững và đang muốn nỗ lực vươn tới trên thị trường xe hơi. Hiện nhiều chuyên gia trong ngành vẫn khẳng định Fiat đang vượt cạn và sẽ sớm giải quyết nợ nần để tiến vào vùng “Xanh” trong năm 2007.

Không hề đơn giản vì Fiat sở hữu các mác xe Fiat (bình dân), Ferrari (siêu thể thao), Iveco (xe tải, xe bus), Maserati (sedan thể thao), Alfa Romeo (sedan thể thao) và Lancia. Trong đó chỉ xe tải, công nghiệp và nông nghiệp của Iveco thành công về tài chính.


Fiat Albea.


Các khoản thua lỗ của Fiat, Lancia, Alfa Romeo, Ferrari và Maserati đều sống cầm chừng hoặc lỗ. Là một tập đoàn sản xuất xe hơi, Fiat phải “chui ra ngoài vùng đỏ” bằng những thiết kế sáng tạo mới cả trên lĩnh vực thân vỏ, chất lượng động cơ cũng như ở công nghệ phụ trợ (cả 3 đều là tử huyệt của Fiat).

Không thể bỏ qua chiếc Stilo 2004 với phong cách thiết kế rất Italia, công nghệ cải tiến đến tận răng và giá cạnh tranh 15.000 euro. Những nhà thiết kế của Fiat “Centro Stile Fiat” chú trọng mang đến cho Fiat Stilo 3 cửa, cá tính, sự trình diễn và tất nhiên là niềm vui khi tẹt ga với cảm giác thể thao thuần chủng.

Stilo 3 cửa được các chuyên gia thử xe của Hiệp hội ô tô Đức ADAC nhận xét là một chiếc xe “trẻ, sặc mùi công nghệ” với hệ thống điều hòa, Cruise Control (kiểm tra tốc độ), cảm biến ánh sáng cho trời tối, mưa và giành cho việc đỗ xe cũng như rất nhiều chi tiết cần thiết cho mức độ an toàn như hỗ trợ phanh, cân bằng cho xe như ABS, ESP.

Tất nhiên khi nhắc đến xe thể thao, không thể cứ quanh quẩn mãi xung quanh mấy đường nét nội, ngoại thất mà phải nhắc đến động cơ 170 mã lực, 2.4, 5 xi lanh (hoạt động êm như 6 xi lanh, nhưng lại bốc như với 4 xi lanh) của Stilo Abarth.

Ngoài ra, Stilo Abarth Selespeed được trang bị hệ thống số tiptronic theo mô hình Công thức I. Sang số, không mất thời gian nhả ga, xe không bị ”rục” và chỉ cần 8,5 giây để lên 100km/h, tốc độ tối đa 215km/h. Một con số đáng kính nể trong phân khúc xe compact.


Alfa Romeo.


Fiat cũng tích cực tham gia thị trường bằng những model thuộc phân khúc xe sang trọng như Croma, xe nhỏ như Cinqueto… Công nghệ hiện đại, ngoại hình và động cơ thể thao, chất lượng cạnh tranh là thông điệp mới của Fiat trong cuộc chiến xác định lại thị phần xe hơi thế giới.

Các mác xe khác của Fiat như Alfa Romeo, Maserati đều hướng tới sự đam mê tốc độ, tiện nghi và thể thao. Đặc biệt là phân khúc xe thể thao siêu cấp, Ferrari, kẻ thống trị Công thức I mấy năm nay, quyết giành giật thị phần với Mercedes, Porsche, Lamborghini và cả Maserati…

Một trong những sản phẩm thành công của Ferrari là chiếc Superamerica, giữ kỷ lục xe đắt nhất tại Maranello với hệ thống mái Revrocromico có công nghệ đổi màu, có khả năng trong 7s, chuyển mình từ chiếc Sport Coupé 540 mã lực, động cơ V12, thành một chiếc mui trần và đạt tốc độ tối đa 320km/h, từ 0-100 km/h sau 4,2s. Superamerica có giá khởi điểm 234.100 Euro. Superamerica lần này là một xe Ferrari đầy tế nhị, không phô trương cơ bắp nhưng cuốn hút và 599 chiếc được bán hết.


Fiat Stilo.


Theo nghiên cứu của tờ Autobild, tập đoàn Fiat ở châu Âu từng bị xem là nhà sản xuất xe “chợ”, nên Fiat không thể đòi hỏi người tiêu dùng thay đổi tư duy một cách nhanh chóng. Chiến lược của tập đoàn Fiat là định hướng phát triển các nét đẹp thể thao tương tác có thể bổ trợ từ các dòng Ferrari, Maserati hay Alfa Romeo.

Xem ra xu hướng sản xuất xe thể thao định vị cho từng đối tượng riêng biệt là tương lai của Fiat chứ không phải là cuộc chạy đua sản xuất sedan hạng sang trọng vì đấy là sân chơi của BMW, Mercedes...
 
Last edited by a moderator: