Tập Lái
4/8/20
19
0
1
31
90% vết loét của người bệnh nằm liệt nằm ở vùng xương cùng cụt. Vốn là vùng xương lồi phải chịu nhiều áp lực, loét xương cùng cụt thường nặng và khó phục hồi. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cách chữa loét xương cùng cụt an toàn – hiệu quả – lành nhanh.

1. Nguyên nhân gây loét vùng xương cụt


Cùng cụt là vùng da dưới đốt sống lưng cuối cùng, nơi chịu áp lực lớn khi nằm. Ở những bệnh nhân nằm liệt lâu ngày, áp lực khiến mạch máu dưới da bị chèn ép, tắc nghẽn. Hậu quả là tế bào chết đi, hình thành những vết loét hoại tử trên da.
Những bệnh nhân phải nằm bất động trong thời gian dài là đối tượng dễ bị loét cùng cụt nhất. Đó có thể là người cao tuổi, người bị liệt, người mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai nạn phải chữa dài ngày…
loet-ty-de-vung-cung-cut-4.jpg

Bệnh nhân nằm liệt lâu ngày dễ bị loét vùng cùng cụt
Nếu phát hiện sớm, khi loét ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Khi loét đã sang giai đoạn nặng, việc chữa sẽ rất khó khăn, tốn nhiều công sức, tiền bạc.

2. 4 bước chăm sóc loét xương cùng cụt tại nhà cho người nằm lâu
2.1. Vệ sinh sơ bộ vết loét

Vớt vết loét nhẹ, dịch mủ và mô chết không xuất hiện quá nhiều, có thể dễ dàng lau sạch bằng khăn ướt. Nếu vết loét nặng và ăn sâu, dịch mủ viêm chảy ra nhiều hơn, gây khó khăn khi chăm sóc. Thậm chí, nhiều vết loét còn bị hoại tử nặng với các biểu hiện: mảng thịt đen, có mùi hôi thối, chảy mủ vàng… Vết loét giai đoạn này không nên tự xử lý tại nhà mà cần nhân viên y tế hỗ trợ.

2.2. Làm sạch sâu bằng dung dịch sát khuẩn
Vết loét sạch khuẩn, không nhiễm trùng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương ăn sâu và lan rộng. Khi không bị ảnh hưởng bởi viêm nhiễm, quá trình lành thương được diễn ra nhanh chóng, tự nhiên. Bên cạnh đó, dung dịch sát khuẩn còn cho hiệu quả làm sạch, khử mùi khó chịu tại vết loét.
Cách làm sạch vết loét bằng dung dịch sát khuẩn:
  • Lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp với vết loét hở
  • Lau/rửa vết loét hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn. Số lần lau rửa tùy thuộc tình trạng loét và hiệu lực sát khuẩn của sản phẩm được dùng.
2.3. Thoa kem dưỡng ẩm
Đặc thù của vết loét đang chảy mủ, chảy dịch là cần được làm sạch, giữ khô thoáng. Tuy nhiên, khi vết loét bước vào trạng thái khô se, việc dưỡng ẩm lại cần được chú trọng. Theo kết quả từ các nghiên cứu y học, độ ẩm phù hợp sẽ kích thích loét lành nhanh hơn. Vì vậy, sau bước sát khuẩn, vết loét khô se cần được thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày.
Một số loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho vết loét xương cùng cụt: kem Dizigone Nano Bạc, kem vaseline, kem lanolin…

2.4. Băng vết loét
Băng vết loét là bước làm cần thiết để ngăn cản dị vật ngoại lai xâm nhập, bảo vệ vết loét khỏi ma sát với quần áo, chăn màn. Khi băng vết loét, người chăm sóc cần lưu ý một số điểm:
  • Nên lựa chọn loại băng gạc phù hợp, ví dụ băng hydrocolloid.
  • Không băng quá chặt để tránh gây ảnh hưởng tới lưu thông máu và gây đau cho người bệnh.
  • Thay băng ít nhất 1 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh và theo dõi tiến triển vết loét.
loet-ty-de-vung-cung-cut-2.jpg

Vết loét tì đè nên được băng lại
3. Các biện pháp bổ trợ khác
3.1. Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ

Để giữ vệ sinh hiệu quả, nên tắm hoặc lau người cho bệnh nhân bằng nước muối loãng
Với bệnh nhân bị tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, cần xử lý chất thải của bệnh nhân kịp thời. Tránh không để chất thải rây rớt ra vết loét

3.2. Chế độ dinh dưỡng
  • Nên xây dựng chế độ ăn đa dạng cho người bệnh với đủ cả 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Ngủ đúng giờ, đủ giấc để có tinh thần khỏe mạnh, tâm lý vững vàng.
3.3. Tăng cường xoa bóp lưu thông máu
Mỗi ngày, chỉ cần xoa bóp trong vài chục phút sẽ giúp tình trạng loét cải thiện đáng kể. Người chăm bệnh có thể tham khảo những bài xoa bóp này từ bác sĩ hoặc điều dưỡng.

3.4. Một số loại thuốc:
  • Thuốc sát trùng ngoài da: dizigone, oxy già, povidone iod, cetrimide, chlorhexidine...
  • Kháng sinh: Kháng sinh được dùng để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng và thúc đẩy vết loét tỳ đè lành nhanh hơn. Không được cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh bừa bãi mà cần nghe theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau: paracetamol, ibuprofen
Nguồn tham khảo: dizigone.vn