apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
Bài trước chúng ta đã bàn về các yếu tố cơ bản để đảm bảo một bức ảnh được hoàn thiện về mặt sáng tối. Chúng ta đã qua lớp mầm, giờ bắt đầu vào lớp chồi :D

Bài này em sẽ nói tiếp về một phần quan trọng không kém, đó là "góc nhìn" của bức ảnh.

Tiêu cự - Focal Length

Tiêu cự sẽ là vấn đề mà chúng ta quan tâm hàng đầu khi chọn mua một ống kính. Đây hiểu nôm na chính là góc nhìn / tầm nhìn của máy ảnh, các bác nhìn hình sau nhé:

97F31F534F044C3180DF3CCC716DD7DF.gif


Hình trên chỉ là ví dụ một số tiêu cự, ví dụ ở tiêu cự 25mm thì góc nhìn chúng ta sẽ là 90 độ. tiêu cự 50mm thì là 45 độ. Đường màu xanh chính là góc nhìn mà chúng ta sẽ nhận được. Bây giờ ví dụ thực tế hơn, chúng ta chụp một cảnh ở tiêu cự 25mm, đường màu xanh sẽ bao quát một góc nhìn rộng, do đó chúng ta có hình sau:

94246ED27CBC45AA9F2DBB6795681D3F.jpg


tương tự lấy gần hơn một chút, 50mm chẳng hạn, chúng ta có hình sau:
86C339CF12A344DA838E3296C3323895.jpg


và 135mm, góc nhìn hẹp lại rất nhiều.
5B40DD3CC49C4FC0AE262D4EA4F26273.jpg


còn 500mm thì góc nhìn sẽ là thế này.
E295A318EB0C487CBCD6D15ECD23182A.jpg


Rõ ràng, tiêu cự lớn nhỏ chính là độ zoom của máy. Các bác lưu ý rằng ở đây tất cả tiêu cự đều là do quang học mà có, không có nội suy, nên về lý thuyết chất lượng ảnh là như nhau. (bỏ qua yếu tố ống kính xịn ống kính dỏm)
 
Last edited by a moderator:
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp chồi non về nhiếp ảnh (P2)

DOF - Depth of Field

Bây giờ đi tiếp đến một phần rất quan trọng, đó là phần xóa phông, điểm nào cần rõ, điểm nào cần mờ. Đến đây thì sân chơi chỉ còn lại cho máy DSLR, do máy compact có chip CCD rất nhỏ, nên gần như điểm nào cũng rõ, hoặc có khác biệt rõ và mờ không nhiều. Còn ở máy DSLR, điểm khác biệt này khá rõ.

Nôm na, DOF chính là khoảng rõ của ảnh, ví dụ ta chụp một bông hoa, các bác nhìn hình sau:

0CCBCBE57096403587A33132CEE6267D.jpg


Rõ ràng chủ thể (là bông hoa) nhìn rất tập trung, bông hoa nổi bật lên giữa một phông nền xanh (là cây cỏ phía sau đã bị mờ đi), giờ thử tưởng tượng cũng chụp bông hoa này mà có hàng tá lá cây, dây leo loằn ngoằn phía sau, rõ ràng chủ thể không còn được tập trung nữa ==> bức hình không thành công.

Tương tự ví dụ chụp một cô gái, như hình sau:

mid_1407-1618AD2610AB4A3E90908A9A4ED1F91A.jpg


Nếu phía sau là một tá nhà cửa, xe rác, xe ben và một chục chiếc gắn máy, thì cô gái hẳn không nổi bật thế này.

Do đó DOF rất quan trọng trong nhiếp ảnh, và đó chính là một phần của sự sáng tạo trong một bức ảnh.

============

Ok, chúng ta đã hiểu DOF là gì. Vậy làm thế nào để điều khiển được DOF.

Rất dễ, DOF ảnh hưởng bởi 2 yếu tố sau: Khẩu độKhoảng cách từ máy ảnh đến điểm focus

Trước khi đi tiếp, em nói sơ qua về điểm focus.
 
Last edited by a moderator:
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp chồi non về nhiếp ảnh (P2)

Điểm FOCUS

Trong máy DSLR, ta có khung ngắm (viewfinder), và đây là một khung ngắm ví dụ của máy Canon.

34DA4CD7B707444BB81982DCCD562A55.gif


Các bác để ý, chúng ta có 9 điểm được sắp như hình một viên kim cương.

Ở chế độ chụp hoàn toàn tự động, máy sẽ tự động cảm biến vật thể cần chụp và chọn những điểm focus gần nhất để tính trung bình. Do là máy tính nên sẽ không tránh khỏi lầm lẫn, và do đó tốt nhất là chúng ta tự chọn điểm focus nào mình muốn.

Sau khi lấy nét, điểm được chúng ta lấy nét sẽ rõ nét nhất, đó chính là điểm focus.

Cách lấy nét:
Chọn điểm cần lấy nét, mỗi máy mỗi khác, trên máy canon 400D thì nút này chính là nút phía trên bên phải.

Để lấy nét ta bấm 1/2 nút chụp (gọi là Half Press), máy sẽ tự động lấy nét vào điểm mình đã chọn.
 
Last edited by a moderator:
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp chồi non về nhiếp ảnh (P2)

Bây giờ quay trở lại DOF. Làm thế nào để kiểm soát DOF?

1. Kiểm soát DOF bằng Khẩu độ

Ở bài trước, các bác đã biết khẩu độ dùng để mở khóa nước (lỗ nhỏ lỗ to), nhưng với bài này, khẩu độ còn có một chức năng nữa là để xóa phông. Nguyên lý rất đơn giản:
"Khẩu độ càng lớn thì DOF càng mỏng"
(lưu ý: khẩu độ lớn nghĩa là số F nhỏ - các bác xem lại bài trước)

Ví dụ:
Ta cần chụp bông hoa (điểm x bên dưới), ta sẽ lấy nét vào bông hoa. Ta để khẩu độ là 4, thì DOF sẽ là khoảng màu cam trong hình.

FF807EEBB6804C7E8A5329066A31D25C.gif

Với khẩu độ 4.0

Ví dụ X là một bông hoa, thì chiếc lá phía trước bông hoa (điểm màu xanh) và cành cây phía sau bông hoa (điểm màu đỏ) sẽ bị mờ, do nằm ngoài vùng rõ (ngoài vùng DOF).

Bây giờ ta đóng khẩu độ lại F8.0, thì khi đó vùng rõ của tấm ảnh sẽ dày hơn. Như sau:

64A555B8B3AC47DDAA9E51703C038E14.gif

Với khẩu độ 8.0

Lúc này thì khoảng rõ của ảnh đã bao quát cả chiếc lá (điểm xanh) và cành cây (điểm đỏ).

Tuy nhiên các bác lưu ý là sự chuyển tiếp từ điểm rõ sang điểm không rõ không phải là cái rụp như trong hình mà nó sẽ chuyển từ từ - mờ dần dần. (do trong hình em chỉ vẽ minh họa cho các bác dễ thấy)

2. Kiểm soát DOF bằng khoảng cách từ máy đến điểm focus

Ngoài khẩu độ, DOF còn ảnh hưởng bởi khoảng cách từ máy đến điểm focus
"Khoảng cách điểm focus càng gần thì DOF sẽ càng mỏng"

Ví dụ ta chụp một cô gái. Ta chụp bằng tiêu cự 50 và cô gái đứng cách ta 1m thì DOF sẽ dày thế này.
80148AAD8B8D44538521F5C77C801533.gif


Nếu cô gái bước lại gần ta (hoặc ta lại gần cô gái), khi đó khoảng cách từ máy để điểm focus sẽ ngắn lại, DOF sẽ mỏng hơn.
7F9E6078015B461BA42B249561A9AA3A.gif
 
Last edited by a moderator:
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp chồi non về nhiếp ảnh (P2)

Xong, em đi kiếm ly bia uống đây, lát quay về em sẽ nói tiếp về ống 1 khẩu ống 2 khẩu (bữa giờ em chỉ nói lướt qua vì phải có bài này mới nói được) :D

======================================

Uống bia đã xong, giờ em nói tiếp thêm 1 phần khá quan trọng:

Như ta đã biết, khẩu độ ảnh hưởng đến DOF.

Tuy nhiên trong nhiếp ảnh, có một điều cần lưu ý, đó là khẩu độ cũng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Cụ thể là trong 1 ống kính, ta có một số khẩu độ sẽ cho ra hình đẹp nhất, và cũng có một số khẩu độ cho ra hình tệ nhất.

Lấy ví dụ ống 17-40mm F4.0 (có khả năng mở khẩu độ từ 4.0 đến 22)
Thì khẩu xấu nhất sẽ là ở 4 (mở lớn nhất) và 22 (đóng sâu nhất), còn đẹp nhất theo kinh nghiệm của em là khoảng từ 8 đến 11.

Theo kinh nghiệm thì trừ trường hợp ánh sáng quá yếu, bắt buộc phải mở hết khẩu thì ta mới phải để khẩu lớn nhất chụp, còn không thì nên đóng lại một ít - ít nhất là 1 khẩu. Tương tự cũng đừng đóng hết ga.

Bây giờ em nói thêm về vụ lens 1 khẩu và 2 khẩu.

Trước tiên ta nói về ứng dụng của việc chọn DOF.

Không phải trường hợp nào chúng ta cũng cần xóa phông, có một số trường hợp ta không cần xóa phông. Đơn cử là chụp phong cảnh, ta cần tất cả đều rõ, từ ngọn núi ở tít xa đến bụi cây ở trước mặt.

Vậy ta cần làm là đóng khẩu thật sâu, đóng đến F10 mấy hoặc thậm chí F20 mấy. Để kéo dài khoảng rõ của ảnh càng lớn càng tốt. Tuy nhiên nên lưu ý phần em nói bên trên, đừng đóng quá sâu.

Đó là chụp phong cảnh, xem như dễ dàng rồi. Ống nào cũng có thể chụp được.

Còn việc chụp trong điều kiện thiếu sáng, rõ ràng ta phải mở khẩu hết mức. Đây mới chính là lúc khác biệt giữa ống 1 khẩu và 2 khẩu.

2 ví dụ cho trường hợp này là ống kit 18-55mm F/3.5-5.6 (là ống 2 khẩu) và 17-40mm F/4L (là ống 1 khẩu)

- Ở ống kit 18-55, khi ta để tiêu cự là 18mm thì khẩu độ tối đa mở được là 3.5 ---> quá đã :D
Tuy nhiên, khi kéo tiêu cự lên 55mm, thì lúc này chỉ còn mở tối đa được là 5.6 thôi ---> :(

- Còn với ống 1 khẩu, thì dù ở tiêu cự nào, độ mở tối đa vẫn có thể luôn mở được như nhau, trường hợp ống 17-40 là 4 (dù ở 17 hay 40 thì lúc nào cũng mở được 4 nếu cần).
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
22/2/06
1.297
7.840
113
46
Sài Gòn
RE: Lớp chồi non về nhiếp ảnh (P2)

Bác Apo viết bài rất dễ hiểu
clapping_hand.gif
080402cool_prv.gif


Bác mở tiếp lớp ...lá non đi bác :D:D
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng F
6/5/06
6.838
145
83
RE: Lớp chồi non về nhiếp ảnh (P2)

Em mắc 1 bệnh : biết gì cũng muốn biết cho tường tận nên em hỏi

FF807EEBB6804C7E8A5329066A31D25C.gif

Với khẩu độ 4.0


64A555B8B3AC47DDAA9E51703C038E14.gif

Với khẩu độ 8.0

==> tại sao lại có sự khác nhau này, em biết là do độ mở khẩu nhưng tại sao? Có hình nào nói cụ thể về sự ảnh hưởng của f với DOF không . Ý em là có hình nào minh họa, nói cụ thể tại sao f lại ảnh hưởng đến DOF, nghĩa là khi tăng giảm f thì DOF thay đổi, cái nguyên lý ấy mà . Bác đưa hình rồi em tự ngâm cứu cũng được, không cần phải giải thích kỹ ( để tránh các bác khác không bị nhiễu thông tin do em:) )

Còn điều chỉnh DOF theo tiêu cự thì em không thắc mắc lắm . Thắc mắc nhiều chỉ sợ khiến lớp này không còn là lớp chồi mà thành cấp 2,3 luôn:D:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
1/8/07
664
1
18
46
TP.HCM
RE: Lớp chồi non về nhiếp ảnh (P2)

Sau 1 thời gian dưỡng lão bác apo đã trở lại với lớp học của chúng ta :D... bài giảng của bác thật dễ hiểu và có hình minh họa thật linh động
smiley32.gif
.... "Khẩu độ càng lớn thì DOF càng mỏng" ==> giá lens càng cao [8D].... chiều nay đi ra nhà sách tìm mua 1 cuốn tự học chụp hình mà chẳng có cuốn nào chỉ thấy toàn PhotoShop thôi... vậy đành theo lớp học của OS thôi và 1 số diễn đàn nhiếp ảnh online :D
 
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp chồi non về nhiếp ảnh (P2)

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d3/Diaphragm.svg/350px-Diaphragm.svg.png <----- Đây chính là cái hình mb_fan cần.

Còn muốn hiểu tường tận tại sao, và công thức tính thế nào, thì em ôn lại phần quang học của chương trình vật lý lớp 12 :D, sau đó đọc tiếp ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Depth_of_field

Do là lớp chồi nên chúng ta sẽ không bàn quá sâu vào công thức, mà chỉ bàn về cách sử dụng máy, chỉnh thông số nào đạt được kết quả nào. ;)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Forrest Gump
Hạng F
6/5/06
6.838
145
83
RE: Lớp chồi non về nhiếp ảnh (P2)

lớp 12 cơ àh, em đang học lớp 9:(:(:(, khóc tiếng mán luôn:D, ráng ngồi ngâm cứu vậy, hy vọng hiểu, tại em cũng không dốt lý lắm:D

hố hố, em hỉểu được nguyên lý rồi, cảm ơn bác apo nha
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
 
Last edited by a moderator: