Hạng D
26/12/19
1.182
4.772
113
Cũng có kiểu "dương đông kích tây", 1 mặt thì chê hết cỡ nhưng mặt khác thì lại âm thầm gom ko bác?
Chỉ bọn thần kinh mới đi mua Vạn Phúc với giá này, hố hố. Cái diễn đàn bé như cái mắt muỗi này thì có mà dương vật ấy :D
 
Hạng B1
16/6/15
72
338
53
Cũng có kiểu "dương đông kích tây", 1 mặt thì chê hết cỡ nhưng mặt khác thì lại âm thầm gom ko bác?
Chỉ bọn thần kinh mới đi mua Vạn Phúc với giá này, hố hố. Cái diễn đàn bé như cái mắt muỗi này thì có mà dương vật ấy :D

Dưới con mắt bác thì XH này toàn những người ngu, điên, khùng... chỉ có mỗi bác là khôn, thông minh giỏi...thôi nhỉ;)
 
Hạng D
26/12/19
1.182
4.772
113
Dưới con mắt bác thì XH này toàn những người ngu, điên, khùng... chỉ có mỗi bác là khôn, thông minh giỏi...thôi nhỉ;)
Ờ, hố hố. Ấy cứ nghĩ thế cũng được. Quan trọng gì đâu :D
 
Hạng D
4/8/11
1.048
4.163
143
Để vào Q.1, tuy chỉ cách vài trăm mét với cây cầu nhưng khác hẳn với khu đường 17,18,19,20...Thấy tắc thì phi lên cầu vượt. Vạn Phúc và cả Thủ Đức House thì chịu chết. Khi nào có việc chở em cháu đi thi mới thấy nóng ruột là thế nào.
 
Hạng C
17/6/13
504
500
63
Quận 10
Từng được kỳ vọng là khu đô thị 5 sao khu vực Thủ Đức. Một thời rầm rộ truyền thông quảng cáo các bác à.

Dù biết rằng, quy mô lớn sẽ khó tránh khỏi các hạt sạn. Nhưng có những hạt sạn thuộc về vấn đề cốt lõi, thì bắt buộc phải xử lý thôi.

Năm 2018, mình từng làm một phóng sự "Review dự án" tại Vạn Phúc. Lúc tới bên công ty Đại Phúc họ đưa đi giới thiệu các khu vực công tình, tiện ích, cũng như gặp gỡ giao lưu với các dân cư đã vào định cư. Mình thấy một không khí rạng ngời, hào hứng bao trùm khu đô thị này. Ấn tượng lắm.

Sau đó, bên Vạn Phúc có chương trình âm thanh ánh sáng, đồi hoa hướng dương... mình chở vợ con theo chơi. Lần này đi với tư cách cá nhân. Mới vô tình mới phát hiện được những mặt trái của Vạn Phúc.

Nay vô tình thấy bài viết của đồng nghiệp bên Tài Chính Doanh Nghiệp, cùng gửi anh em tham khảo.

--

Vạn Phúc City, khu đô thị được Đại Phúc Group ví như đảo ngọc giữa lòng Sài Gòn với tiện ích 5 sao, có công viên giải trí tầm cỡ quốc tế được đầu tư đến 2 tỷ USD… Thế nhưng, cũng trong khu đô thị này vẫn còn khoảng 20 hộ dân sống cảnh gần như biệt lập với thế giới bên ngoài.
1-1408.jpg

Từ thời điểm TP.HCM phê duyệt dự án vào năm 2004 cho đến nay, Khu dân cư – công viên giải trí Hiệp Bình Phước (tiền thân của Vạn Phúc City) đã trải qua nhiều sự “thay đổi” từ chủ đầu tư, đến hiện trạng và quá trình phê duyệt dự án cũng như giao đất… Và, cho đến thời điểm này, vẫn còn hàng chục hộ dân với hàng chục con người vẫn đang chấp nhận “sống chồng” trên quy hoạch với cuộc sống thiếu thốn đủ bề.

Từ QL13 vào đường số 3, lần theo mấy ngã rẽ đến trạm biến áp 110/220KV Hiệp Bình Phước. Từ đây, cặp theo hông bức tường cao khoảng 3m, con đường đá dăm nhỏ ngoằn ngoèo trên cây cầu bê tông bắc qua rạch Đá chúng tôi mới đến được nơi các hộ dân này sinh sống. Đây là con đường “độc đạo” dẫn vào nơi ở và là chốn mưu sinh của hàng chục con người thuộc trong ranh quy hoạch trong Khu đô thị Vạn Phúc.

Đứng trên chiếc cầu bê tông nhìn vào, có thể hình dung một cách rõ ràng khu vực này gần như tách biệt với khu đô thị Vạn Phúc. Phía bên kia con rạch cạnh con đường đá nhỏ là bức tường tôn cao khoảng 3m kéo dài ra giáp mé bờ sông Sài Gòn. Phía bên này cây cầu là con rạch Đá nối dài theo bờ sông ra tận bức tường tôn của phía bên kia.
Trái ngược hoàn toàn với một khu đô thị tỷ USD trù phú được đầu tư bài bản là những ngôi nhà xập xệ cũ kỹ được người dân gia cố tạm bợ vì không được cấp phép xây dựng hay sửa chữa… Và, quanh co phía trước một con đường mòn cỏ dại mọc cao tận đầu người là lối đi duy nhất kết nối họ với bên ngoài… Tất cả sự đối lập này chỉ cách một con rạch nhỏ và một “vách tôn” do chủ đầu tư Đại Phúc Group dựng lên.

Ông N.V.K một người dân đang sinh sống tại đây cho biết, bức tường tôn đã được chủ đầu tư dựng lên cả mấy năm nay. “Từ khi có bức tường tôn này, người dân trong khu này gần như biệt lập. Chỉ có con đường đá nhỏ dài gần cả cây số là lối đi duy nhất… Hầu hết các hộ dân trong khu này đều sống cảnh thiếu thốn, điện nhờ, nước sạch tự túc, không có hộ khẩu và cả internet…”.

Cũng theo ông K., gia đình anh em ông trước nay sống bằng nghề nông, chăn nuôi trong khu đất nhà. Nhưng từ khi bị quy hoạch cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, không chăn nuôi được cũng không sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương…

Quy hoạch rồi… để đó?

Trong khi đó, theo bà L. “Trong một lần tình cờ vào cuối năm rồi, tôi và chỉ 1 vài hộ dân mới biết được ngay khu mà chúng tôi đang sinh sống hàng chục năm nay đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với hệ thống đường sá, phân lô 1 cách cụ thể”. Cũng theo nhiều người dân đang sinh sống tại đây, khu đất hiện tại mà khoảng 20 hộ dân đang bám trụ để sinh sống thuộc dự án phân khu số 6 thuộc Khu đô thị Vạn Phúc.
Cụ thể, theo Quyết định số 4895/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 do Phó Chủ tịch TP.HCM Lê Văn Khoa ký đã “Duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 Khu dân cư số 6 thuộc Khu dân cư – công viên giải trí Hiệp Bình Phước… với quy mô diện tích 267.462m2. Theo đó, giao cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) và Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng Mai – Archi tư vấn và lập đồ án.

Theo quyết định này, Khu dân cư số 6 dự kiến quy mô dân số tối đa 4.000 người, trong đó nhóm nhà ở chung cư cao tầng 2.100 người, nhóm nhà ở thu nhập thấp 500 người và nhóm nhà ở thấp tầng 1.400 người. Tỉ lệ quy hoạch đất nhóm nhà ở 177.759m2 (tỉ lệ 75,17%) trong đó nhà ở cao tầng 28.418m2 (12,02%), nhà ở thấp tầng 135.634m2 (bao gồm biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, nhà ở liên kế vườn chiếm 57,03%).

Cũng theo người dân, dự án Khu dân cư số 6 thuộc Khu dân cư – công viên giải trí Hiệp Bình Phước do Công ty Cổ phần đầu tư và Kinh doanh địa ốc Đại Nhân (Cty Đại Nhân) trực tiếp đảm nhận và tiến hành thực hiện với tên gọi mới “Khu nhà ở Cty Đại Nhân”. Dự án này sau đó đã được Cty Đại Nhân tiến hành điều chỉnh quy hoạch ở 1 số công trình… Tuy nhiên, điều đáng nói là dự án Khu nhà ở số 6 của Cty Đại Nhân vẫn hoàn toàn đang nằm… trên giấy.
Trong khi đó, theo phản ánh của nhiều hộ dân, tại văn bản số 149/GPMB-HCCS ngày 07/02/2018 của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Thủ Đức cho rằng: “… chủ đầu tư Công ty Cổ phần đầu tư và Kinh doanh địa ốc Đại Nhân tổ chức họp dân lấy ý kiến về phương án cải tạo chỉnh trang và bố trí tái định cư tại chổ cho các hộ dân có đất nằm trong ranh dự án. Tuy nhiên đến nay chủ đầu tư không thực hiện làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân trong khu vực…”.

Cũng theo phản ánh của người dân, Khu đô thị Vạn Phúc đã được chủ đầu tư thay đổi hoàn toàn hiện trạng kênh rạch, diện tích dự án, công năng và nhiều vấn đề khác…

Phổi cảnh tổng thể dự án Vạn Phúc City​

Theo tìm hiểu của TCDN, Vạn Phúc City khởi nguồn là Khu văn hóa giải trí, thể dục thể thao, sân golf cây xanh thuộc xã Hiệp Bình Phước, huyện Thủ Đức (nay là phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức) với tổng diện tích 200 ha được Kiến trúc sư trưởng TP.HCM phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 4919/KTS-QH vào năm 1994.
Sau một thời gian dài quên lãng, đến năm 2001, UBND TP.HCM ban hành QĐ số 8237/QĐ-UB giao 5.084 m2 đất tại dự án này cho Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Sài Gòn thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở cho cán bộ - công chức thuộc Văn phòng Chính phủ.
Đến ngày 20/1/2004, UBND TP.HCM lại ban hành Quyết định 256/QĐ-UB thu hồi hơn 177 ha đất (gồm cả 5.084 m2 dự án nhà ở cho cán bộ - công chức thuộc Văn phòng Chính phủ) và giao hơn 198 ha đất cho Công ty Xây dựng và Phát triển kinh tế quận 6 để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính Khu đô thị Hiệp Bình Phước.


Từ một dự án phục vụ mục đích công cộng, Vạn Phúc City “bỗng nhiên” trở thành dự án thương mại phân lô​

Theo QĐ 256/QĐ-UB, “… sau khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính Khu đô thị Hiệp Bình Phước, Công ty Xây dựng và Phát triển kinh tế quận 6 phải bàn giao toàn bộ diện tích trên cho UBND TP.HCM để quyết định việc giao đất, cho thuê đất đối với các dự án thành phần quy hoạch được duyệt và theo quy định của pháp luật đất đai. Công ty Xây dựng và Phát triển Kinh tế quận 6 chịu trách nhiệm về nguồn vốn đầu tư và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án”.
Ngày 27/12/2004, UBND TP.HCM ban hành QĐ số 6492/QĐ-UB giao một dự án thành phần cho Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu quận 1 và giao 2 dự án cho Công ty Công ty Xây dựng và Phát triển kinh tế quận 6 theo QĐ số 6496/QĐ - UB. Ngày 24/10/2005, UBND TP.HCM ban hành QĐ số 5458/QĐ - UBND để điều chỉnh QĐ số 6492/QĐ - UB, theo đó, điều chỉnh, bổ sung “Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Vạn Phúc”.
Đến ngày 15/11/2006, UBND TP.HCM tiếp tục ban hành QĐ số 5222/QĐ - UBND về việc điều chỉnh, bổ sung 3 quyết định trước đó là QĐ số 256/QĐ - UB, QĐ số 6495/QĐ - UB và QĐ số 6496/QĐ-UB với nội dung: “Giao Công ty TNHH Vạn Phúc tổ chức xây dựng hạ tầng chung dự án và thực hiện dự án thành phần tại khu đất trước kia đã giao cho Công ty Xây dựng và Phát triển kinh tế quận 6”...
Gần 200ha đất vàng không qua đấu giá
Với hàng loạt quyết định được điều chỉnh, thay đổi như đã trình bày ở trên, Vạn Phúc City với quy hoạch ban đầu là dự án phục vụ mục đích công cộng, xây dựng khu văn hóa giải trí… đã nghiễm nhiên trở thành một dự án thương mại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Công ty TNHH Vạn Phúc thuộc Tập đoàn Đại Phúc được giao không hàng trăm hecta đất mà không qua một quy trình đấu giá hay chuyển giao nào.


Hàng chục hộ dân vẫn đang “sống mòn” trong Khu đô thị tỉ đô Vạn Phúc City​

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 61 Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003 nêu rõ: “Đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc khi thi hành án, thu hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp: Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; Trường hợp tổ chức kinh tế chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất; Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Trường hợp đất đưa ra đấu giá mà không có người tham gia hoặc đấu giá không thành”…
Bên cạnh đó, việc UBND TP.HCM giao 198ha đất để thực hiện dự án tại thời điểm 2004 là không phù hợp về thẩm quyền được quy định tại Luật Đất đai 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001. Theo quy định thẩm quyền thu hồi và giao đất của UBND tỉnh, thành là 2ha tại đô thị, nếu diện tích lớn hơn thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Từ đất công, sau một hồi chuyển đổi biến thành đất tư khiến người dân TP.HCM bất ngờ​

Như vậy, tại thời điểm năm 2006, Công ty TNHH Vạn Phúc được UBND TP.HCM ưu ái giao gần 200 hecta đất không qua đấu giá.
Việc công ty TNHH Vạn Phúc, doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Đại Phúc đã sử dụng phương án bồi thường cũ được lập tại thời điểm 2004 để tiến hành bồi thường cho người dân với mức giá không phù hợp đã gây khiếu kiện kéo dài mà thực trạng người dân “sống mòn" trong khu đô thị này.
Một hệ quả nữa là Nhà nước thất thu ngân sách… chỉ có doanh nghiệp là được “lợi kép” từ việc kinh doanh bất động sản trên diện tích gần 198ha ven sông Sài Gòn với một dự án sang trọng với các tiện ích 5 sao Vạn Phúc City.
Tài chính Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin.
 
Hạng C
16/9/16
515
442
68
30
Nếu bài viết trên để mắng vốn "chính quyền" thì lên thẳng luôn cho nhanh bác. Tin bản thân cho lành :D