Hạng C
15/6/17
867
919
93
[Luật Sư] Từ chối đăng kiểm khi chủ xe chưa nộp phạt nguội là trái luật
Từ chối đăng kiểm khi chủ xe chưa nộp phạt nguội là trái luật

Luật sư: Từ chối đăng kiểm khi chủ xe chưa nộp phạt nguội là trái luật. Chuyên gia luật cho rằng việc đăng kiểm và xử phạt nguội là hai chủ thể tách bạch, không thể "giằng buộc" với nhau để làm khó chủ xe.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
lap-camera-dang-kiem-cho-oto-3198-1507215132.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Nhiều chủ xe ở Hà Nội chưa được đăng kiểm vì chưa nộp phạt nguội. Ảnh minh hoạ: Bá Đô{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Liên quan thông tin nhiều chủ ôtô ở Hà Nội bị từ chối đăng kiểm vì chưa nộp phạt nguội, thậm chí có người mua xe cũ phải đi nộp phạt thay cho chủ trước đó, ngày 5/10, lãnh đạo phòng Tuyên truyền hướng dẫn luật (Cục Cảnh sát giao thông) cho rằng nếu cơ quan đăng kiểm từ chối kiểm định vì lỗi này là áp dụng "chưa chính xác" các quy định hiện hành.
"Nếu chủ phương tiện vi phạm luật giao thông mà chưa nộp phạt, cơ quan đăng kiểm chỉ tạm thời chưa đăng kiểm", vị này nhấn mạnh.

Viện dẫn Luật Giao thông đường bộ quy định, ông cho hay Bộ Công an được phép phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ liên quan để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Việc phối hợp cung cấp thông tin về chủ phương tiện vi phạm giao thông với đơn vị Đăng kiểm của Bộ Giao thông Vận tải cũng nằm trong quy định đó.
Vị này cho rằng việc phối hợp với cơ quan đăng kiểm giúp cơ quan công an, cảnh sát xác định chủ xe vi phạm để áp dụng xử phạt hành chính, thậm chí phục vụ công tác điều tra. "Ví dụ, tài xế vi phạm giao thông, hoặc nhiều lần xâm hại đến hạ tầng giao thông, cảnh sát gửi giấy phạt nhưng chưa được chấp hành nên việc phối hợp với cơ quan đăng kiểm sẽ phối hợp xác minh hiệu quả hơn", ông lấy ví dụ.

Trong khi đó, phân tích ở góc độ pháp lý, luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty luật Bảo Ngọc) cho rằng việc quy định "chưa đăng kiểm" hay "từ chối đăng kiểm" đều không hợp lý và trái luật.
"Việc chủ xe chưa nộp phạt và chiếc xe đi đăng kiểm là hai chủ thể khác nhau'' .Điều này có nghĩa, người vi phạm giao thông có nghĩa vụ thực hiện biện pháp xử phạt hành chính khi họ vi phạm. Tuy nhiên phương tiện giao thông vẫn phải được đơn vị đăng kiểm kiểm định cho dù họ chưa thực hiện nghĩa vụ này”, luật sư Bình nhấn mạnh.
Theo luật sư Bình, Thông tư 70/2015 của Bộ Giao thông Vận tải năm 2015 quy định chỉ có hai trường hợp không được cấp giấy chứng nhận kiểm định. Đó là trường hợp xe cơ giới có “khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng” và xe cơ giới “khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm”.
Luật sư cho hay, kể cả trường hợp có văn bản nào đó quy định về sự phối hợp giữa các đơn vị cảnh sát giao thông và cơ quan kiểm định thì "đó cũng không phải là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc chung".
Trước đó ngày 4/10, trao đổi với báo chí, lãnh đạo phòng Xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) khẳng định việc từ chối đăng kiểm đối với xe vi phạm giao thông chưa nộp phạt nguội là đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 70/2015.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính từ tháng 1 đến 15/9, cả nước có trên 16.000 phương tiện vi phạm được lực lượng chức năng thông báo trên hệ thống. Cục Đăng kiểm khẳng định, các trạm đăng kiểm sẽ từ chối đăng kiểm khi nhận được thông báo phương tiện vi phạm Luật Giao thông từ cơ quan chức năng.
Nguồn Vnexpress
 
  • Like
Reactions: camau73
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
- Luật XLVPHC 2012 tại các điều 86,88,119,120,125 và thông tư 01/2016/TT-BCA có quy định csgt là cơ quan quản lý NN có thẩm quyền và có quyền phối hợp các cơ quan khác để xử lý VPHC lĩnh vực gt.
- Thông tư 70/2015/TT-BGTVT là văn bản do cơ quan cấp Bộ ban hành --> văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực.
- Quy định tại khoản 6 điều 4 Thông tư 70/2015 : "Điều 4. Hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới
6. .... kiểm định khi đã có văn bản đề nghị không kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc xe có vi phạm ...." --> Cơ quan ĐK không kiểm định xe theo yêu cầu của CSGT là đúng quy định của TT.
==> theo các văn bản pháp luật hiện hành thì cơ quan ĐK không kiểm định xe theo yêu cầu của gt là không sai.
 
Hạng F
30/7/06
12.518
4.298
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
- Luật XLVPHC 2012 tại các điều 86,88,119,120,125 và thông tư 01/2016/TT-BCA có quy định csgt là cơ quan quản lý NN có thẩm quyền và có quyền phối hợp các cơ quan khác để xử lý VPHC lĩnh vực gt.
- Thông tư 70/2015/TT-BGTVT là văn bản do cơ quan cấp Bộ ban hành --> văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực.
- Quy định tại khoản 6 điều 4 Thông tư 70/2015 : "Điều 4. Hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới
6. .... kiểm định khi đã có văn bản đề nghị không kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc xe có vi phạm ...."
--> Cơ quan ĐK không kiểm định xe theo yêu cầu của CSGT là đúng quy định của TT.
==> theo các văn bản pháp luật hiện hành thì cơ quan ĐK không kiểm định xe theo yêu cầu của gt là không sai.
Em trích giúp bác cho rõ ràng và rộng đường tranh luận:

[BCOLOR=rgb(255, 255, 255)]Luật XLVPHC 2012:[/BCOLOR]

Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp;
b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
c) Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển;
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
đ) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
e) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
g) Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;
h) Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;
i) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này;
k) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không;
l) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác.
Điều 88. Thi hành quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:
a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;
b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu;
c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.

Điều 119. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.
Điều 120. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ 120 đến 132 của Luật này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Chương II của Phần này.
3. Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.
4. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.
5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.


Thông tư Số: 01/2016/TT-BCA

[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td=top|223x@}
BỘ CÔNG AN
-------
{/td}

{td=top|367x@}
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=top|223x@}
Số: 01/2016/TT-BCA​
{/td}

{td=top|367x@}
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2016
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, HÌNH THỨC, NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG​

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn; trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính; phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Điều 5. Quyền hạn
1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
7. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Theo em đọc thì có vẻ cơ quan CSGT chưa đủ thẩm quyền quản lý Nhà Nước trong trường hợp muốn thực hiện Quy định tại khoản 6 điều 4 Thông tư 70/2015 : "...có văn bản đề nghị không kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc xe có vi phạm đã cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định. ...."

Như vậy cần xác định ở đây là cơ quan nào đã yêu cầu đăng kiểm không kiểm định? nếu là cơ quan có thẩm quyền thì OK. Văn bản của cơ quan k có thẩm quyền thì sai.

Còn đăng kiểm tự có quyền k kiểm định đối với "xe có vi phạm đã cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định". Nhưng theo em đây là các xe đã có vi phạm về đăng kiểm.
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Cám ơn bác đã trích dẫn và cũng cho thấy :
1. Về cơ quan có thẩm quyền tại Luật XLVPHC và TT01 :
[BCOLOR=#ffffff]Luật XLVPHC 2012:[/BCOLOR]
....
Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế

1....
b) ...., Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, ......
...
Thông tư Số: 01/2016/TT-BCA
....
Điều 5. Quyền hạn

4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
...
--> csgt là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết các vấn đề liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ chứ bác?

2. Về hành vi vi phạm, theo bác :
- Hành vi chạy quá tốc độ quy định có phải là hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông không?
- Hành vi dừng đỗ xe tại nơi cấm dừng đỗ xe có phải là hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông?
---> theo các quy định pháp luật về quản lý gt hiện hành : các hành vi này là hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông (Luật GTĐB, NĐ46, ..).
==> Vì vậy phần ý :
Như vậy cần xác định ở đây là cơ quan nào đã yêu cầu đăng kiểm không kiểm định? nếu là cơ quan có thẩm quyền thì OK. Văn bản của cơ quan k có thẩm quyền thì sai.
--> đã có quy định ở các văn bản Luật GTĐB, Luật XLVPHC, NĐ 46, TT01/2016/TT-BCA
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
12/11/13
339
283
63
Cám ơn bác đã trích dẫn và cũng cho thấy :
1. Về cơ quan có thẩm quyền tại Luật XLVPHC và TT01 :

--> csgt là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết các vấn đề liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ chứ bác?

2. Về hành vi vi phạm, theo bác :
- Hành vi chạy quá tốc độ quy định có phải là hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông không?
- Hành vi dừng đỗ xe tại nơi cấm dừng đỗ xe có phải là hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông?
---> theo các quy định pháp luật về quản lý gt hiện hành : các hành vi này là hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông (Luật GTĐB, NĐ46, ..).
==> Vì vậy phần ý :

--> đã có quy định ở các văn bản Luật GTĐB, Luật XLVPHC, NĐ 46, TT01/2016/TT-BCA
bác bị lập lờ nhé. việc hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông như chạy xe quá tốc độ... thì csgt được yêu cầu các cơ quan tổ chức "phối hợp giải quyết "tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông" để chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đó

còn việc không chấp hành quyết định xử phạt hành chính là khác. anh ko thể lấy cái này đắp cái kia được.

như bác đào lỗ ở trên nói, "khoản 6 điều 4 Thông tư 70/2015 : "...có văn bản đề nghị không kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền"
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải được quy định rõ trong văn bản pháp luật. phải ghi rõ

bác nên nhớ, luật do quốc hội ban hành, trong luật nếu có điều nào giao chính phủ quy định xây dựng..., thì điều đó chính phủ mới có quyền ra nghị định hướng dẫn về điều đó trong luật cho phép.
điều nào trong luật không ghi chính phủ thi hành hay chính phủ giải quyết... thì chính phủ không được phép ra nghị định để chi tiết hóa về điều đó trong luật.


đặt trường hợp này thì giờ hỏi thanh tra giao thông được quyền yêu cầu cơ quan đăng kiểm dừng đăng kiểm không.
hay chủ tịch ủy ban nhân dân phường xã, quận... có quyền yêu cầu đăng kiểm dừng ko. vì thẩm quyền của chủ tịch phường, quận được phép xử lý phạt xe đậu trái phép trên lòng đường, hè phố-> vi phạm luật giao thông.
hay giờ xe đứng tên công ty, giờ công ty trốn thuế. cơ quan thuế có quyền yêu cầu đăng kiềm dừng đăng kiểm để đảm bảo việc truy thu thuế ko?
 
Hạng B2
23/4/13
175
180
43
Cho thuê xe tự lái, người thuê vi phạm tính sao??
Mấy thằng ra luật chỉ nhắm đến tiền
vinh danh dân chủ!
 
Hạng B2
24/1/08
350
169
43
39
Túm lại có thông tin nào rõ ràng chưa các anh ?
Mình mua lại xe của chủ trước, lúc bán thì cam đoan không có vấn đề với pháp luật.

Giờ có cái dữ liệu vi phạm, sau khi kiểm tra thì thấy có ghi nhận.
Vậy theo luật thì mình sẽ đóng phạt hay chủ trước.
 
Hạng F
1/6/15
5.555
28.530
113
Vụ phạt nguội này là cần thiết, nhưng cũng còn nhiều thứ phải làm rõ lại quá. Ví dụ như các lỗi có hình phạt bổ sung như giam bằng, tìm không ra người lái thì phạt tiền ông chủ xe nghe còn hợp lý, chứ lỡ ổng không có bằng lái thì sao, giam bằng ai?
 
  • Like
Reactions: camau73
Hạng D
11/3/15
1.881
5.123
113
Bác nào ở USA tìm hiểu giúp xem luật bên đó như thế nào. Ví dụ xe bác cho mượn và vượt đèn đỏ. Khi CS gửi giấy phạt thì ai sẽ đóng tiền phạt. Nếu chủ xe không đóng, người mượn xe cũng không đóng thì có vấn đề gì không?