Hạng D
25/2/11
1.765
1.424
113
47
. Những nội dung đã được sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Nghị định (so với Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, Nghị định số 107/2014/NĐ-CP) và các nội dung khác còn bất cập cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
2. Mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm là nguyên nhân hoặc tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông (tại Chương II, Chương III Dự thảo Nghị định).​
3. Việc bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi: dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe (tại điểm k khoản 3 Điều 5 Dự thảo Nghị định); chở người nằm, ngồi trên xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy (tại điểm i, điểm l khoản 1 Điều 5 Dự thảo Nghị định); điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (tại điểm h khoản 3 Điều 5 Dự thảo Nghị định).​
4. Việc bổ sung quy định xử phạt đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về hành vi: không có biện pháp khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ gây mất an toàn giao thông; không có quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ theo quy định hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ đã được phê duyệt (tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều 15 Dự thảo Nghị định); không bố trí, lắp đặt đủ biển báo hiệu, vạch kẻ đường theo quy định tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt (tại khoản 2 Điều 39 Dự thảo Nghị định).​
5. Việc bổ sung quy định xử phạt đối với tổ chức thực hiện thu phí đường bộ để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài tại khu vực thu phí (tại khoản 6, khoản 7 Điều 15 Dự thảo Nghị định).​
6. Việc quy định xử phạt đối với chủ phương tiện (xe ôtô) khi có phương tiện được sử dụng để thực hiện một trong các hành vi vi phạm: chở quá số người quy định, chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn cho phép; không mua hoặc nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định (tại Điều 30 Dự thảo Nghị định); quy định thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, đặc biệt là việc quy định rõ đối tượng chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định của Nghị định (tại khoản Điều 75 Dự thảo Nghị định).​
 
Hạng B2
24/1/15
398
380
63
Mục 5(b):
5. b) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

Theo mình chỉ cần: " Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt;" là đủ.
Nội dung còn lại cần đưa vào Luật giao thông đường bộ, chương "quy tắc giao thông đường bộ"
Bởi vì chức năng nghị định là QUY ĐỊNH MỨC PHẠT chiếu theo luật. Giải thích thế nào là vi phạm thuộc về chức năng của luật.
 
Hạng D
25/2/11
1.765
1.424
113
47
Đọc Dự thảo Nhị Định mà em cứ tưởng các bác ý đang soạn thảo thông tư.
Ví dụ:

Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định;

Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp vẫn điều khiển xe đi trên cùng một làn đường theo hướng cong của đoạn đường bộ ở khu vực không có giao cắt đồng mức);

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà);

Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
 
Hạng B2
24/1/15
398
380
63
Các bác ấy "nhiệt tình" ra "quy tắc" trong nghị định là nhiệt tình đá nhầm sân. Không thể tránh khỏi có những quy định không có hoặc xung đột với quy tắc trong luật (mục 5.b là ví dụ). Chỉ khổ cho dân (tham gia giao thông), chỉ riêng việ muốn thông tỏ quy tắc giao thông thôi thì ngoài việc học luật còn phải tham khảo nghị đinh, quy chuẩn...cả một rừng văn bản.
 
Hạng F
30/7/06
12.518
4.298
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp vẫn điều khiển xe đi trên cùng một làn đường theo hướng cong của đoạn đường bộ ở khu vực không có giao cắt đồng mức);
đây là bằng chứng rõ nét nhất cho lập luận trước đây có thể hiểu "đường cong phải xi nhan" là có cơ sở. Do vậy khi ra NĐ này đã có quy định rõ ràng để tránh việc quy định chưa rõ, có thể hiểu "khác đi" được.
 
  • Like
Reactions: minhkhue
Hạng D
11/3/15
1.881
5.103
113
Em thì đang mong có quy định xử phạt người tham gia giao thông vi phạm luật giao thông, trực tiếp hoặc gián tiếp gây tai nạn, phải bồi thường cho bên bị thiệt hại trong tai nạn nếu họ không sai luật.
 
Hạng D
5/2/15
3.606
6.282
113
55
TP.Hồ Chí Minh
Em thì chỉ yêu cầu giải thích rõ mức phạt trong cùng 1 hành vi vi phạm. Ví dụ: lái xe dưới 9 chỗ vi phạm vượt quá tốc độ từ 5 đến dưới 10 km/h thì mức phạt từ 600 ngàn đến 800 ngàn đồng. Nhưng khi đi đóng phạt thì bọn đầu đất không chịu hiểu nó cứ phạt theo mức trung bình 700k đồng cho dù mình vi phạm 5 km hay 9,9km. Đã đưa ra mức 600k đến 800k thì phải quy định khi nào thì phạt mức thấp? Khi nào thì phạt mức giữa? Khi nào thì phạt mức cao nhất?
 
Hạng B2
6/5/12
126
54
28
Không biết trong dự thảo có phần chế tài cụ thể và có tình tiết tăng nặng đối với các trường hợp sau không ạ:

- Tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà không làm đủ và đúng trách nhiệm
- Lực lượng CSGT nếu có hành vi lạm dụng / lợi dụng quyền nhằm nhũng nhiễu, hối lộ
- Lực lượng CSGT nếu có hành vi thiếu trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn giao thông (như: không báo cho các tổ chức quản lý giao thông khi thấy thiếu bảng báo, bảng báo bất cập...)
- Hành vi nhận hối lộ, gợi ý hối lộ của CSGT
 
  • Like
Reactions: minhkhue
Hạng D
25/2/11
1.765
1.424
113
47
Ở dự thảo mới này có đưa ra qui định mới buộc tất cả người ngồi trên ô tô phải thắt dây an toàn...
Ở VN có bao nhiêu đường cao tốc chạy trên 100km. Xe chạy toàn từ 40km -80km như rùa, đường xá thì hẹp mật độ xe đông. Thế mà mấy lão ngồi bàn giấy nghĩ ra cái này hành dân vãi thật. Nếu dự thảo này được thông qua Mấy bác chạy du lịch có dám bảo khách hoặc sếp thắt dây an toàn không?