Mỗi khi chúng ta tranh luận về chiếc xe F1 của các đội khác nhau ta thường dùng những câu so sánh đại loại như xe này khí động học tốt hơn xe kia...vậy thực ra khí động học tốt hơn là ở chỗ nào!

Chúng ta đều biết rằng xe thể thao, đặc biệt là xe F1 thường được chế tạo có những cánh gió để qua đó giúp chiếc xe bám đường hơn từ đó vào cua nhanh hơn.

Cánh gió hoạt động tương tự nguyên lý của cánh máy bay nhưng theo hướng ngược lại. Khi chiếc xe chuyển động ở vận tốc đủ lớn, gió chuyển động qua cánh gió sinh ra hai vùng áp suất khác nhau ở hai mặt cánh gió do quãng đường nó đi qua mỗi mặt cánh là khác nhau, dẫn đến vận tốc khác nhau...vùng phía trên của cánh gó sẽ có áp suất lớn hơn vùng bên dưới từ đó sinh ra lực éo xuống hay Down Force (DF). Những cái gì cũng có mặt trái của nó, sinh ra DF thì hệ lụy đi kèm là Drag hay sức cản khí động học. Chúng ta sẽ không đi vào chi tiết kiến thức vật lý vì đó không phải là mục đích của bài này nên khác khái niệm sẽ được coi là đúng về mặt lý thuyết.

Cánh gió có góc tới càng lớn sẽ sinh ra càng nhiều DF và cùng với nó là càng nhiều drag.
Trên chiếc xe F1 cánh gió không phải là chi tiết duy nhất sinh ra DF, gầm xe (floor) và cánh khuếch tán (diffuser) thực ra là chi tiết sinh ra nhiều DF sạch nhất (sinh ra DF nhưng kèm ít drag). Tại sao, đơn giản vì gầm và cánh khuếch tán giúp luồng gió chạy dưới gầm xe được thoát nhanh hơn qua đó làm giảm áp suất dưới gầm xe từ nó tăng DF (Xem hình 1).

Monza 2018 - Phần I - Sức mạnh động cơ hay sức mạnh khí động học


Giờ dùng lý thuyết sơ bộ này để so sánh hai chiếc xe của Ferrari và Mercedes mùa giải này.

Sau chặng Spa đại đa số chúng ta đều nghĩ PU của Ferrari giờ ăn đứt PU của Merc vì Ferrari cho Merc ngửi khói tại Spa. Nhưng tới Monza, đường đua được cho là đòi hỏi sức mạnh động cơ ghê gớm và rằng với những gì diễn ra ở Spa thì Ferrari sẽ có chiến thắng dễ dàng....nhưng thực tế không phải vậy.

Hãy nhìn vào hình số 2. Hai chiếc xe đã được khéo léo chồng lên nhau để thấy được sự khác biệt trong lựa chọn cánh gió trước và sau của mỗi đội.

Monza 2018 - Phần I - Sức mạnh động cơ hay sức mạnh khí động học


Với chiếc Ferrari, có thể thấy cánh gió sau của họ gần như bẹt dí với góc tới rất thấp. Đây là điển hình của setup low DF cho đường Monza. Tương tự như vậy cánh gió trước của xe Ferrari cũng có phần giữa của cánh gió chính được cắt thấp qua đó cánh gió tạo ít DF hơn và ít drag hơn.

Ngược lại chiếc Mercedes có cánh gió sau lớn với phần giữa hình cái thìa. Đây là thiết kế điển hình nhằm giữ cho cánh gió có góc tới cao nhưng giảm thiểu drag ở phần hai mép cánh do phần đó bẹt hơn. Cánh gió trước của chiếc Mercedes cũng lớn, bằng chứng là ta thấy phần giữa cánh gió chính hiện mầu xanh trên nên đỏ của cánh gió xe Ferrari.

Có hai điều nổi cộm từ lựa chọn của hai đội:

1. Ở cùng góc tới của cánh gió xe Ferrari sinh ra nhiều DF hơn. Nói cách khác khi cần phải sinh ra cùng 1 lượng DF cho 1 đường đua nhất định chiếc Mercedes sẽ phải chạy cánh gió có góc tới lớn hơn qua đó sinh ra nhiều drag hơn. Điều này được chứng thực bởi top speed của hai chiếc xe hầu như chênh nhau rất ít (chừng 1kph).

2. PU của Ferrari khi so với PU của Mercedes chưa chắc anh nào hơn anh nào, nhưng khi so ở các điều kiện vận hành cụ thể mỗi PU lại có thế mạnh riêng.

Vậy tại sao tại Spa Ferrari múc Mercedes gần như SML nhưng lại không lặp lại được việc đó ở Monza. Điều này theo tôi là kết hợp của hai yếu tố nối ở trên, Ưu thế khí động học và thế mạnh của PU ở từng điều kiện vận hành.

Thứ nhất Spa tuy là đường đua tốc độ cao nhưng nó lại có nhiều khúc cua trung bình cộng với La Source tốc độ thấp, với lợi thế về khí động học cũng như khả năng thoát cua tốt của PU việc Ferrari chiếm lợi thế ở Spa là dễ hiểu.

Ngược lại tại Monza trừ chicane turn 1-2 Monza toàn cua tốc độ cao. Ferrari không có đất để phát huy lợi thế, ngược lại Mercedes lại có đất để phát huy sở trường và trong một ngày thi đấu dưới phong độ Ferrari đã không thể hiện được nhiều.

Hy vọng post này giúp các bác giải đáp phần nào những thắc mắc của mình.