Ngày rảnh rỗi, ghé vào blog quen đọc được 1 comment đầy tâm trạng của tác giả Phạm Văn Thông, do là cm nên bài viết còn nhiều lỗi chính tả... Mạn phép tác giả xin đăng nguyên văn ở đây để mọi người có thêm 1 góc nhìn mới về nền kinh tế VN trong tương lai:
TRƯỜNG HỢP 1 :
Bong bóng BĐS sẽ vỡ, các Zombies BĐS sẽ chết cho dù có “cho” hay “không cho” (trừ khi có vài chục tỉ USD trên trời…nào đó rơi xuống) dẩn đến sự tồn tại hay không tồn tại của các Ngân Hàng, ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường kinh doanh sắp tới ( lạm phát, tỉ giá không ổn định, giật nợ dây chuyền ….).
Khi ngân hàng mất cân đối, buộc phải mở “room” tỉ lệ phần trăm cho ngân hàng nước ngoài : đây là thời cơ vàng cho DN nước ngoài trong việc sở hữu hàng trăm ngàn hạng mục BĐS giá rẻ mạt từ các nhà đầu tư VN. (Thị trường CK cũng sẽ phải mở “room” tương tự.)
Đây là giai đoạn mà hàng chục tỉ USD của người dân, DN VN để dành hàng thập kỷ có thể mất trắng vào tay các nhà đầu tư tài chánh NN trong vòng vài tháng.
Thời gian từ 2014 -2018 cũng là thời gian mà các thương hiệu VN cuối cùng có thể bị thay đổi chủ sở hữu về tay các DN nước ngoài.
TRƯỜNG HỢP 2 :
Năm 2015 là năm mà các dòng thuế XNK của VN và TQ giãm về mức 0 %-5%, cũng là năm mà các doanh nghiệp TQ ( và DN nước ngoài khác ) bắt đầu được thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ tương tự như các doanh nghiệp VN ngay trên thị trường VN.
Năm 2018 là hạn cuối của lộ trình cam kết WTO, rào cản cuối cùng về thuế quan giữa VN và thế giới sẽ được gỡ bỏ.
Đây là những thời cơ vàng để các DN nước ngoài xâm chiếm thực địa thị trường VN.
Đặc biệt với DN TQ, VN là nơi mà hàng hóa của họ đã được các DN VN “làm thị trường” dùm, DN TQ đã đo được level của mọi chủng loại hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản… thuộc mọi phân khúc do họ từng cung cấp; thì đây là lúc họ tiến hành các “thủ tục” cắt cầu các “broker – các DN VN “, họ tự thành lập công ty sx, kinh doanh để tự kinh doanh phân phối mọi loại sp.
Khác với các doanh nghiệp Tây Âu thường hợp tác theo phương thức win-win đôi bên cùng có lợi, thì các doanh nghiệp TQ thường không có phong cách nầy; DN TQ sẽ cắt mọi nguồn cung ( hàng hóa, nguyên liệu ) đối với khách hàng VN trước đây, họ sẽ tự kinh doanh, và gián tiếp đẩy hàng chục ngàn DN VN còn sót lại ra khỏi cuộc chơi. An ninh và an sinh xh VN giai đoạn nầy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự gia tăng đột biến của tình trạng thất nghiệp.
Công nhân người TQ sẽ chính thức được làm việc ở VN tại các công ty của người TQ, và cạnh tranh trực tiếp với công nhân VN ở mọi mức lương, mọi vị trí, kể cả lao động phổ thông ( việc thắng lợi trong cạnh tranh nầy là chắc chắn, vì công nhân TQ có kỷ luật cao hơn, và họ cũng rất năng động ), việc nầy sẽ làm đội ngũ thất nghiệp ở VN ngày càng gia tăng.( Đối với Tây Âu, nếu có đến kinh doanh ở VN, chắc họ cũng không hề nghỉ đến việc cạnh tranh với người lao động phổ thông ở ta).
TRƯỜNG HỢP 3 :
Giai đoạn 2015 – 2016 cũng là giai đoạn mà bong bóng BĐS TQ đang bị bể (theo một cách hiểu nào đó), nạn phá sản của các DN TQ đang tăng, hàng tồn kho của các DN TQ chất như núi cần tim nơi tiêu thụ, thị trường dể tính của VN sẽ là điểm đến chính ngạch của loại hàng hóa này với giá rẻ không tưởng so với hàng tồn kho hiện hữu của DN VN ( vì đã cắt được nhiều broker trung gian ), điều này sẽ chấm dứt hy vọng cuối cùng về việc thu hồi một phần nào vốn từ hàng hóa tồn kho của một số ít DN VN còn tồn tại đến thời gian nầy.
Trước đây, khi VN còn được hưởng ưu thế về thuế so với TQ khi xuất hàng may mặc sang Châu Âu, DN TQ đã gián tiếp chuyển đơn hàng sang gia công tại VN (họ vẩn là nhà cung cấp nguyên phụ liệu chính ), DN VN chỉ là người bán sức lao động thuần túy; Tuy nhiên, giai đoạn 2015-2016, có thể DN TQ và người lao động TQ sẽ lấy nốt phần lợi nhuận còn lại cuối cùng trong chuổi cung ứng nầy trên chính thị trường VN.
Giai đoạn 2015-2018 cũng là giai đoạn mà ngành công nghiệp phụ trợ TQ có dịp đổi quốc tịch về VN để “ăn” trọn miếng bánh cuối cùng mà DN VN chưa kịp hưởng.
Nếu VN có vào được TPP, phần lợi thực sự cũng sẽ lọt vào các DN nước ngoài, đặc biệt là các DN TQ đang ở VN dưới “quốc tịch” VN..
Giai đoạn 2015-2018 cũng là giai đoạn các “chính hảng” TQ ( theo cách gọi của VN) có sp chất lượng cao với giá rẻ đang xuất khẩu Châu Âu, Mỹ … sẽ tràn ngập thị trường VN mà không có lực nào cản được, và có một số chủng loại hàng hóa nầy sẽ phát triển rất mạnh mang tính áp đảo tuyệt đối ( Vì nếu không mua của họ để dùng thì không biết mua ……. ở đâu !)
Trong lỉnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, người nông dân VN sau khi đã phá sản vì nợ nần đầm đìa mà vẩn không tiêu thụ được sp vì giá cao hơn giá thị trường, đành chấp nhận làm thuê cho DN TQ, DN nước ngoài ngay trên chính mãnh đất cha ông của mình. Sp do công sức làm thuê của người nông dân VN sẽ có mặt trên khắp thế giới dưới thương hiệu của các tập đoàn đa quốc gia, và vì là người làm thuê, người nông dân ta cũng sẽ không giàu.
TRƯỜNG HỢP 4 :
Những hy vọng cho sự phục hồi của DN VN sẽ khó khả thi, Vì nguyên nhân chính yếu nhất làm cho hàng hóa VN có giá thành cao hơn sp cùng loại của nước ngoài là do HAO PHÍ XH ở VN rất cao ( phí nhân công, nguyên vật liệu, giao thông cầu đường, điện, nước, xăng dầu..tham nhũng, lảng phí, thuế chồng thuế,..) vẫn không thể cải thiện được, đã gián tiếp phân bổ và phân bổ lại chi phí (qua việc tăng thu ngân sách ) vào đơn giá từng sp hàng hóa dịch vụ , trực tiếp làm cho DN VN mất dần thị phần trong việc cạnh tranh ngay trên sân nhà ( kể cả trong các lỉnh vực du lịch, dịch vụ khác..).
“ Sự thắng lợi về NSLĐ (TFP) XH của một XH này đối với một XH khác sẽ quyết định sự thắng lợi của một XH này đối với XH khác “.
Sự phá sản dần dần của các DN VN sẽ làm cho nguồn thu của ngân sách cạn dần. Việc in thêm tiền ( tiền không có giá trị qui đổi quốc tế ) để đổi tiền ( USD và vàng có giá trị qui đổi quốc tế) từ những phần còn lại cuối cùng của người dân…cũng không đủ bù đắp được việc mất cân đối ngân sách kéo dài; và nếu vẩn nóng vội trong việc kích cầu mà làm cho dòng tiền “chệch hướng”, vì chi tiêu công vẩn còn lãng phí, vì nạn tham nhũng vẫn còn, vì phân bổ nguồn lực không hợp lý, vì sự tác động của các “nhóm lợi ích”, và vì….vẩn không có gì đổi mới trong cách sài tiền thuế của dân như hiện nay…, thì không những người dân không còn tài sản ( USD, vàng) dự trử, mà ngân khố củng chỉ còn tồn những con số khổng lồ “ dư nợ người dân phải trả “ trong tương lai., đặt biệt người dân và doanh nghiệp VN trong giai đoạn này sẽ phải đối mặt nhiều hơn với các danh mục phải chi mới phát sinh từ những “chỉ tiêu” nhằm tăng thu cho ngân sách.
….. Và đôi khi vì quá cần tiền, VN ta có thể phải nhượng bộ, hoặc ưu đãi cho TQ một số vấn đề nào đó, mà VN ta không thể tiên liệu trước được hết những nguy cơ tiềm ẩn, có thể mang lại những thiệt hại và hậu quả vô cùng lớn về lâu dài cho dân tộc. Vậy VN hãy nên tỉnh táo trước những bài học từ quan hệ của TQ với các nước “đồng minh” để có những bước đi thích hợp.
( Lưu ý với VN ta là , khi TQ liên kết đầu tư với các nước đồng minh nào, nước đồng minh đó củng sẽ “gặt hái “ những thành công “ vượt bậc “ tương tự như Bắc Triều Tiên, Myanmar, hoặc như các nước Châu Phi gần đây.)
Có đi theo TQ hay không, nền KT vô cùng yếu ớt của VN vẩn phải chuẩn bị đón nhận những cơn “sóng thần” xâm lược về KT vô cùng khốc liệt kể từ năm 2015-2018.
VN sẽ không bao giờ được như TQ ( cho dù là cách nhau 15 năm ) vì bối cảnh và con đường VN đang đi hoàn toàn không thể giống như TQ (cho dù có muốn ), và vì VN cũng không còn cơ hội phát triển như TQ trước đây, và cho đến nay, VN cũng không thể có đủ nội lực để có thể độc lập tự chủ về KT như TQ được; Ngay cả có cổ phần hóa hoặc bán hết DN NN, nhưng nếu không có những cải cách mang tính quyết định, thì nền KT VN trong tương lai chỉ còn là sân chơi dành riêng cho các DN nước ngoài.
Ý kiến riêng :
Nếu các bạn nào muốn khởi nghiệp trong giai đoạn này, hãy tìm hiểu thật kỷ về tiềm lực và sức cạnh tranh của ngành nghề mà mình quan tâm từ các DN nước ngoài, đặc biệt là từ các DN TQ ( Vì DN VN sẽ phải cạnh tranh với họ ở mọi lỉnh vực, mọi phân khúc ) , thông qua các cuộc triển lãm thường niên của họ, thông qua các khảo sát, thông qua mọi tài liệu, thông tin, đặt biệt là tất cả các hiệp định đã và sẽ được ký kết giữa 2 bên.
Và như TS Alan phan đã nói : “Cho nên, dù chúng ta đang ngồi trên một “hàng không mẫu hạm” lênh đênh không bờ bến, chúng ta vẫn có thể tự xây cho mình và bạn bè gia đình những con thuyền nhỏ, tự lo bơi về một bến bờ mong ước của mình. “, tôi và các bạn, trong muôn trùng khó khăn, hy vọng chúng ta vẫn có thể tự xây cho mình và bạn bè gia đình những con thuyền nhỏ, tự lo tránh bảo táp phong ba, để bơi cho được về một bến bờ mong ước của mình.
Chúc may mắn cho mọi người, và cãm ơn TS ALAN PHAN.
http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/hng-vit-ang-ht-sng.html
http://danluat.thuvienphapluat.vn/mot-bai-viet-dang-suy-ngam-98197.aspx