Hạng C
24/9/17
638
1.018
93
31
[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?
Chào các bác, dạo này em để ý thấy các shop bán nón fullface ngày càng nhiều và khách hàng nào cũng đòi hỏi mua nón phải có chuẩn DOT mới được. Vậy còn các chuẩn khác thì sao, có giống như DOT không? Em xin mạn phép cắt nghĩa các tiêu chuẩn thường gặp cho các bác xem như DOT - Snell - ECE.[pagebreak][/pagebreak]

[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?

Nón có thể đạt nhiều chuẩn khác nhau tùy vào ý muốn của nhà sản xuất
1. Các chuẩn DOT - Snell và ECE là gì, khác nhau ra sao?
Tại Mỹ thì chuẩn DOT (Department of Transportation) tạm dịch là Bộ Giao thông vận tải và Snell là phổ biến nhất. DOT là chuẩn bắt buộc liên bang trong khi Snell là “option” và được cấp bởi tổ chức phi lợi nhuận có tên là Snell Memorial Foundation.

ECE (Economic Commission for Europe) là phiên bản Châu Âu của DOT mặc dù các bài kiểm tra khắc nghiệt hơn DOT. ECE phổ biển tại hơn 50 quốc gia và các tổ chức đua xe lớn khắp thể giới.

Các chuẩn khác ít gặp hơn là SHARP tại Anh và CRASH tại Úc.

2. Chuẩn DOT bao gồm những điều kiện nào?
Tiêu chuẩn này được quản lý bởi Cục an toàn giao thông quốc gia (NHTSA), để được chứng nhận thì nón bảo hiểm mô tô phải đạt được vài yêu cầu tối thiểu và vượt qua các bài kiểm tra va đập.

[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?

Tại Việt Nam em thấy người ta thần thánh hóa chuẩn DOT và cho rằng nó là chuẩn tốt nhất

Các bài kiểm tra va đập được tiến hành với nón bảo hiểm được cố định phía ngoài 1 thiết bị đo chấn động (thường là đo tốc độ và lực G) sau đó thả rơi nón từ 1 độ cao cố định trên các bề mặt khác nhau. Dựa vào thông số lực tác động vào phần đầu, nón sẽ được đánh đậu hoặc rớt. Bài kiểm tra này được tiến hành 2 lần để đảm bảo nón có thể chịu được nhiều va chạm trong 1 vụ tai nạn.

[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?


Các bài kiểm tra khác cũng được tiến hành như kiểm tra lực xuyên qua nón vào phần đầu, hệ thống khóa gài cũng được kiểm tra để đảm bảo nón không trượt khỏi đầu trong va chạm.

Chi tiết các bài test chuẩn DOT:
  • Nón được thả xuống bề mặt cong tại độ cao 1.83m
  • Nón được thả xuống bề mặt phẳng tại độ cao 1.83m
  • 1 thiết bị truyền lực được thả trực tiếp xuống nón
  • Tạ được áp dụng trong bài kiểm tra hấp thụ lực lên đến 136kg trong 120 giây
[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?

Hiện tại các hãng đều có hệ thống kiểm định riêng
DOT vẫn bị chỉ trích vì cách gắn nhãn của các hãng đôi khi không thật uy tín. DOT chỉ được thử nghiệm trên các mẫu đã sản xuất nên có xác suất xảy ra lỗi ở 1 vài nón. Bạn có thể cầm 1 chiếc nón đi test và nếu không may nó không đạt chất lượng thì số nón còn lại cũng đã đến tay người dùng rồi. Tuy nhiên tiền phạt cho các nhà sản xuất là 5000 USD/ nón nếu nó không đạt chất lượng nên các nhà sản xuất thường tự kiểm nghiệm chất lượng theo chuẩn DOT khá nghiêm ngặt.

3. Chuẩn SNELL thì sao?
Chuẩn SNELL như em đã nói ở trên là nó được áp dụng cho các “nón đua”. Vì thế nó sẽ khắt khe hơn nón DOT.

[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?


Nói 1 chút về SNELL: tổ chức SNELL Memorial Foundation được Daniel Junior Thomas thành lập năm 1957 sau cái chết của bạn ông - Tay đua William Pete Snell trong 1 cú lật xe vì thời đó người ta còn đội nón bảo hiểm da, nhằm đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nón bảo hiểm trong thi đấu tốc độ. Mỗi 5 năm thì SNELL sẽ có 1 tiêu chuẩn mới, hiện tại đang là M2015, trước đó là M2010.

[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?

Snell thời kỳ đầu và cách họ kiểm tra nón bảo hiểm
Tại Mỹ thì SNELL được biết như tiêu chuẩn hàng đầu của “helmet biz”. Và nó khác hẳn DOT:
  • Nguồn gốc: DOT là chuẩn của nhà nước còn SNELL là chuẩn của 1 tổ chức phi lợi nhuận.
  • DOT là chuẩn bắt buộc còn SNELL được cấp khi các hãng “xung phong” đem mẫu đi test.
  • DOT được cấp sau khi 1 dòng nón đã được sản xuất còn SNELL được áp dụng trên những mẫu nón “prototype” trước khi sản xuất hàng loạt. Do đó nếu không đạt yêu cầu thì hãng phải thay đổi trong khâu sản xuất. Tuy nhọc công nhưng nón sau khi bán ra sẽ đảm bảo giá trị hơn.
[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?


Tiếp theo là cách các bài kiểm tra được thực hiện:
  • SNELL dùng 5 bề mặt khác nhau thay vì chỉ 2 như DOT
  • Nón được kiểm tra tại nhiều nhiệt độ khắc nghiệt khác nhau
  • Nón được thả từ nhiều độ cao khác nhau, tất cả đều cao hơn của DOT
  • SNELL kiểm tra cả phần cằm và toàn bộ phần “mái vòm” của vỏ nón
  • Người ta đốt nón để kiểm tra khả năng kháng lửa của nó
  • Phần kính cũng được thử nghiệm bằng cách bắn vào nó 3 phát đạn chì
[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?


4. Thế còn ECE là gì?
Mặc dù không nhận được nhiều sự chú ý tại Mỹ nhưng ECE lại là tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới. Được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và các tổ chức đua xe lớn. ECE còn là tiêu chuẩn khắt khe và được cập nhật nhiều nhất. Nói cách khác, nó là 1 sự kết hợp của cả DOT - SNELL và còn được thêm vào vài bước kiểm tra khác.

1 bài kiểm nghiệm của ECE bao gồm:
  • Hấp thụ lực tác động bằng cách thả nón rơi xuống mặt phẳng
  • Kiểm tra dây khóa có dễ tuột không
  • Kiểm tra độ chịu lực của dây khóa với 1 lực hơn 304kg
  • Kiểm tra khả năng chịu mài mòn
  • Phần vỏ nón được kiểm tra độ biến dạng dưới sức nặng gần 70kg
  • Phần kính được kiểm tra như 1 phần không thể thiếu của nón
[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?


Trong khi DOT còn bị chỉ trích, SNELL chỉ là 1 lựa chọn không bắt buộc thì nhiều mẫu nón không đạt chất lượng có thể lọt ra thị trường. ECE bắt buộc 1 dòng nón phải được kiểm định trước khi chính thức được bày bán. Để được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ECE, nhà sản xuất phải đem 50 mẫu nón để kiểm tra từng cái tại 1 phòng thí nghiệm của đơn vị thứ 3 dưới sự chứng kiến của nhà sản xuất và phía ECE.

5. Các bài kiểm tra đáng giá thế nào trong thực tế?
Các tiêu chuẩn kiểm định dĩ nhiên là rất giá trị. Tuy nhiên chúng được thực hiện trong phòng lab với điều kiện sẵn có, chính xác và không có yếu tố bất ngờ trong khi thực tế thì ngược lại: hỗn loạn và không thể dự đoán trước. Vì vậy vẫn có khả năng các nón dù thể hiện rất tốt trong các bài kiểm định lại không “sống sót” được sau tai nạn. Nên dù gì thì chuẩn càng khó đạt được càng đem cho người ta sự yên tâm cao hơn.

[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?


6. Vậy nên chọn tiêu chuẩn kiểm định nào?

À đây là câu hỏi đầy tranh luận vì nó còn liên quan đến nhiều yếu tố khác nữa.

Nếu bạn sống tại Mỹ thì cứ chọn 1 nón bảo hiểm có chuẩn ÍT NHẤT là DOT vì thứ nhất là nó hợp pháp: 1 nón bảo hiểm lưu hành tại Mỹ phải có tem DOT, thứ 2 là bạn vẫn có thể yên tâm với các tiêu chuẩn phù hợp giao thông tại đây.

[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?


Các chuẩn khác thì hơi phức tạp hơn chút như SNELL với các tiêu chuẩn nhằm mang đến 1 mẫu nón an toàn hơn. Sự phức tạp đến từ 2 hệ thống kiểm tra khác nhau (nhà nước và tư nhân) nên người ta còn đang tranh cãi liệu SNELL có tốt hơn DOT hay không.

ECE thì luôn có những tiêu chuẩn được cập nhật liên tục (thay vì 5 năm/lần như SNELL), được sử dụng tại nhiều quốc gia nhất, khắt khe hơn DOT và còn có những khía cạnh bổ sung khác nhau của nón (như kiểm tra mài mòn).

[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?


Cũng vì các chuẩn ở trên được thực hiện bởi các tổ chức, cơ quan khác nhau theo nhiều cách khác nhau nên chắc chắn sẽ luôn có tranh cãi rằng cái nào tốt nhất. Em không thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc này mà chỉ có thể giải thích từng chuẩn nó như thế nào để các bác có thêm thông tin lựa chọn mà thôi.

[Mũ bảo hiểm] Chuẩn DOT - Snell và ECE khác nhau thế nào?


Nhớ rằng dù chọn mua nón nào thì có đội nón vẫn tốt hơn là không vì rủi ro khi di chuyển luôn có thể xảy ra. Và cái nón đó phải đạt chuẩn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
18/9/15
2.405
2.774
113
Chuẩn của Mỹ là số 1 khỏi phải bàn vì đánh giá dựa trên cho cả người chuyên ( pro ) và người không chuyên ( amateur ). Dung hòa giữa 2 yếu tố đó không hề đơn giản. Vì ở dân amateur họ luôn có suy nghĩ là chạy kiểu nào cũng ok !!! vì đã có cái Mũ + bộ đồ. Thử nghiệm ở các dòng fullface dạng xịn cho thấy rằng. 1 cái mũ có từ vài lớp đến hàng chục lớp cấu thành cái mũ.

Khác xa với ý nghĩ thông thường của các anh china tỉnh lẻ là ....làm 1 cái KHUÔN !!! Và ĐÚC Y CHANG CÁI ..XỊN là được. Khi va chạm xảy ra , nguồn lực và điểm chịu tác động không phân tán được cái lực va chạm , mà nó để cho cái lực va chạm đó ..xuyên thẳng qua lớp mũ đi trực tiếp vào đầu người sử dụng , mặc dù cái vỏ nhựa có dầy đến cỡ nào đi nữa. Nên coi thí nghiệm nầy để thấy cách tương tự của mũ bh tụi lính Swat đang xài và cách nó chống 1 viên đạn xuyên qua là do lớp vật liệu phân tán và triệt tiêu nguồn lực + động năng của đầu đạn. Chớ khg phải làm cái mũ có lớp thép ..thật dầy. Đa số mũ BH ở thị trường Vn nếu mua rẻ thật rẻ thì chắc cú là hàng tầu. Đi xe thông thường ít ra phải andes đổ lên, hi vọng nó ok. Còn 1 cái ARai hay Shoei , cứ tầm vài trăm obama mới may ra. Ham rẻ là thua.
 
Hạng D
3/3/16
1.441
2.576
113
39
Làm cái nón bảo hiểm đúng thật kì công, mà e chỉ toàn mua cái tầm 200K đổ lại thôi, ko biết nón này tốt nhuư nào ha
Nón này là tốt cho ví rồi, không bị cafe cafao cho mấy anh :D. Còn có chuyện thì trời kiêu ai nấy dạ.

Mâ cũng khổ, muốn tìm mua nón 3/4 chất lượng ko biết nơi mô
 
Hạng C
27/7/14
533
983
93
Giá mà vừa vừa túi $ 4 - 6tr thì ngó AGV , HJC cũng OK lắm rồi , chứ Arai , Shoei nhìn giá mệt mỏi quá ! Đó là nón đi đường trường , còn mà vòng vòng nội thành đi làm , cafe cuối tuần thì thôi làm quả Andes 300k là ổn dồi , bảo vệ tuyệt đối cho ... Túi tiền :p
 
Hạng C
15/2/08
556
306
83
didongthienminh.com
Thử nghiệm ở các dòng fullface dạng xịn cho thấy rằng. 1 cái mũ có từ vài lớp đến hàng chục lớp cấu thành cái mũ.
Khi va chạm xảy ra , nguồn lực và điểm chịu tác động không phân tán được cái lực va chạm , mà nó để cho cái lực va chạm đó ..xuyên thẳng qua lớp mũ đi trực tiếp vào đầu người sử dụng , mặc dù cái vỏ nhựa có dầy đến cỡ nào đi nữa. Nên coi thí nghiệm nầy để thấy cách tương tự của mũ bh tụi lính Swat đang xài và cách nó chống 1 viên đạn xuyên qua là do lớp vật liệu phân tán và triệt tiêu nguồn lực + động năng của đầu đạn. Chớ khg phải làm cái mũ có lớp thép ..thật dầy.
Nó nè mấy bác, xem Video đúng ý bác lun đó
 
Hạng D
9/1/15
2.541
3.831
113
40
Chuẩn đâu không biết chứ VN thì : Màu mè, kỳ cục, khác người là chuẩn như cơm mẹ nấu.
 
  • Like
Reactions: De Red