Tập Lái
11/7/12
5
0
0
tomiluc.com
Các loại xe bán tải (pick-up) tại thị trường Việt Nam như Ford Ranger, Misubishi Triton, Toyota Hilux… hiện đang được áp dụng các mức phí trước bạ khác nhau ở nhiều địa phương. Thậm chí, trong cùng một tỉnh/thành phố, mức thu lệ phí trước bạ đối với loại xe này cũng không giống nhau.</h2> Mức thu bao nhiêu là đúng?
Hiện tại, dòng xe pick-up chở hàng (tên nêu trong các văn bản hướng dẫn về lệ phí trước bạ của Tổng cục thuế) hay xe ô tô tải (pick up cabin kép) (tên ghi trên Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu của Cục đăng kiểm Việt Nam) như các mẫu xe kể trên vẫn đang được áp dụng các mức thu lệ phí trước bạ không thống nhất giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đơn cử, tại Hà Nội, mức thu lệ phí trước bạ áp cho các mẫu xe này là 2%; trong khi đó, TPHCM và nhiều tỉnh khác áp dụng mức thu từ 10% - 20%.

Theo thông tin từ các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), cụ thể mức thu lệ phí trước bạ đối với xe pick-up tại một số tỉnh, thành có sự khác biệt như sau:

Tỉnh/thành phố​
Quận/
huyện​
Mẫu xe​
Mức thu​
Ngày nộp​
Hà Nội​
Tất cả​
Toyota Hilux, Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max​
2%​
TPHCM​
Quận 3​
Mitsubishi Triton​
15%​
01/06/2012​
TPHCM​
Quận 1​
Ford Ranger​
15%​
17/05/2012​
TPHCM​
Tân Bình​
Toyota Hilux​
15%​
16/05/2012​
Đồng Nai​
Biên Hòa​
Isuzu D-Max​
2%​
22/06/2012​
Đồng Nai​
Nhơn Trạch​
Mitsubishi Triton​
10%​
28/05/2012​
Bình Dương​
Dĩ An​
Isuzu D-Max​
10%​
01/03/2012​
Long An​
Đức Hòa​
Isuzu D-Max​
10%​
28/05/2012​
Đồng Tháp​
An Hòa​
Isuzu D-Max​
10%​
28/06/2012​
Kiên Giang​
Rạch Giá​
Isuzu D-Max​
10%​
02/07/2012​
Sơn La​
Phù Yên​
Toyota Hilux​
12%​
28/05/2012​
Đà Nẵng​
Hòa Vang​
Ford Ranger​
15%​
23/04/2012​
Tại ai? Do đâu?
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao nơi thì áp dụng mức thu lệ phí trước bạ theo diện xe tải (2%), nơi lại “ưu tiên” thu theo mức dành cho xe chở người (mức phí 10 - 20%) đối với các mẫu xe trên? Để đi tìm căn nguyên này, cần xem lại các bản pháp quy liên quan đến dòng xe này.
Vào ngày 5/3/2012, Tổng cục thuế đã ban hành Công văn 2824/BTC-TCT giải đáp chính sách về lệ phí trước bạ đối với xe pick-up quy định tại Thông tư 124/2011/TT-BTC ngày 31/08/2011 của Bộ Tài chính (“Công văn 2824”), trong đó đề cập rõ: “…các loại xe ô tô quy định tại Khoản 5, Điều 6, Chương II, Thông tư số 124/2011/TT-BTC thuộc diện chịu lệ phí trước bạ từ 10% đến 20% gồm: Ôtô chở người, ôtô pick-up chở người và ôtô Van chở người có số chỗ bao gồm cả lái xe từ 4 chỗ ngồi đến dưới 10 chỗ ngồi”.
Như vậy, nếu các mẫu xe trên được chứng minh là xe pick-up chở hàng (không thuộc diện áp mức lệ phí trước bạ 10% - 20%) theo công văn 2824/BTC-TCT nêu trên thì sẽ được áp dụng mức thu lệ phí trước bạ 2% giống như xe ôtô tải.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chi cục thuế trực thuộc cục thuế các tỉnh/thành phố vẫn từ chối áp dụng mức 2%. Chính vì sự thiếu thống nhất giữa cục thuế của các tỉnh/thành phố, Tổng cục thuế Việt Nam đã phải ra văn bản 1830/TCT-CS trả lời vướng mắc của Cục thuế Thừa Thiên Huế, theo công văn 2328/CT-THNVDT, và cũng thắc mắc chung của các cục thuế khác về việc áp dụng mức thu lệ phí trước bạ với các dòng xe kể trên. Dù vậy, công văn trả lời của Tổng cục Thuế vẫn chỉ dẫn lại các công văn quy định mà Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ quy định thế nào là pick-up chở người (công văn 2431/QĐ-BKHCN), cùng mức thu theo quy định của Bộ Tài chính cho dòng xe này (2824/BTC-TCT) mà đưa ra "phán quyết" cuối cùng cho các mẫu xe kể trên.
Xe chở người hay chở hàng?
Không thỏa mãn với văn bản hướng dẫn của Tổng cục thuế, các thành viên VAMA, cụ thể là các thương hiệu có liên quan đến các sản phẩm loại này, như Toyota, Mitsubishi…, đã cùng chủ tịch luân phiên của VAMA (giám đốc Ford Việt Nam) có những văn bản đề xuất với Bộ Tài chính về việc thống nhất áp dụng mức thu lệ phí trước bạ 2%, bởi theo những quy định pháp quy, các mẫu xe kể trên thuộc loại pick-up chở hàng chứ không phải ô tô chở người (áp dụng mức thu phí trước bạ từ 10-20% tùy từng tỉnh/thành phố).
Các thành viên VAMA cho rằng, tại “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp cho các mẫu xe này, mục “Loại phương tiện (Vehicle’s type)” ghi là “Ôtô tải (Pick-up cabin kép)”. Dòng xe này phù hợp với 5 tiêu chí về xe pick up chở hàng/ôtô tải được quy định tại Mục 3.2.7. & 3.2.8 của Sửa đổi lần 2 năm 2010 của TCVN 7271:2003 về việc phân loại các phương tiện giao thông mà Cục Đăng kiểm lấy làm căn cứ phân loại kiểu loại xe.
Những tiêu chí này bao gồm; phải có khoang chở hàng (hở hoặc kín) được bố trí (kể cả liền thân hay không liền thân) cửa để xếp/dỡ đồ, cabin có bố trí các hàng ghế, diện tích hữu ích của sàn chở hàng lớn hơn 1m2. Ngoài ra, tổng khối lượng hàng hóa cho phép chở phải lớn hơn 80% tổng khối lượng số người cho phép chở (trọng lượng của từng người quy đổi bằng 65kg). Và như vậy, với số chỗ người là 5 và khối lượng được phép chở theo Giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, các mẫu xe Ford Ranger (có khối lượng chở hàng theo thiết kế là 692kg), Isuzu D-Max (665kg), Mitsubishi Triton (740kg)… đều đáp ứng những yêu cầu kể trên.
Sau những khó khăn từ kế hoạch thu phí sở hữu phương tiện cá nhân khiến toàn bộ thị trường cũng như ngành công nghiệp ôtô Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, các thành viên VAMA lại tiếp tục phải vật lộn để giải quyết vấn đề thống nhất mức thu phí trước bạ đối với dòng xe bán tải. Xem ra, năm 2012 này quả là một năm đáng nhớ đối với VAMA sau nhiều năm "ăn cơm nằm"...