Tập Lái
4/8/20
19
0
1
31
Nấm miệng thường ít gặp ở người lớn hơn so với trẻ em, nhưng là hệ quả của những bệnh lí phức tạp gây giảm sức đề kháng. Vì vậy, việc điều trị thường tốn nhiều thời gian, công sức

1. Nguyên nhân gây nấm miệng ở người lớn

nam_mieng_o_nguoi_lon3.jpg
Thủ phạm chính gây ra nấm miệng là Candida albicans – loài nấm ký sinh quen mặt trong cơ thể người. Thời điểm để candida bùng phát và gây bệnh trên người là khi sức đề kháng suy giảm. Các lợi khuẩn trở nên yếu thế, hệ miễn dịch cũng không còn đủ mạnh để ngăn ngừa sự phát triển của nấm.
Nếu không kịp thời điều trị, nấm miệng có thể lan tới toàn thân, thậm chí đe dọa tính mạng của con người. Ước tính mỗi năm tại Mỹ lại có khoảng 2800 đến 11200 người tử vong bởi nấm Candida.

2. Đối tượng có nguy cơ cao bị nấm miệng
2.1. Bệnh nhân hen phế quản - sử dụng corticoid kéo dài

Corticoid được dùng để cải thiện triệu chứng hen, nhưng về lâu dài gây suy giảm miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, các vi sinh vật có hại nhân cơ hội này để phát triển và gây bệnh.
2.2. Bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư thường phải dùng hóa trị, xạ trị để diệt khối u, nhưng cũng làm hại các tế bào lành trong cơ thể, ảnh hưởng đến miễn dịch toàn thân.
2.3. Người sử dụng kháng sinh dài ngày
Dùng kháng sinh dài ngày trong các bệnh mạn tính sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn trong khoang miệng và đường tiêu hóa. Do đó vi khuẩn có hại sẽ tranh thủ cơ hội này để phát triển mạnh hơn.
2.4. Bệnh nhân tiểu đường
Đường là nguồn thức ăn ưa thích cho nấm Candida và nhiều vi khuẩn khác. Người bị đường máu cao có nguy cơ mắc nấm miệng cao gấp 3 lần người khỏe mạnh.
nam_mieng_o_nguoi_lon7.jpg

Bệnh nhân đái tháo đường dễ mắc nấm miệng nếu không kiểm soát tốt đường huyết​
2.5. Bệnh nhân HIV
HIV là tác nhân gây suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh cơ hội phát triển, ví dụ như nấm miệng Candida.
2.6. Các tình trạng về răng miệng
Người đeo răng giả khó vệ sinh khoang miệng nên thường dễ bị nhiễm nấm hơn người bình thường.
Ngoài ra, nước bọt có chứa chất diệt khuẩn, đóng vai trò bảo vệ khoang miệng. Người bị khô miệng kéo dài do bẩm sinh hoặc dùng thuốc một số loại thuốc kéo dài cũng dễ bị nhiễm nấm Candida.
2.7. Người hút thuốc
Hút thuốc gây khô miệng, hôi miệng, giảm lưu thông máu và suy giảm miễn dịch. Vì vậy, hút thuốc thường xuyên dễ gây nên tình trạng nấm miệng.
nam_mieng_o_nguoi_lon8.jpg

Người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị mắc nấm miệng​

3. Cách điều trị nấm miệng ở người lớn
3.1. Loại bỏ nguy cơ gây bệnh

  • Với người dùng corticoid đường hít chữa hen phế quản: cần súc miệng ngay sau khi dùng thuốc để rửa sạch thuốc dính tại khoang miệng.
  • Với người tiểu đường: cần kiểm soát tốt đường huyết
  • Với các vấn đề về răng miệng: uống nước đều đặn, vệ sinh răng miệng cẩn thận, kĩ càng
3.2. Dung dung dịch sát khuẩn phù hợp
Khi nấm miệng ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn là cách đơn giản nhất để loại bỏ nấm miệng ở người lớn. Do đặc thù niêm mạc mỏng manh ở khoang miệng, dung dịch sát khuẩn phải đảm bảo các tiêu chí
  • Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt hoàn toàn nấm candida gây bệnh.
  • Hiệu quả sát khuẩn nhanh, giúp nấm miệng nhanh khỏi.
  • Không gây khô, xót, kích ứng khoang miệng trong mỗi lần dùng.
  • An toàn, không gây tác dụng phụ đến sức khỏe.
  • Được kiểm chứng chất lượng và cấp phép lưu hành.
Nguồn tham khảo: dizigone.vn