Tập Lái
21/2/12
0
0
0
Nghe bé này hát làm em thấy thích dòng nhạc này quá.
Nhưng vốn con nhà nông, nhạc không biết một nốt thì em nên bắt đầu tìm hiểu từ đâu? Cà phê xuyên việt toàn cao thủ, các bác đi ngang cho mấy lời để em ngộ ra.
youtube.com/watch?v=7vPx6C08kyc&feature=player_embedded
Các bác thêm "www." để xem, em tập lái chua bốt được clíp.
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
nhạc kịch VN thì có Cải lương (Nam kỳ) Chèo (Bắc) Tuồng, Hát Bộ (hoặc Bội, miền Trung)
Tây thì là Opéra cũng dạng như Cải lương, nhiều Chương, nhiều Hồi, có tác phẩm nếu diễn hết cùng lúc có thể dài tới 3-4 giờ, nhiều nhân vật nhiều bối cảnh khác nhau
dàn nhạc đệm cho Opéra thường là Giao hưởng Cổ điển, tùy cảnh mà có thêm Hợp Xướng
người VN muốn nghe Opéra Tây, ngoài lưu loát ngôn ngữ mà diễn viên trình bày, còn phải hiểu biết sâu sắc về tác phẩm đó nữa thì mới biết diễn viên nào diễn tốt nhất tác phẩm đó
cũng như người VN đối với Cải lương : người Tây hổng phải thèng Tây con Đầm nào cũng khoái (và hiểu) Opéra của ông cố nội nhà nó đâu chủ thớt hehehe

cũng như Cải lương VN, Opéra Tây là cả một kho tàng đồ sộ của các nước Âu Châu bằng đủ các ngôn ngữ, sau này vẫn tỉếp tục ra đời các tác phẩm Opéra "hiện đại" ăn bận rất mốt, có cả xe hơi nhà lầu, dàn nhạc Giao hưởng cũng tấu chen lẫn các đoạn nhạc Modern "xập xình" (nhạc nhẹ) cũng y như Cải lương VN các vở tuồng "xã hội" com-lê cà-vạt đầm vest ca Vọng cổ vậy

trích đoạn chủ thớt đưa lên là Anh ngữ, mình cũng nghe được chút nhưng hổng rành tuồng tích tác phẩm đó lắm hehehe
cụ Giám khảo Thành Lộc còn chọc ghẹo "tưởng em là Diên viên kịch Broardway" (3 : 16) (Nhà hát kịch nghệ Broardway Theatre, New York, vang danh toàn cầu)
21.gif

còn cụ Giám khảo đầu trọc : "nàng Công chúa Cinderella" (4 : 04) (Cô Bé Lọ Lem của Tây)

Opéra có kiểu hát riêng đặc thù, rất nhiều tác phẩm bản gốc tiếng Ý, nhiều ca khúc riêng rẽ dạng Opéra (giống như 1 bản Vọng cổ Cải lương riêng lẻ đủ 6 câu) hoặc trích đoạn từ tác phẩm Opéra nào đó (thường là các tác phẩm "bất tử " "kinh điển" vang danh toàn cầu) do các Nghệ sĩ Opéra cự phách trình bày

* chỗ này nói nhỏ :
các tác phẩm Opéra "kinh điển" "bất tử " hổng phải vở nào cũng hấp dẫn đâu
nhiều vở nhiều đoạn nghe ... chán thấy mịa (khán giả Tây cũng cảm nhận vậy)
21.gif
24.gif


giới thiệu với chủ thớt một nam danh ca dòng nhạc Opéra, giọng Nam cao (Tenor) Italy số 1 thế giới (từ trần 2007) cho tới nay chưa ai thế chỗ được :
Luciano Pavarotti (12 October 1935 – 6 September 2007)
ca khúc này cụ Phạm Duy có dịch lời Việt pre75 : Trở Về Mái Nhà Xưa

(hát tiếng Ý) mở volume 3/4
[link]http://www.youtube.com/watch?v=dzg8DTzh4yk[/link]

túm lại :
cái nào chủ thớt thấy hay là cứ tự tin như vậy
vì cũng có có tỉ người khác cũng cảm nhận giống hệt chủ thớt
và cũng cả tỉ người hổng thích chê bai liệng đá ì xèo hehehe

nghệ thuật sáng tạo mà
đâu phải cứ 2 + 2 là phải = 4 như Khoa học chính xác đâu chủ thớt
21.gif
 
Hạng F
12/9/10
6.652
41.079
113
48
Bà Tó
em phụ 1 tay nè
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=7vPx6C08kyc&feature=player_embedded[/tube]

Nhạc kịch là món khó nuốt . Thầy Bánh_Tét nhà em nói ở trên rồi , em thêm chút .
1/ Nên hiểu tác phẩm văn học trước .
2/Cần khái niệm về dàn nhạc giao hưởng ( tính nhạc của các nhạc cụ )
3/ Các kiểu hát Opera : hát nói nhanh , hát nói hợp tấu.....
Bác nên bắt đầu với "tôi iu Chopin" như của bác Bánh Tét :D
 
Hạng D
5/1/08
1.570
25.753
113
Saigon
Opera, tức ca kịch/nhạc kịch, là loại hình nghệ thuật tổng hợp giữa âm nhạc, thanh nhạc và sân khấu.
Ở mỗi nước đều có hình thức nhạc kịch tương tự, Tàu là Kinh Kịch, Việt Nam như bác BANH_TET đã nói, tuy nhiên trong opera của Tây Phương khả năng thanh nhạc, hay nôm na là khả năng xử lý chất giọng thiên bẩm của ca sĩ theo yêu cầu của tác phẩm nhạc kịch là khá cầu kỳ,nếu không nói là khá ngặt nghèo !

Trong opera có đối thoại, độc thoại bằng hình thức "hát như đang nói"- recitativo (không hẳn giống thể loại acapela trong âm nhạc hiện đại);
có đơn ca, gọi là aria hay arioso,có tam ca, tứ ca... nói lên suy nghĩ của các nhân vật;

có hợp xướng phản ánh tinh thần, thái độ hoặc tình cảm của quần chúng đối với tình huống kịch; ngoài ra còn có vũ đạo, phản ánh cuộc sống, phong tục tập quán của thời đại xảy ra câu chuyện.

Để hiểu tác phẩm opera bước đầu tiên người nghe cần am hiểu nội dung các điển tích, các tác phẩm văn học, các câu chuyện mà tác phẩm thể hiện, sau đó mới cảm thụ các xử lý của dàn nhạc, vũ công, ca sĩ, v.v

http://www.dactrung.com/B...Tim_Hieu_Ve_OPERA.aspx

Hihi ... em chỉ biết đến thía, bác đọc thêm link trên !

@BANH_TET : Hầu như các giọng ca tenor tài danh dường như đều là đặc sản của Ý Đại Lợi, cả 4 danh ca tenor đều Ý (hổng dzám ẹ!), tenor số 1 Pavarotti vìa với địa đạo, còn lại là José Carreras, Placído Domingo và Andrea Bocelli.
Hix ... em có được 1 CD của giọng ca sĩ ..mù Andrea Bocelli :

andrea2.jpg


http://my.opera.com/bvqua.4/blog/show.dml/18656252
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
11/5/11
3.420
5.584
113
Sài Gòn
VN Pre 75 có giọng cô Thái Thanh (mà bác Bánh thích đó) là quá tuyệt.
 
Hạng D
12/9/11
1.117
25.780
113
Pinga nói:
VN Pre 75 có giọng cô Thái Thanh (mà bác Bánh thích đó) là quá tuyệt.
Chính xác luôn, bây giờ vẫn thích như xưa mới ...chết một nữa người chứ.
24.gif
 
Hạng D
5/1/08
1.570
25.753
113
Saigon
Last edited by a moderator:
Hạng F
12/9/10
6.652
41.079
113
48
Bà Tó
gakho nói:
Pinga nói:
VN Pre 75 có giọng cô Thái Thanh (mà bác Bánh thích đó) là quá tuyệt.
Chính xác luôn, bây giờ vẫn thích như xưa mới ...chết một nữa người chứ.
24.gif
Thiệt hông anh ? nghe đồn nhiều lắm à nghen :D
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
haha bạn Conon cũng hay 888 bên "Đặc Trưng" à
21.gif


Ms Thái Thanh là giọng Nữ cao (Sopprano, thuật ngữ Ý)
Khánh Ly : Alto (nữ trung)
cái này là mình tạm tính theo Thanh nhạc Cổ điển chứ không chính xác hoàn toàn
dân Thanh nhạc VN (nam/nữ ) : nhiều tác phẩm dạng Opéra Tây bắt buộc phải hát bằng tiếng Ý, các Nhạc viện VN lâu nay vẫn vậy (là theo thế giới)
còn người hát có rành tiếng Ý hay không thì chỉ họ biết - biết đâu lúc gặp tụi Ý toàn nói tiếng ... Mỹ
21.gif


ABBA, Boney M ... đều học hành bài bản đều am hiểu Cổ điển cả
dàn nhạc Paul Mauriat khi tấu Classic cũng ngon lành không khác gì các dàn nhạc Giao hưởng thế giới (Symphony Orchestra)
cải biên chút theo kiểu semi-classic
[link]http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=w5FyBKSuca[/link]

cụ nào hay hát, đờn guitare, dù là đờn a ma tơ dây sắt - thì quá rành : khi đọc 1 bản nhạc thì tất cả các thuật ngữ Nhạc lý đều là tiếng Ý theo "luật bất thành văn" của thế giới :
Moderato, Allegro, Largo, Tempo di Valse ...
dù đờn các Ca khúc VN thì các tác giả VN cũng đều ghi vậy hết -
tất nhiên hổng nói các cụ SV Sài-gòn pre75 "dậy mà đi hát cho l** pào tui nghe đêm không ngủ" thì hổng biết sao
24.gif


cho cụ Gakho :
[link]http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=BAS-HXtlm7[/link]

bản này nghe khúc đầu thôi
còn các đoạn sau ... dài wớ có khi phải 2 side dĩa 33 hoặc cả bộ nhiều dĩa 33 mới đủ
24.gif

hùi xưa học ông thầy bắt nghe (trường Nhạc có phòng Audio, tiết 7h tối) đang nghe ... cúp điện ; cả phòng tối hù con trai con gái ì xèo náo loạn như cái chợ
24.gif