Giao Thông
22/3/19
1.045
2.500
131
34
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, trong 3 năm trở lại dây ban quản lý sân bay đã 3 lần thay đổi khu vực đón khách của ga quốc nội và ga quốc tế, tuy nhiên mỗi lần thay đổi là mỗi lần gây xáo trộn tại khu vực đón khách.

sân bay Tân Sơn Nhất


Ước tính những năm gần đây sân bay Tân Sơn Nhất đều đón trên dưới 40 triệu hành khách, một con số khổng lồ với sân bay chỉ có công suất 28 triệu hành khách một năm.

Vì lượng khách quá đông vượt xa so với công suất xây dựng của sân bay nên từ trong ra ngoài của sân bay luôn trong tình trạng người chật như nêm, đặc biệt là các khu vực hành khách đón xe.

Do đó, ban quản lý sân bay liên tục thay đổi đưa ra các phương án mới về khu vực đón khách, đặc biệt là ở ga quốc nội tính riêng từ năm 2020 cho tới nay đã ban quản lý sân bay đã có 2 lần thay đổi khu vực đón khách của xe công nghệ.

sân bay Tân Sơn Nhất

Lần 1: Xếp hàng chờ thang máy ở sân bay, hành khách đội nắng ra đường đón xe​

Đầu tiên phải kể đến lần thay đổi gây phản ứng mạnh mẽ nhất từ hành khách ga quốc nội nhất. Cụ thể vào ngày 14/11/2020 sân bay Tân Sơn Nhất có phương án phân luồng mới từ cho hành khách đón xe công nghệ.

Từ ngày 14/11/2020 ở làn A chỉ dành cho phương tiện đưa khách đi máy bay, làn B, làn C dành cho các phương tiện đón khách (trừ xe taxi, xe kinh doanh vận tải), làn D chỉ dành cho xe taxi, xe kinh doanh vận tải đón khách có ký hợp đồng nhượng quyền. Các hãng công nghệ như BeCar, GrabCar phải lên tầng 3, 4 và 5 trong nhà xe TCP để đón khách.

Với việc phần làn này, hành khách muốn đón xe taxi công nghệ thì phải di chuyển lên tầng 3, 4 hoặc 5 ở nhà giữ xe thay vì có thể đón xe taxi công nghệ ngay trước sảnh như thời gian trước.

sân bay Tân Sơn Nhất

Hành khách xếp hàng chờ thang máy lên khu vực bắt xe

Tuy nhiên, ở lần thay đổi này hành khách đi xe công nghệ như GrabCar hay BeCar thì than phiền vì việc đón xe bất tiện khi phải đi thang máy với lỉnh kỉnh đồ đạc, hoặc leo lên tầng 3, 4, 5 của nhà xe mới đón được xe. Với tài xế công nghệ, việc không được dừng ở 4 làn đường phía trước nhà ga đón khách mà phải vòng lên nhà xe cũng có nhiều phiền phức.

Vụ việc này gây ra phản ứng rất lớn từ cộng đồng tài xế xe công nghệ ra vào sân bay, họ cho rằng sân bay đang làm khó dễ cả các tài xế xe công nghệ lẫn hành khách, vì khoảng thời gian đi từ sảnh ra để lên được tầng 3, 4, 5 là khá xa và không hề thuận tiện.

sân bay Tân Sơn Nhất

Mệt mỏi khi phải xếp hàng chờ đi thang máy, nhiều hành khách chấp nhận đi bộ xa hơn để đón xe công nghệ đó là ra đường Trường Sơn.

Lần 2: Xe công nghệ ngưng "leo lầu" đón khách ở nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất​

Sau gần 2 năm để các hành khách phải "leo lầu" đón xe, ban quản lý sân bay tiếp tục cho thay đổi khu vực đón xe để hành khách có thể dễ dàng hơn. Cụ thể, từ ngày 29/7/2022, ngay lối vào nhà xe, đơn vị quản lý, khai thác nhà xe TCP đã dán thông báo "xe công nghệ không được đón, trả khách từ tầng 3 đến tầng 6".

Như vậy, các xe biển số vàng hoạt động vận tải, trong đó có xe công nghệ như GrabCar, BeCar đón khách ở làn D1, D2 thay vì 'leo lầu' như trước.

sân bay Tân Sơn Nhất


Với việc bố trí làn riêng đón trả khách mới cho xe công nghệ thì khách sau khi đến sân bay chỉ việc di chuyển thẳng vào khu vực làn D1, D2 để đón xe công nghệ. Việc này theo hành khách sẽ giúp dễ kiểm soát, tránh tình trạng nhiều xe tắt ứng dụng rồi chèo kéo, nâng giá cước.

sân bay Tân Sơn Nhất

Xe công nghệ bắt đầu đón khách tại làn D1 và D2 tại tầng trệt nhà xe TCP và ngưng đón khách tại các tầng lầu từ tháng 7/2022

Lần 3: Khách từ ga Quốc Tế đội nắng tìm bãi xe công nghệ ở sân bay Tân Sơn Nhất​

Lần thay đổi mới đây nhất là khu vực đón khách công nghệ ở ga quốc tế, cụ thể từ 0h ngày 15/4, hoạt động đón, trả khách tại khu vực làn B ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất của các hãng xe công nghệ (Be và Grab) phải tạm dừng.

sân bay Tân Sơn Nhất


Cụ thể, vị trí cũ đón xe công nghệ gồm 5 vị trí Làn B - ga quốc tế đến (cột số 9 đến cột số 12). Hành khách đón xe công nghệ sẽ di chuyển sang vị trí mới gồm 11 vị trí tại bãi đậu xe ga quốc tế.

đón khách sân bay Tân Sơn Nhất

Vị trí đón xe dành cho xe công nghệ ở ga quốc tế

Tuy nhiên điều đáng nói ở lần thay đổi này là khu vực đón xe mới không có mái che cho hành khách. Khu vực hoạt động mới của xe công nghệ, hành khách phải đội nắng kéo va li ra đứng đợi xe dưới cái nắng chói chang. Nhiều người nhận xét đây là một trải nghiệm tồi khi vừa tốn thêm chi phí, bị "hành xác" khi phải di chuyển xa, đội nắng đứng chờ xe đến đón, đó còn chưa kể mùa mưa ở TP. HCM sắp đến không biết hành khách sẽ đón xe kiểu gì.

Mỗi lần đổi địa điểm đón xe ban quản lý đều lý giải rằng để giải tỏa áp lực khu vực đón xe công nghệ của hành khách. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc mỗi lần đổi địa điểm là một lần gây xáo trộn từ hành khách cho tới tài xế, những hành khách ít đi sân bay sẽ khó nắm bắt được thông tin.

>>Xem thêm:
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
20/9/19
558
1.323
93
44
lần nào cũng bát nháo, có lần chuyển xuống D1 thì ổn hơn xíu, nhưng cực cái là đi đến D1 phải qua chỗ mấy anh taxi truyền thống, mấy anh chèo kéo, chèo kéo mình nói địa chỉ gần quá mấy ảnh chê :oops:
 
Hạng F
3/10/15
9.818
12.061
113
lần nào cũng bát nháo, có lần chuyển xuống D1 thì ổn hơn xíu, nhưng cực cái là đi đến D1 phải qua chỗ mấy anh taxi truyền thống, mấy anh chèo kéo, chèo kéo mình nói địa chỉ gần quá mấy ảnh chê :oops:
Taxi sân bay là chuyên chê mấy chỗ gần, còn Grab Uber thì hay hủy chuyến sân bay. Nhọc lắm
 
Hạng C
10/2/09
833
1.075
93
Một phần cũng do vào cái sân bay nó phức tạp quá, kẹt xe đủ kiểu, nên tai xế mới chê gần
 
Hạng D
3/3/16
1.491
2.660
113
39
đơn giản là taxi truyền thống có ăn chia với sân bay, còn taxi công nghệ không có nên muốn thì chịu tắm mưa nắng thôi

xứ công bằng này nó lạ vậy đó :D
 
Hạng D
22/1/19
4.044
6.635
113
Làm gấp 2 tuyến đường sắt nhẹ trên cao (mono rail),
1 nối ra công viên Gia Định, từ đó khách sẽ tự lựa chọn các phương tiện khác để di chuyển đi các khu vực phía Đông và Bắc thành phố.
1 nối ra công viên Hoàng Văn Thụ - đường Phan Thúc Duyện, từ đó khách di chuyển tiếp đến các địa điểm ở phía Tây và Nam cũng như khu trung tâm.
Tương lai sẽ nối dài các tuyến này, 1 đi trên cao trên tim đường Nguyễn Kiệm, Quang Trung lên Gò Vấp. Tuyến kia chính là tuyến 4B-1 của quy hoạch hệ thống Metro.
Sân bay TSN nằm sát trung tâm thành phố lớn. Chi phí kết nối không thể rẻ hơn, nhưng suốt bao năm qua chúng ta không tận dụng được! Nhìn sang Tokyo, họ làm sân bay Narita cách thành phố hơn 50km, có cả xe bus và đường sắt kết nối, nhưng chi phí cho mỗi chuyến đi như vậy là không hề rẻ!
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Tuấn Cali